Quận cầu giấy có những trường đại học nào năm 2024

Đại học, trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên danh tiếng của trường đại học. Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam (đào tạo Nho học) được thành lập từ năm 1076 mang tên Quốc tử giám, tuy vậy, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ năm 1907, mang tên Viện Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay).

Mô hình đại học tại Việt Nam nổi bật với các trường đại học chuyên ngành, đa ngành độc lập. Mô hình đại học đa thành viên tập hợp nhiều trường đại học thành viên ít được phát triển hơn tại Việt Nam. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.

Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.

Trong cuộc đời học sinh, kì thi đại học được coi là một bước ngoặt vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai. Chính vì vậy mà các em học sinh thường có tâm lý lo lắng, áp lực trong quá trình chuẩn bị thi cử, đặc biệt là về vấn đề chọn ngành, chọn trường học. Hiện nay, số lượng trường Đại học ngày càng gia tăng, việc lựa chọn trường học, ngành nghề không hề dễ dàng. Dưới đây là các trường Đại học, Cao đẳng ở Trần Duy Hưng, các em học sinh có thể tham khảo.

Xem thêm: Gia sư Tiếng Anh tại Hà Nội

Quận cầu giấy có những trường đại học nào năm 2024

Đại học Lao động – Xã hội

Giới thiệu chung

Trường Đại học Lao động – Xã hội (Tên tiếng Anh: University of Labour and Social Affairs; viết tắt: ULSA) là trường đại học công lập được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ[1] chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Lao động – Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành LĐTBXH trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế – lao động – xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế.

Chất lượng đào tạo

Đại học Lao động Xã hội đào tạo các cử nhân thuộc khối ngành kinh tế, xã hội ở nước ta. Ngôi trường này đã chắp cánh cho biết bao thế hệ tri thức, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

Đội ngũ giảng viên tại đây dày dặn kinh nghiệm, trình độ cao (hơn 70% giảng viên có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ) và được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau. Các giảng viên của trường đều có tâm huyết với nghề và cam kết mang lại cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.

Ngoài ra, trường cũng thường xuyên mời các chuyên gia và các nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước đến trường để giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của trường.

Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết theo yêu cầu của thị trường việc làm thông qua các hoạt động thực hành thực tế và trải nghiệm thực tế. Nhờ sự tiếp xúc sớm với môi trường doanh nghiệp, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau tốt nghiệp đạt đến 94%, đồng thời hầu hết sinh viên đều làm đúng chuyên ngành.

Phương thức tuyển sinh

Trường sử dụng 03 phương thức tuyển sinh như sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT

Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường Đại học Lao động – Xã hội công bố và không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

– Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm trung bình 03 môn theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của từng học kỳ năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (5 học kỳ) đạt từ 18,0 điểm trở lên, bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có). Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh, điểm trung bình chung của 05 học kỳ đạt từ 18,0 trong đó môn tiếng Anh điểm tổng kết của từng kỳ đạt 7,0 trở lên.

– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

Các đối tượng ưu tiên và tuyển thẳng

  • Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
  • Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, thời gian đạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng.

Cơ sở vật chất

Đại học Lao động và Xã hội có trụ sở chính và 2 cơ sở:

  • Trụ sở chính: 43 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 1: 1018 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2: Phố Hữu Nghị, Phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Khuôn viên trường có tổng diện tích là 7.77 ha. Hiện tại nhà trường đã xây dựng được 216 phòng bao gồm hội trường, phòng học, phòng đa năng, phòng làm việc của các giáo sư… với tổng diện tích là 25.522 m2. ULSA đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và tiên tiến, thay đổi và cải tạo qua từng năm học. Xây dựng thư viện, các trung tâm nghiên cứu, phòng thực hành để phục vụ cho việc học tập của sinh viên được tốt nhất.