Quy cách đánh dấu chấm phẩy trong tỷ giá năm 2024

TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________ ____________________________

Số: 2888 /CT-HC-QT-TV-AC Bình Dương, ngày 05 tháng 4 năm 2011

V/v thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

5. Sử dụng chữ tiếng Việt không dấu, dấu phẩy (,), dấu chấm (.) khi lập hóa đơn. Theo công văn công văn số 4016/BTC-TCT ngày 28/3/2011 của Bộ Tài chính thì: “Tại điểm k khoản 1 Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính nêu trên hướng dẫn:

  1. Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.” Căn cứ hướng trên, trường hợp các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn đa quốc gia sử dụng phần mềm kế toán gắn với với phần mềm bán hàng có kết nối mạng với hệ thống quản lý của Tập đoàn trên toàn thế giới; các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng phần mềm kế toán của nước ngoài hoặc mua trong nước có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu, việc sửa chữa phần mềm khó thực hiện được thì Bộ Tài chính chấp thuận để các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên hoặc theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký. Bộ Tài chính giao Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo đến tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố được biết và hướng dẫn doanh nghiệp có văn bản đăng ký với cơ quan thuế để lựa chọn áp dụng chữ viết và chữ số ghi trên hóa đơn”.

Trong quá trình lập hóa đơn điện tử, kế toán cần chú ý các quy định về đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền thể hiện trên hóa đơn bởi đối với từng loại hóa đơn sẽ có các cách thể hiện khác nhau.

Và để hướng dẫn chi tiết về cách viết số tiền cũng như đơn vị tiền tệ trên hóa đơn, Bộ Tài chính đã có Thông tư 68 mới nhất trong năm 2019 này.

Vậy những hướng dẫn này cụ thể là gì? Hãy tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

Số tiền hiển thị trên từng loại hóa đơn điện tử

Dưới đây là tiêu thức số tiền hiển thị trên từng loại hóa đơn điện tử chính xác giúp kế toán theo dõi tính hợp pháp của hóa đơn điện tử:

Quy cách đánh dấu chấm phẩy trong tỷ giá năm 2024

Trừ trường hợp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, trên hóa đơn điện tử không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán. Còn lại, trong các trường hợp khác số tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử là tiêu thức bắt buộc.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử như sau:

– Trên hóa đơn, chữ viết được hiển thị phải là tiếng Việt. Với các trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài phải được đặt trong ngoặc đơn và nằm ở bên phải (hoặc ngay dưới) chữ tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

– Nếu chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu, doanh nghiệp cần đảm bảo các chữ đó không dẫn tới các cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

– Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Việt Nam đồng, có ký hiệu quốc gia là “đ”.Các chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Có 2 cách viết số tiền trên hóa đơn các kế toán cần nắm được, đó là:

Cách 1: Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ kế toán phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị đó.

Cách 2: Sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.

Chẳng hạn: Công ty Công nghệ Softdreams (mới thành lập và được khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) thực hiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử EasyInvoice cho Công ty B với tổng số tiền là 16 triệu đồng thì kế toán phải ghi như sau:

+ Tổng số tiền thanh toán: 16.000.000 đ.

+ Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu triệu đồng.

– Đối với trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (chẳng hạn: 17.600,24 USD – Mười bảy nghìn sáu trăm đô la Mỹ và hai mươi tư xu, chẳng hạn: 3.000 EUR – Ba nghìn euro).

– Trong trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Bài viết liên quan: Tổng hợp quy định về hóa đơn điện tử 2019

Hy vọng với bài viết này, EasyInvoice đã giúp kế toán doanh nghiệp có câu trả lời chính xác cho tiêu thức thể hiện số tiền hiển thị, đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền trên trên hóa đơn điện tử.

Khi nào dùng dấu phẩy và dấu chấm phẩy?

Dấu chấm phẩy là để ngắt câu trong câu phức. Còn trong toán học thì để phân biệt giữa các số đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ thì dùng dấu chấm. Đối với dấu phẩy chỉ sử dụng trong trường hợp đó là số thập phân.

Dấu chấm phẩy trong Excel là gì?

Dấu chấm phẩy sẽ ngăn cách thành phần trong hàm hoặc công thức. Khi sử dụng VLOOKUP kết hợp hàm CHOOSE thì các tham số trong hàm sẽ là: CHOOSE({1\2};…) Còn dấu phẩy để ngăn cách các thành phần trong công thức (hàm). Ví dụ như bạn dùng hàm VLOOKUP kết hợp hàm CHOOSE thì tham số hàm sẽ là CHOOSE({1,2},…)

Làm sao để chuyển dấu phẩy thành dấu chấm trong Excel?

Hướng dẫn nhanh cách chuyển dấu phẩy thành dấu chấm trong Excel: Truy cập vào ứng dụng Excel \> Chọn File > Chọn mục Options > Chọn Advanced > Chọn Use system separators > Chọn dấu phẩy tại mục Decimal symbol và chọn dấu chấm tại mục Thousands separator > Chọn OK để hoàn tác.

Tiền Việt Nam ngăn cách bằng dấu gì?

Như chúng ta đã biết, tiền tệ Việt Nam Đồng hiển thị dấu chấm để ngăn cách đơn vị hàng nghìn và dấu phẩy để ngăn cách hàng thập phân (ví dụ: 100.000 VND, 10.000.000 VND, 100.000,5 VND).