Ra Giêng la ngày bao nhiêu

Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào...

Tháng Giêng là tháng ăn chơi.

Câu ca dao ấy, nhiều người thuộc nằm lòng, thuộc tới mức người ta mặc định luôn rằng Tháng Giêng là dịp chẳng nên làm ăn gì, chỉ chơi và chơi và chơi, cho thoả, cho xả láng, để đắp bù lại cả một năm vất vả.

Thế nên, cũng vì cái biện hộ kỳ lạ ấy mà vẫn còn có công sở hầu như chẳng làm việc gì ngoài "gặp mặt tân niên" ở những ngày đầu tiên trở lại đi làm sau Tết âm lịch. Và lỡ có ai cật vấn, họ tặc lưỡi mà rằng "ừ thì ra Giêng ngày rộng tháng dài, có chi phải vội vàng".

Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào.

Xã hội nông nghiệp Bắc bộ cổ truyền vốn dĩ chỉ có hai vụ mùa và tháng Giêng là tháng nông nhàn. Hơn nữa, mới xong Tết âm lịch, chuẩn bị tới rằm Tháng Giêng, rằm mà Tết quanh năm cũng không sánh bằng, lại nhiều lễ hội nơi này nơi kia, thành ra tháng Giêng trở thành thời điểm để ăn chơi, để du xuân trảy hội cho nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau trong cái tiết Xuân thuận hòa.

Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Bây giờ, làm nghề nông không chỉ có 2 vụ mỗi năm nữa rồi và làm nghề nông cũng chưa chắc gì đủ ăn. Thế nên ở nông thôn, những người làm nông nghiệp đơn thuần cũng chẳng có tâm trí đâu để mà ăn chơi cả tháng Giêng nữa. Hết Tết là lại bán mặt cho đất bán lưng cho giời. Họa hoằn lắm có nghỉ thì cũng chỉ một ngày, nhằm ngày huý, kỵ của cả làng, cả xã.

Ấy vậy mà người thành phố thì lại khác. Một bộ phận người thành phố ăn chơi rông dài, bất chấp công việc của họ không thuộc dạng vụ mùa.

Đâm ra, có nhiều ý kiến "cách tân" cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết âm lịch nữa, mà chỉ ăn Tết dương lịch, giống như Nhật Bản kể từ thời Minh Trị vậy. Không ăn tết âm lịch, ngừng lại việc nghỉ Tết dương lịch kéo dài, theo họ, sẽ khiến GDP tăng thêm được một phần đáng kể vì người Việt không bị tốn mất cả một tháng trời chả làm việc gì cả.

Song, đó cũng chỉ là những ý kiến cực tả đến mức thái quá. Không có Tết âm lịch, tiêu thụ thị trường không thể tăng đột biến ở hai tháng cuối năm, và bởi thế, GDP cũng chưa chắc đã tăng, thậm chí có khi còn giảm. Và để chuẩn bị cho cái Tết âm lịch, nhiều ngành nghề sản xuất trước Tết cũng đạt hiệu suất cao hơn hẳn các thời điểm khác trong năm. Bỏ Tết đi, GDP từ các mảng ngành nghề ấy liệu có tăng như những người "chống Tết" đang nghĩ?

Thực chất, vấn đề của Việt Nam không phải là chúng ta có quá nhiều kỳ nghỉ kéo dài trong năm, gây tổn hại đến sản xuất kinh doanh mà nó nằm ở tâm lý, ý thức của người Việt. Người Việt nghỉ không nhiều hơn dân cư các quốc gia tân tiến khác, nếu không nói là thậm chí chúng ta còn nghỉ ít hơn. Nhưng người Việt KHÔNG - LAO-ĐỘNG - HẾT-MÌNH ở những ngày không được nghỉ trong năm. Đỉnh điểm của cái sự lười đó chỉ bộc lộ vào tháng Giêng mà thôi, khi nhiều người có cái cớ "Tháng Giêng là tháng ăn chơi", cái cớ "ra Giêng ngày rộng tháng dài", cái cớ "ai cũng tránh làm người khác giông cả năm nên không trách móc, cảnh cáo, kỷ luật… nếu người đó lỡ có lười hơn thường lệ vào tháng Giêng ấy". Và chính sự lười đó mới là một trong những tác nhân khiến cho nước Việt còn nghèo chứ không phải Tết nhất ăn chơi nghỉ ngơi nhiều quá đâm ra nước nghèo.

Ngày xưa, thời phong kiến, xã hội thuần nông chỉ có 2 vụ một năm, người Việt ăn chơi cả tháng Giêng nhưng cũng có thời kỳ cực thịnh dân giàu nước mạnh như thời "Thái tổ, Thái tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn". Cơ bản, thời ấy dân mình còn chăm chỉ, đúng như đánh giá của nhiều người phương Tây về dân Việt là "cần cù, chịu khó". Còn hôm nay, kiếm một công chức thành thị cổ cồn "cần cù, chịu khó" đúng nghĩa có khi còn khó hơn kiếm tìm được một nông dân bỏ hết mùa màng để ăn chơi cho hết ngày rộng tháng dài buổi ra Giêng. 

Tháng Giêng có gì như một  sự mong đợi mà gặp ai cũng hẹn: “Ra Giêng!”.  Đó là khoảng thời gian sau Tết với rằm tháng Giêng, với bao lễ hội. Là khoảng giãn ra như một sự chùng chình của thời gian để mọi người chầm chậm tới mình trong một không khí tâm linh, hướng thiện...

Ra Giêng, mưa cũng bắt đầu mỏng hơn, dịu hơn như là hơi mưa, hơi xuân - mưa của lộc xuân. Không còn cái dầm dề dai dẳng của mưa phùn cuối đông mà mưa ra Giêng như là một sự điểm tô thêm sắc màu, thêm sức sống. Hình như thiên nhiên bắt đầu cựa quậy, cây cối trong vườn bắt đầu bừng tỉnh thức. Ta như nghe được cả những lộc lá non khẽ khàng tách vỏ - tách vỏ trong nhịp giao hòa tí tách của mưa xuân. Một sáng mai tỉnh giấc ta ngỡ ngàng khi bắt gặp từ những cành lá khẳng khiu ngỡ là khô rám bỗng nhú ra những mắt lá như mắt nắng xuân tơ non, rạo rực ứa nhựa của mầm sống.

Ra Giêng mưa như rây bột mịn màng không còn cái hanh heo khô nứt mà trên má hồng đã ửng căng. Nụ cười như tươi hơn, ánh mắt như đắm đuối hơn. Một không gian đồng quê sau những ngày mùa, sau những ngày vui Tết giờ như khoác thêm một tấm áo nâu. Mẹ mặc áo nâu lên chùa tay lần tràng hạt như lần những tháng ngày lo âu tất bật để bắt đầu dự tính những dự cảm mới cho mùa  màng sắp tới. Cánh đồng khoác một màu nâu của đất qua bao cày xới, lật bao mùa màng, in bao ngấn lũ để khoan thai trải dài phút trầm tư nghĩ ngợi. Sự im lặng của đất như một người hay cả nghĩ. Những vết chân chim rạn trên mặt đất, như ngấm, như thấm với độ đằm sâu lắng  lại...

Ra Giêng, bao âm thanh náo nức. Đó là tiếng trống ngày hội làng. Tiếng trống vừa âm vang vừa thanh thoát vừa có gì khoan thai níu kéo. Tiếng trống nở  bung dẫn ta về nơi có những lá cờ đuôi nheo nhiều sắc màu phần phật trong gió. Dân ca cũng từ đó mà ra. Điệu hát xoan, canh hát quan họ,  khúc ca chèo, ví dặm đò đưa cũng từ đó mà ra. Sao ta bỗng như gặp cả mái chèo sóng nước ở đây. Mái chèo trong câu ca còn sóng nước dập dờn giăng mắc là sóng người. Mới hay cái tình làng nghĩa xóm lại bắt đầu từ nhịp đưa duyên từ nón chao nghiêng vừa mượt mà mà gắn kết cộng đồng. Mới hay từ cánh cò bay lả trên đồng đến cánh cò lả bay trong giao duyên gắn kết. Đó cũng là cái cớ để gặp nhau khi: “Ra Giêng ngày rộng, tháng dài...”. Cũng lạ, hình như nhịp thời gian đã dành cho tháng Giêng một nốt lặng mà xôn xao mà thao thiết biết bao...

Ra Giêng, ta có thể phân biệt lứa tuổi qua các sắc áo, kiểu áo trong các lễ hội. Cụ ông thì áo dài the màu thâm, những cụ bà màu áo nâu sòng, còn cánh thanh niên nam nữ thì “mốt” lắm. Chính cái mới mẻ, tươi trẻ này làm cho  tháng Giêng căng mọng mở đầu bao hứa hẹn cho một năm mới. Và đám trẻ con như một chùm pháo tét ríu rít thổi vào tháng Giêng sự tơ non  hồ hởi. Ôi, tháng Giêng thi sĩ Xuân Diệu đã từng thảng thốt: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

Ra Giêng, tiếng gà gáy sáng cũng trong và ấm hơn. Từ sự trong trẻo của không gian đất trời, sự ấm áp của tình người. Tiếng gà trống bắc nhịp cầu vồng như muốn báo hiệu thời khắc này đã:

Chủ Đề