So sánh diện tích singapore và phú quốc

Đô thị đa chức năng: Hướng phát triển bền vững cho Phú QuốcDiện tích Singapore chỉ 650 km2 nhưng có tới 6.428 toà nhà 20 tầng trở lên. Singapore đã và đang chứng minh cho cả thế giới rằng: dân số đông, quỹ đất hẹp vẫn có thể kiến tạo chất lượng sống cao cấp hàng đầu.

Singapore nổi tiếng với những tòa cao ốc chọc trời. 

Với diện tích tương tự, thậm chí có nhiều lợi thế thiên nhiên hơn, được mệnh danh là “Hòn ngọc Châu Á”, “Top 10 hòn đảo nổi tiếng nhất hành tinh”, Phú Quốc hoàn toàn có thể phát triển theo hình mẫu Singapore, trở thành một đô thị đảo thông minh, đáng sống, TP du lịch nghỉ dưỡng với chất lượng dịch vụ ở đẳng cấp cao nhất, vượt trội nhất. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược toàn diện, cứ phát triển trải theo bề rộng quỹ đất mà không tính toán đi vào chiều sâu, thì sớm muộn Phú Quốc sẽ lặp lại những thất bại về quy hoạch phát triển đô thị từng xảy ra ở nhiều thành phố lớn. Lượng dân cư đổ về các thành phố lớn sẽ làm tăng nhu cầu cư trú, nơi làm việc và các nhu cầu về hệ thống hạ tầng cơ sở. Vì vậy, GS, TS Nguyễn Tố Lăng, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội từng nêu quan điểm: “Để có được đô thị phát triển bền vững, mọi thành phần trong đô thị cần được quan tâm thích đáng, trong đó có nhà cao tầng”.

Phú Quốc cần tính toán bổ sung các khu cao tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị. 

Với dự báo gia tăng nhanh về quy mô dân số trong thời gian tới, đạt 550 nghìn người vào năm 2030, gấp 3 lần hiện tại và sẽ còn tăng mạnh đến 2050, các chuyên gia cho rằng, Phú Quốc cần sớm bổ sung khu cao tầng, vừa tạo điểm nhấn về diện mạo năng động, hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu an cư, lập nghiệp, làm ăn kinh doanh, học tập của cư dân TP. Chưa kể, nếu không bổ sung các khu cao tầng, hạ tầng du lịch đảo Ngọc với khoảng 22.000 phòng hiện tại khó có thể theo kịp đà tăng trưởng khách du lịch, dự kiến có thể đạt tới 10 triệu lượt khách/năm, tương tự những điểm du lịch nổi tiếng như Phuket, Singapore…Bàn về quy hoạch TP Phú Quốc, KTS Hồ Thiệu Trị, TGĐ Công ty TNHH Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và Cộng sự [HTT Group] nhận định: “Chúng tôi nghĩ rằng sự phát triển của TP Phú Quốc không chỉ mang tính chất du lịch, mà phải là một TP đa năng, đa sắc thái, vừa du lịch, vừa kinh doanh thương mại, tạo điều kiện dịch vụ tốt, đồng thời là đô thị sống lý tưởng. Để phát triển điều này, tất cả những ý tưởng về một khu đô thị với các tòa căn hộ cao tầng, tất cả những trung tâm văn hóa nghệ thuật cũng phải được phát triển đồng bộ để tạo thành một chuỗi từ phía Nam lên phía Bắc và từ phía Đông sang phía Tây để làm sao nơi đây được mệnh danh là một đô thị du lịch đa năng và sống động nhất trong vùng Đông Nam Á.”“Mảnh ghép” cao ốc sẽ sớm được bổ sung ở Nam đảoHướng tới trở thành một “Singapore mới của Châu Á”, mảnh ghép đang còn thiếu ở Phú Quốc không chỉ là mạng lưới dịch vụ du lịch, thương mại, mà còn là các khu cao tầng hiện đại.Phát triển sau nhưng bằng tư duy “đi trước đón đầu”, khu vực Nam Phú Quốc được quy hoạch bài bản với tầm nhìn dài hạn, bao gồm không chỉ hạ tầng lưu trú, các khu resort sang trọng, chuỗi dịch vụ đa dạng, những tụ điểm giải trí sôi động suốt 24/7…, mà còn quan tâm bố trí các khu cao tầng và thấp tầng đan xen. Tới đây, tại Nam đảo sẽ xuất hiện tổ hợp căn hộ cao tầng đầu tiên, đặt những viên gạch nền móng cho việc kiến thiết đô thị văn minh, đáng sống ở Phú Quốc. Cư dân Phú Quốc tương lai có thể thỏa khát khao được an cư trong những căn hộ sang trọng với tầm view biển đắt giá, ngắm hoàng hôn trên biển đẹp lộng lẫy từ chính ô cửa, ban công tổ ấm của mình.

Tầm view biển đắt giá ở tổ hợp căn hộ cao tầng đầu tiên tại Phú Quốc. 

Không chỉ thế, tọa lạc tại vị trí trung tâm đô thị mới An Thới, chủ nhân các căn hộ còn có đặc quyền sở hữu tầm view ôm trọn các công trình bề thế được mệnh danh là biểu tượng mới của đảo Ngọc. Cũng từ căn hộ của mình, gia chủ có thể thưởng thức những bữa tiệc thanh âm và ánh sáng, ngắm nhìn pháo hoa ngợp trời trong chuỗi sự kiện, lễ hội liên tiếp được tổ chức ở Nam đảo. Và chỉ cần bước xuống sảnh, đi vài bước chân, mọi nhu cầu về ẩm thực, giải trí, thư giãn, mua sắm… lập tức được thỏa mãn. Như thế, cuộc sống trong căn hộ cao cấp bên biển Phú Quốc chẳng khác nào những kỳ nghỉ dưỡng dài bất tận.Trước dự báo lượng dân cư và khách du lịch khổng lồ đổ về Nam đảo trong thời gian tới, tổ hợp căn hộ cao cấp này được đánh giá kịp thời đáp ứng nhu cầu an cư với tiêu chuẩn, chất lượng sống cao cấp ở Phú Quốc. Đặc biệt, dự án căn hộ này rất phù hợp với nhu cầu của đội ngũ chuyên gia, nhân sự, lao động chất lượng cao sẽ đến định cư, làm việc lâu dài ở đảo Ngọc.

Cuộc sống đẳng cấp đáng mơ ước ở Nam Phú Quốc. 

Dự báo, tổ hợp căn hộ cao tầng đầu tiên ở Phú Quốc sẽ giải bài toán bổ sung “mảnh ghép” cao ốc gần như đang ở vạch xuất phát của TP biển đảo. Từ đây, mô hình phát triển đô thị nén, thông minh ở TP Phú Quốc dần được hình thành, với hình mẫu đô thị năng động đầy sức sống, tương thích với đà tăng trưởng của Nam đảo. Với lợi thế sở hữu lâu dài, vị trí đắc địa bậc nhất phường An Thới, tổ hợp căn hộ cao cấp mới được dự báo sẽ khiến thị trường địa ốc Phú Quốc “dậy sóng” ngay trong năm 2021.

Một hòn đảo chỉ xêm xêm về diện tích như Phú Quốc của Việt Nam, vậy mà Singapore, chỉ với từng đó năm đã khiến cả thế giới phải nhìn họ với sự ngưỡng mộ.

Bí quyết tạo 'những cá nhân đặc biệt' của Singapore và Mỹ

Sự cố Singapore và sự tử tế của người Việt

Đằng sau vẻ hoàn hảo của Singapore

Việt Nam sẽ được như Singapore? 

Nửa thế kỷ của Singapore 

Ngày 9/8, đảo quốc Singapore sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm Quốc khánh. Sự kiện đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng với đất nước và người dân Singapore. Họ rất kiêu hãnh trước thế giới khi hòn đảo này được tách ra khỏi Liên bang Malaysia [7/8/1965] để rồi phát triển như bây giờ.  

Sau khi tuyên bố độc lập, đồng nghĩa với việc phải tự lập, Singapore đã phải đối mặt với biết bao khó khăn trong giai đoạn này. Nào là nạn thất nghiệp, tình trạng thiếu nhà ở cho người dân, lại thiếu đất đai canh tác nên thiếu ăn và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên gần như bằng không.  

Nhờ những chính sách cứng rắn nhưng hiệu quả, từ năm 1969 đến những năm 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng bước kiềm chế được nạn thất nghiệp, lạm phát triền miên, rồi tăng dần mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng cho người lao động với quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển nhanh chóng. Mối đe dọa căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập.  

Singapore, từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20. Đó là một kỳ tích của thế giới loài người ở thế kỷ trước. Ông Lý Quang Diệu đã biến được điều "Không thể" thành "Có thể". Sự ra đi của ông hồi tháng 3/2015 khiến người dân Quốc đảo tiếc thương vô hạn. Cứ nhìn vào đám tang của ông, một Thủ tướng với trên 30 năm nắm quyền, đã nghỉ hưu hàng chục năm, mà người dân Singapore tiễn đưa như một huyền thoại đã nói lên tất cả. 

Năm nay Singapore kỷ niệm 50 năm quốc khánh

Với Việt Nam, ông là một người bạn lớn, chân thành và thẳng thắn đáng nể phục. "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng", câu châm ngôn đó tưởng cũng là lẽ thường ở đời. Song, với một nhà lãnh đạo đương thời với ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt của chúng ta lại hơi khác. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã rất tôn trọng Thủ tướng Singapore dù họ ở 2 khuynh hướng chính trị khác nhau.  

Có lần, tôi được cựu Bộ trưởng Công nghiệp, TS. Đặng Vũ Chư kể, trong nhiều chuyến công du nước ngoài, lần để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu sắc có lẽ là lần tháp tùng Thủ tướng Thủ tướng Võ Văn Kiệt và chứng kiến cuộc đối thoại của nhà lãnh đạo quyết đoán, đầy sáng tạo, vì nước, vì dân của chúng ta với Thủ tướng Lý Quang Diệu.  

Hôm đó, ông Lý Quang Diệu nói đại ý rằng: Theo lý thuyết của các ông [ý nói các nhà lãnh đạo Việt Nam - TG], CNXH thắng CNTB là ở năng suất lao động. Mà năng suất lao động của các ông lại thấp hơn chúng tôi thì hỏi làm sao thắng được? Cái mà các ông gọi là phân phối theo lao động thì chúng tôi cho đó là bóc lột; còn cái mà các ông gọi là bóc lột thì chúng tôi cho đó là phân phối theo lao động. Muốn phát triển được đất nước, phải cho người dân được thật sự dân chủ, dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong xã hội. Ở đó, các thành phần kinh tế được tự do phát triển, bình đẳng trước pháp luật... 

Bộ trưởng Đặng Vũ Chư cho rằng Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã là người tiên phong thức tỉnh chúng ta sau những lời nhận xét không hề xã giao hồi đó. Điều đáng trân trọng ở cả hai vị lãnh đạo cũng là ở đó!  

Còn ông Đặng Vũ Chư thổ lộ, chính ông cũng rất thấm thía điều này, bởi lâu nay, chúng ta cứ chìm đắm trong một xã hội duy ý chí, tưởng là hay mà hoá ra có những điều gì đó chưa thật ổn. Chỉ đến khi đất nước đi vào đoạn đường chông gai thì mới ngộ ra sự bất ổn đó. 

Từ “đảo quốc” nghĩ về “đảo ngọc” Việt Nam 

Hồi năm 2000, một tờ báo VN dẫn ý kiến từ các nhà dự báo kinh tế thế giới, cho rằng phải gần 160 năm nữa, VN mới đuổi kịp Singapore. Nhưng thử hỏi, cái mốc đó đâu cứ đứng yên một chỗ để ta đuổi kịp? Khi đó, nước bạn đã ở một tầm cao mới, rất khó dự đoán.  

Mới đây thôi, dự án với tên gọi "Smart Nation" [Quốc gia thông minh] lại một lần nữa khiến thế giới phải sửng sốt khi nhắc đến Singapore. Đó là sự thể hiện của một tầm nhìn dài hạn mà Thủ tướng Lý Hiển Long vạch ra cho đất nước ông trong những chặng đường tiếp theo. Nếu như dự án này được thực hiện, tôi đồ rằng chúng ta khó có thể nghĩ tới cái con số dự báo 160 năm kia [nghĩa là đến nay, năm 2015, sẽ còn 145 năm nữa].  

Khi nhắc đến Singapore, tôi hay có sự liên tưởng đến đảo ngọc Phú Quốc đầy tiềm năng. Đó là bởi, một hòn đảo chỉ xêm xêm về diện tích như Phú Quốc [593,05 km2] của Việt Nam, lại không có may mắn có hồ nước ngọt như Phú Quốc, vậy mà Singapore [712km2], chỉ với từng đó năm đã khiến cả thế giới phải nhìn họ với sự ngưỡng mộ và xem đó như một khuôn mẫu của sự phát triển cho một quốc gia bền vững.  

Tôi mới quay trở lại Phú Quốc cách đây ít ngày. Nếu so với cả chục năm trước, nơi đây tuy cũng đã có bước tiến bộ ít nhiều, nhất là hạ tầng giao thông. Song, tốc độ này xem ra vẫn còn rất chậm chạp, ngoài sự đầu tư khá hoành tráng vào một số ít khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của một số đại gia có tiềm lực.  

Phải chăng chúng ta cần có một cách nhìn mạnh mẽ hơn, một khi đã xác định và cho Phú Quốc một hướng phát triển mới theo cơ chế đặc thù, gọi là đặc khu kinh tế nhưng chịu sự quản lý nhà nước của tỉnh Kiên Giang. Cần có sự đầu tư trí tuệ ở tầm cao hơn trong khâu quy hoạch dài hạn ở đây.  

Được biết, ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 178 phê duyệt đề án phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Chính phủ cũng đã đề xuất Bộ Chính trị thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững. 

Tính đến nay, Phú Quốc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 164 dự án [21 dự án FDI], tổng vốn đầu tư 168.931 tỉ đồng.  

Tôi cũng mới đọc trên báo, thấy nhắc tới việc tỉnh Kiên Giang thông qua quy hoạch, dành 175 ha đất làm công viên. Nếu hôm nay chúng ta chủ quan, nhìn Phú Quốc còn quá hoang sơ mà không để ý chuyện này dành đất cho cảnh quan thiên nhiên, e sau này sẽ hối không kịp. Đây cũng là cách nhìn đáng ghi nhận của Kiên Giang về quy hoạch dài hơi. 

Cái gì hôm nay sắp làm hoặc định làm, nếu không phù hợp với tầm nhìn của quy hoạch cho một đặc khu kinh tế trong tương lai thì cũng rất nên dừng lại, tránh việc gây lãng phí và có thể gây khó khăn cho cái chung. Cần thiết, chúng ta có thể đầu tư mạnh hơn về tài chính cho khâu quy hoạch tổng thể.  

Chỉ có quy hoạch nghiêm túc, khoa học ngay từ rất sớm thì mới hy vọng khỏi mắc phải căn bệnh vừa làm đã phá, rất lãng phí về sau, tạo bệ đỡ cho Phú Quốc tăng tốc, với kỳ vọng trở thành, chẳng hạn "một Singapore trong lòng Việt Nam" trong tương lai? Nó có thể không phải là hiện thực của dăm, ba chục năm tới, nhưng hy vọng không đến mức như ai đó nhìn nhận, phải... 145 năm nữa mới hiện hữu ở Phú Quốc! 

Quốc Phong

Video liên quan

Chủ Đề