So sánh ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ

Hình tượng ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Thạch Lam là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế. Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn. Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh… làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống. Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” của tác giả.

Ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam có thể được phân tích khảo sát dưới nhiều góc độ. Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người, đời người, mang ý nghĩa nhân văn. Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh nói lên đặc điểm kết cấu nghệ thuật của tác phẩm [đối lập tương phản];….

Bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt. Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ – một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.

“Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la, tĩnh mịch nơi phố huyện.

Bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc sống con người. Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách.

Đôi mắt Liên “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê”. Hình ảnh của bà cụ Thi và tiếng cười khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối, vật vờ của cụ Thi. Mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét… Chừng ấy con người trong bóng tối như những hạt bụi li ti, vô giá trị, bị lãng quên trong sa mạc của cuộc đời mênh mông, bế tắc.

Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái “ao đời bằng phẳng” hàng ngày họ nếm trải.

Ánh sáng và niềm khao khát tội nghiệp của người dân nghèo nơi phố huyện. Đối lập với bóng tối dày đặc là hình ảnh nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng. Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm.

Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ “siêu cảm giác” bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống – “một vùng sáng rực và lấp lánh”.

Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ “khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay” của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Trên trời, ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao… và những ánh đom đóm lập lòe. Ở dưới đất, ánh sáng được hiện lên với ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, và những hột sáng lọt ra từ những liếp cửa của những ngôi nhà…

Giữa cái bóng tối dày đặc của không gian, của cuộc đời, ánh sáng nhỏ nhoi trở nên cao giá hẳn lên. Hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố huyện nhỏ đều được tác giả huy động: các loại đèn [đèn treo, đèn hoa kỳ, đèn dây, đèn lồng, đèn ghi]; bếp củi, tàn lửa, những con đom đóm và dải Ngân hà… Có thể nói, tất cả các ánh sáng dù thiên tạo hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của những nhân vật chính, phụ trong tác phẩm, đều biểu tượng lấp lánh những cung bậc của mơ ước.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng. Ánh sáng nơi phố huyện – những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng… tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con người nơi đây; ánh sáng đô thị – vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; ánh sáng con tàu – ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại [ánh sáng phố huyện] về quá khứ [ánh sáng đô thị], rồi hướng tới tương lai [ánh sáng đô thị]. Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nếu trong “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân khắc họa hình tượng ánh sáng và bóng tối trong sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột thì Thạch Lam lại khắc họa từ những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Truyện kết thúc một cách nhẹ nhàng, nhưng đối với người đọc là cả sự băn khoăn, ray rứt, xót thương. Hình ảnh ánh sáng và bóng tối cứ thấp thoáng, cứ ám ảnh người đọc: không biết bao giờ ánh sáng, tương lai và hạnh phúc mới đến với Liên và An và những người dân nghèo nơi phố huyện?

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm với cốt truyện nhẹ nhàng, những con người có số phận nghèo khổ ở nơi xóm huyện nghèo xơ xác. Nhưng ẩn sâu trong đó là tâm hồn lạc quan, tin vào tương lai của chị em Liên và những con người nơi đây. Tác phẩm được đưa vào giảng dạy văn học trung học và đề bài Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ thường xuyên đưa vào kiểm tra, thi cử. Để làm được dạng đề này, các em hãy đọc thêm bài phân tích dưới đây nhé.

Thạch Lam là nhà văn hiện thực lãng mạn, những tác phẩm của ông không xây dựng tình huống truyện cao trào, có thắt nút mà thường nhẹ nhàng, đặc sắc. Đặc biệt, Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tuyệt phẩm để đời với nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Tác phẩm mà truyện không như không có truyện, rất đời, rất thực nhưng không sử dụng cao trào, thắt nút mà là những cảm xúc man mát, những suy nghĩ sâu sắc tạo nên sự khác biệt. Trong đó phải kể đến nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối đã vẽ lên bức tranh về cuộc sống con người chân thật, một chi tiết đắt giá thể hiện tư tưởng và nội dung tác phẩm.

Thân bài

Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ – Ngay mở đầu tác phẩm là hình ảnh buổi chiều tà, ánh mặt trời đỏ rực như lửa và những đám mây như hòn than sắp tàn. Sau đó, bóng tối ập đến rất nhanh. Cửa hàng bắt đầu hơi tối, tối và chìm trong bóng tối. Bóng tối ngập dần lên đôi mắt của Liên. Đi theo cốt truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả sử dụng hình ảnh bóng tối để miêu tả cuộc sống nơi phố huyện chiều tàn,nghèo xơ xác và buồn man mác. Không gian bóng tối không chỉ len lỏi ở chợ mà nó bắt đầu len ra khắp con đường, khu phố.

Mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh của chiều tàn và bóng tối dường như báo hiệu cho những cuộc đời cũng không mấy sáng sủa.  Thạch Lam không chỉ miêu tả bóng tối của thiên nhiên mà còn tập trung vào con người. Bóng tối nơi xóm huyện nghèo báo hiệu cho những cuộc đời buồn của những con người nơi đây. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ nghèo nơi xóm huyện tìm lục rác ở chợ, xem có gì ăn được không. Chúng nhặt nhạnh bất kì những thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại. Trời nhá nhem tối xuất hiện hình ảnh mẹ con chị Tí lỉnh kỉnh đủ thứ đồ đạc, nhưng bán từ sáng đến tối, từ sớm đến muộn cũng không đủ ăn. Ngày chị mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc cây nhưng để bán cho ai? Chị chả kiếm được bao nhiêu nhưng vẫn phải làm. Rồi hình ảnh của bà cụ Thi già hơi điên, vẫn mua rượu hàng Liên và ngửa cổ uống ừng ực một hơi sạch cạn, chép miệng vừa đi vừa lần ruột tượng trả tiền. Trễ hơn một chút là gánh phở Bác Siêu, mùi thơm nức, nhưng ở cái huyện này thì đây là món quà xa xỉ lắm, nhiều tiền và hai chị em Liên không bao giờ mua được. Góp thêm vào những mảnh đời nơi phố huyện là hình ảnh của gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng trước mặt nhưng cũng ế khách, chưa ái ghé nghe và cho tiền.

Chỉ bấy nhiêu hình ảnh thôi cũng thấy cuộc sống nơi phố huyện tràn ngập bóng tối không chỉ là bóng tối của tự nhiên, của cuộc đời những con người. Mỗi người có một số phận riêng, nhưng họ đều chung những cảnh ngộ nghèo khó, buồn, xơ xác. Thạch Lam thật tài tình khi sử dụng bóng tối của không gian để vẽ lên những cảnh đời nghèo khổ, để càng khiến cho người đọc cảm thấy nơi phố huyện ấy đã tàn nay còn tàn hơn.

Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ – Đối lập với hình ảnh bóng tối ở đầu tác phẩm đó là ánh sáng của không gian và niềm tin con người. Đó là hình ảnh ánh sáng nhỏ nhoi qua từng khe cửa, qua ánh đèn le lói. Đây chính là cái hay cái độc đáo trong nghệ thuật của Thạch Lam, nghệ thuật dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối.

Sự xuất hiện của ánh sáng mang lại cho không gian tươi sáng hơn, có điểm nhấn và cuộc đời con người cũng rộng mở hơn. Đầu tiên phải kể đến ánh sáng lấp lánh của những ngôi sao và những đom đóm lập lòe. Trên cao là thế, dưới đây là ánh sáng của ngọn đèn chị Tí, ánh sáng từ bếp lửa bác Siêu, và những ánh sáng lọt qua liếp cửa của những ngôi nhà. Ánh sáng nơi phố huyện nghèo thật nhỏ, le lói và yếu ớt khiến cho Liên nhớ đến vùng sáng rực rỡ lấp lánh của Hà Nội mà trước đây Liên ở. Thứ ánh sáng khác hoàn toàn với ánh sáng nơi đây. Đặc biệt, ánh sáng từ doàn tàu là ánh sáng thực sự, ánh sáng của hạnh phúc khiến cho còn người nơi đây luôn mở tưởng, hi vọng nhưng không biết khi nào mới trở thành hiện thực. Giữa cái bóng tối của cuộc đời, của bóng đêm, ánh sáng dù là tự nhiên hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích nhất định của nhân vật phụ.

Đi sâu vào phân tích ánh sáng từ đoàn tàu tới, thứ ánh sáng mà Liên cũng như mọi người nơi đây chờ đợi từ rất lâu. Cả không gian còn ngập trong màn đêm bỗng nhiên rực sáng bởi ánh sáng nhân tạo từ đoàn tàu, những ánh đèn lấp lánh chói lòa, sang trọng ở các khoang hạng sang. Ánh sáng của đoàn tàu không chỉ là ánh sáng của đèn điện mà nó là ánh sáng của hi vọng, của tương lai.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống tù đọng, nghèo nàn, bế tắc quẩn quanh nơi phố huyện, nhưng chính bóng tối lại làm nổi bật lên phông nền của ba thứ ánh sáng: Đó là ánh sáng nơi phố huyện với những vầng sáng le lói, nhỏ , hột sáng… tượng trưng cho những số phận mỏi mòn của những người dân nơi đây. Ánh sáng thứ hai là ánh sang trong tâm tưởng của Liên về một Hà Nội rực sáng tượng trưng cho quá khứ và cũng là tương lai, mơ ước của đứa trẻ. Ánh sáng thứ ba là ánh sáng của đoàn tàu tượng trưng cho tương lai, hi vọng, là cầu nối thức tỉnh cho những con người sống ở tỉnh lẻ, khao khát vượt lên số phận.

Hình ảnh ánh sáng và bóng tối được Thạch Lam đặt trong nội tâm tinh tế của Liên để thấy rõ giá trị mà nó mang lại. Đây không phải là bóng tối thực và cũng không phải là ánh sáng thực mà đó là biểu tượng cho giá trị thèm khát được chiếu sáng, được thay đổi của hai đứa trẻ và của người dân nơi đây. Đây cũng là tấm lòng của nhà văn đối với cuộc sống tăm tối, nghèo khổ của người dân nơi phố huyện nghèo. Tác giả thổi vào tác phẩm ánh sáng của hi vọng để cứu vớt cuộc đời và tâm  hồn họ. Tâm hồn chai sạn vì nghèo đói sẽ trở nên mơi mẻ, nhiều hi vọng hơn vào cuộc đời, ở ngoài kia phố huyện là một thế giới mới nhiều ánh sáng rực rỡ, hi vọng và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Kết bài

Thông qua nghệ thuật đặc sắc sử dụng hình ảnh ánh sáng và bóng tối, Thạch lam đã khắc họa thành công về cuộc sống nghèo khó nơi đây cũng như ước mơ khát vọng vượt khỏi không gian tù túng, nghèo khổ. Lúc đầu hi vọng chỉ là những ánh sáng yếu ớt, le lói, hột sáng sau đó là ánh sáng rực rỡ, hoành tráng của đoàn tàu để thấy khát vọng của những con người nơi đây ngày càng lớn, và những người trẻ như Liên thì chắc chắn sẽ vượt qua được số phận, sẽ tìm được cho mình một cuộc sống nhộn nhịp, thú vị và hạnh phúc hơn nhiều.

>> Xem thêm: Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ đầy đủ và chính xác nhất

Video liên quan

Chủ Đề