So sánh khác trong sql oracle năm 2024

Hỗ trợ giao thức mạng: Cả hai đều hỗ trợ các giao thức mạng để kết nối với ứng dụng và các dịch vụ khác

nhau.

Tính bảo mật: Cả hai hệ thống đều có các tính năng bảo mật như quản lý quyền truy cập, mã hóa dữ liệu

và theo dõi hoạt động người dùng.

Hỗ trợ giao thức kết nối chuẩn: SQL Server và Oracle đều hỗ trợ các giao thức kết nối chuẩn như ODBC

(Open Database Connectivity) và JDBC (Java Database Connectivity).

Khác nhau:

Nhà sản xuất: SQL Server là sản phẩm của Microsoft, trong khi Oracle Database là của Oracle

Corporation.

Hệ điều hành hỗ trợ: SQL Server chủ yếu chạy trên hệ điều hành Windows, trong khi Oracle có thể chạy

trên nhiều hệ điều hành bao gồm Windows, Linux, và UNIX.

Chi phí: Thường Oracle có chi phí khởi điểm và bảo dưỡng cao hơn so với SQL Server, điều này có thể là

một yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn.

Hiệu suất: Hiệu suất của SQL Server và Oracle có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu hình, tải công

việc, và quyết định thiết kế cơ sở dữ liệu.

Các tính năng đặc biệt: Mỗi hệ thống có những tính năng và công nghệ đặc biệt của mình. Ví dụ, Oracle

thường được đánh giá cao về khả năng mở rộng và tính nhất quán, trong khi SQL Server có tính tích hợp

Trong bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ngôn ngữ truy vấn SQL, một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) và gợi ý của chúng mình về nền tảng mà người mới bắt đầu nên lựa chọn là Microsoft SQL Server. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các hệ quản trị CSDL và so sánh một số yếu tố để bạn có thể tìm ra nền tảng thích hợp nhất.

Mục lục

Các Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (DBMS) phổ biến

SQL Server

Microsoft SQL Server là một phần mềm ứng dụng cho hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, được phát triển dành riêng cho môi trường Windows. Các tính năng nổi bật của SQL Server bao gồm:

  • Tích hợp với dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft: Microsoft Azure
  • Hỗ trợ các tính năng phân cấp, an toàn và bảo mật mạnh mẽ.
  • Hệ thống quản lý dữ liệu dựa trên SQL, cho phép xử lý dữ liệu của các cơ sở dữ liệu lớn
  • Dễ dàng quản lý và theo dõi hiệu suất cơ sở dữ liệu
  • Cung cấp khả năng phân tích dữ liệu bằng SSAS
  • Hỗ trợ tạo báo cáo dễ dàng với SSRS
  • Thực hiện các hoạt động tích hợp dữ liệu với SSIS

Các thành phần chính của SQL Server

  • Database Engine: Thành phần có chức năng lưu trữ dữ liệu dưới dạng bảng và hỗ trợ quản lý dữ liệu.
  • Integration Services: Thành phần này là một tập hợp các công cụ đồ họa và đối tượng lập trình, được sử dụng để thực hiện các hoạt động như di chuyển, sao chép và biến đổi dữ liệu, giúp quản lý quá trình tích hợp dữ liệu dễ dàng và hiệu quả.
  • Analysis Services: Thành phần này được dùng để phân tích dữ liệu, giúp trích xuất thông tin giá trị từ dữ liệu và cung cấp cái nhìn chi tiết và toàn diện về dữ liệu.
  • Notification Services: Là một nền tảng để phát triển và triển khai các ứng dụng soạn thảo cũng như gửi thông báo.
  • Reporting Services: Được sử dụng để tạo, triển khai và quản lý báo cáo cho cả máy chủ (Server) và máy khách (Client). Reporting Services là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng ứng dụng báo cáo.
  • Full Text Search Services: Là một thành phần đặc biệt dùng để đánh giá và truy vấn các chỉ mục dữ liệu văn bản trong cơ sở dữ liệu, hỗ trợ tìm kiếm và truy xuất thông tin từ các tài liệu văn bản lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
  • Service Broker: Đây là một môi trường cho phép lập trình ứng dụng tương tác và giao tiếp với nhau một cách hiệu quả, giúp xây dựng các ứng dụng phức tạp và phân phối thông tin một cách đáng tin cậy.
    So sánh khác trong sql oracle năm 2024

Oracle Database

Oracle Database là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) do Oracle Corporation phát triển. Các tính năng nổi bật của Oracle Database bao gồm:

  • Hỗ trợ tính bảo mật cao, với khả năng kiểm soát quyền truy cập tùy chỉnh
  • Tích hợp với dịch vụ đám mây
  • Có tính năng sẵn sàng (high availability) và khả năng sao lưu dự phòng mạnh mẽ
  • Hỗ trợ xử lý dữ liệu lớn và phức tạp thông qua tính năng chuyên dụng: Partitioning, Compression, và In-Memory Processing

Kiến trúc của Oracle Database bao gồm:

  • Cấu trúc lưu trữ vật lý: bao gồm các tệp chứa dữ liệu, siêu dữ liệu và các tệp quản lý ghi lại sự thay đổi của dữ liệu. Cơ sở dữ liệu và các phiên bản của nó đảm bảo việc lưu trữ và quản lý các tệp này.
  • Cấu trúc lưu trữ logic: bao gồm các khối dữ liệu, đây là các phạm vi và nhóm các khối dữ liệu kề nhau. Các phân đoạn là tập hợp các phạm vi mở rộng và không gian bảng là các khu vực chứa cho các phân đoạn.
    So sánh khác trong sql oracle năm 2024

MySQL

Nhóm LAMP (Linux – Apache – MySQL – PHP) không còn quá xa lạ với những ai có tìm hiểu về các kiến thức lập trình. Trong đó, “M” – MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở miễn phí, ổn định, dễ dàng sử dụng, tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau.

Một số đặc điểm của MySQL:

  • Là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu dạng server-based.
  • Quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
  • Có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng cho từng người dùng khác nhau có thể truy cập vào một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu.

Cách hoạt động của MySQL:

  • MySQL tạo các bảng để lưu trữ dữ liệu và chỉ định rõ mối quan hệ giữa các bảng này.
  • Khi có nhu cầu truy vấn dữ liệu, người dùng sử dụng câu lệnh SQL để trực tiếp gửi yêu cầu.
  • Ứng dụng trên máy chủ sau đó xử lý yêu cầu, cung cấp thông tin và trả kết quả cho người dùng.
    So sánh khác trong sql oracle năm 2024

PostgreSQL

PostgreSQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ – đối tượng (Object – RDBMS), mã nguồn mở, khả năng mở rộng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. PostgreSQL có thể hoạt động trên một số nền tảng như: Windows, Solaris, MacOS.

Các tính năng nổi bật của PostgreSQL:

  • Cung cấp đa dạng kiểu dữ liệu như: nguyên hàm, cấu trúc, hình học,..
  • Dữ liệu được lưu trữ, tổ chức trong PostgreSQL luôn được đảm bảo tính toàn vẹn.
  • Đảm bảo các chức năng bảo mật, cung cấp các tính năng thiết lập linh hoạt.
  • Có khả năng mở rộng, tìm kiếm văn bản và quản lý số lượng lớn người dùng.

Kiến trúc của PostgreSQL:

Shared Memory: là bộ nhớ dành riêng cho lưu trữ cơ sở dữ liệu và ghi nhận các giao tác được thực thi. Các thành phần nhỏ bên trong của Shared Memory cần quan tâm là: Shared Buffer, WAL Buffer, CLOG Buffer, Temp Buffer, Work Memory và Vacuum Buffer

Work Memory: là bộ nhớ dành riêng cho một thao tác sắp xếp hoặc bảng băm cho một truy vấn, được điều chỉnh thông qua tham số: work_mem

Maintenance Work Memory: là bộ nhớ mà RAM dành riêng cho các hoạt động bảo trì, được điều chỉnh thông qua tham số: maintenance_work_mem

Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Tiêu chí SQL Server Oracle Database MySQL PostgreSQL Tài liệu học tập Có sẵn nhiều tài liệu chính thống, sách, video hướng dẫn và diễn đàn cộng đồng Oracle cung cấp tài liệu chính thống, sách giáo trình và tài liệu trực tuyến Có nhiều tài liệu trực tuyến và sách giáo trình, cộng đồng MySQL phát triển đồng nhất Có nhiều tài liệu trực tuyến và sách giáo trình, cộng đồng PostgreSQL rộng lớn Hiệu suất Mạnh mẽ với nhiều tính năng tối ưu hóa và tùy chỉnh, có các phiên bản cao cấp cho hiệu suất cao Có khả năng tối ưu hóa và tính sẵn sàng cao, có tính năng như Oracle Real Application Clusters (RAC) Hiệu suất tốt cho ứng dụng nhẹ và trung bình, nhưng không thích hợp cho dự án lớn và phức tạp Hiệu suất ổn định, tốt cho các ứng dụng dữ liệu lớn và phức tạp Khả năng lập trình Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và khung làm việc phát triển ứng dụng như .NET Framework Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và các khung làm việc phát triển như Java và .NET Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và các khung làm việc phát triển như PHP, Java và Python Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và giao thức truy cập dữ liệu Chi phí Chi phí cao với các phiên bản cao cấp như Enterprise và Datacenter. Có phiên bản miễn phí như Express Edition Chi phí cao với nhiều tính năng cao cấp. Có phiên bản Standard Edition One cho doanh nghiệp nhỏ Miễn phí và mã nguồn mở. Có phiên bản Enterprise cho tính năng cao cấp Miễn phí và mã nguồn mở. Không có chi phí phần mềm, nhưng có chi phí quản trị và hỗ trợ Ưu điểm Nhược điểm SQL Server Hiệu suất mạnh mẽ: SQL Server có hiệu suất mạnh mẽ, với khả năng tối ưu hóa truy vấn và tích hợp với các tính năng mở rộng: tích hợp dữ liệu với SSIS, phân tích dữ liệu với SSAS, hỗ trợ tạo báo báo với SSRS. Quản lý dự án doanh nghiệp: SQL Server là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn với các yêu cầu quản lý dự án phức tạp. Tài liệu học tập: SQL Server là công cụ phổ biển, vì thế có nhiều tài liệu học tập, sách và tài liệu trực tuyến, giúp việc học và phát triển dự án trở nên dễ dàng. Chi phí cao: SQL Server có các phiên bản cao cấp với chi phí cao, và thậm chí phiên bản Express Edition cũng có giới hạn về tài nguyên. Phụ thuộc vào hệ điều hành Windows: SQL Server được thiết kế tối ưu với hệ điều hành Windows, điều này có thể giới hạn sự linh hoạt trong việc triển khai trên các hệ điều hành khác. Quản lý phức tạp: SQL Server có nhiều tính năng, nhưng điều này cũng có nghĩa rằng việc quản lý và cấu hình có thể trở nên phức tạp đối với người mới bắt đầu. Oracle Database Khả năng sao lưu và khôi phục: Có các công cụ cho phép sao lưu và khôi phục dữ liệu một cách hiệu quả, giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Tương thích với nhiều hệ điều hành: Có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ lập trình như: Java, PL/SQL,… Tính bảo mật cao: Oracle Database cung cấp nhiều tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, quản lý chứng chỉ, giám sát truy cập, giúp bảo vệ thông tin quan trọng khỏi việc truy cập trái phép. Chi phí cao: Sản phẩm và dịch vụ của Oracle khi triển khai trong các tổ chức doanh nghiệp lớn thường có chi phí rất cao. Độ phức tạp cao: Vì Oracle Database được tích hợp rất nhiều tính năng nâng cao, việc triển khai và quản lý nó có thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức sâu rộng. Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao: Với tính năng và hiệu suất cao, việc quản lý và vận hành Oracle Database yêu cầu kiến thức kỹ thuật sâu và chuyên sâu. MySQL Dễ dàng sử dụng: Giao diện thân thiện, giúp cho người dùng ở mọi cấp độ đều có thể sử dụng ngôn ngữ truy vấn để truy xuất, tương tác với dữ liệu. Tương thích đa nền tảng: Có tính tương thích rộng rãi, hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows, Linux và macOS. Hỗ trợ từ cộng đồng: Có một cộng đồng rộng lớn, đóng góp cho sự phát triển và cung cấp sự hỗ trợ cho người dùng khác. Bảo mật không cao: Có thể gặp các vấn đề về bảo mật nếu cấu hình không tốt hoặc không thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất. Chức năng còn hạn chế: Có sự hạn chế về chức năng so với một số hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khác, đặc biệt khi đối mặt với việc xử lý cấu trúc dữ liệu phức tạp hoặc kiểu dữ liệu phức tạp. Tính phức tạp cao: Việc cấu hình và duy trì hệ thống đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, điều này có thể đặt ra thách thức đối với các tổ chức hoặc cá nhân có quy mô nhỏ hơn trong việc sử dụng nó một cách hiệu quả. PostgreSQL Mã nguồn mở, miễn phí cho phép chỉnh sửa và triển khai tùy theo nhu cầu. Có lưu lại nhật ký đã thực thi trước đó, hỗ trợ sửa lỗi tốt hơn. Cộng đồng đông đảo, nhiều kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ người dùng khác. Do không thuộc quyền quản lý của bất kỳ tổ chức nào nên gây khó khăn cho người dùng khi muốn tiếp cận với đầy đủ tính năng. Hiệu suất của PostgreSQL có thể yếu hơn so với các hệ thống đòi hỏi hiệu suất cao. Một số ứng dụng nguồn mở không hỗ trợ PostgreSQL, dẫn đến tình trạng thiếu tính năng so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.

Hy vọng bạn đã hiểu nhiều hơn về các hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay và lựa chọn được nền tảng phù hợp để luyện tập, sử dụng.

Nếu như bạn đang tìm kiếm một khóa học về Truy vấn dữ liệu với Transact SQL (trên SQL Server), thì hãy tham khảo ngay khóa học DP-080: Querying Data with Microsoft T-SQL tại Datapot nhé.