So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Vải Cashmere là một trong những loại vải được đông đảo giới thượng lưu săn đón bởi sự sang trọng, chất lượng và thoải mái. Ngày nay, loại vải cao cấp này cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành thời trang với đa dạng các sản phẩm và mẫu mã khác nhau. Vậy vải Cashmere là gì? Cách sử dụng loại vải cao cấp này như thế nào? Hãy cùng Lì Ven tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về vải Cashmere

Không như các loại vải phổ biến khác, vải Cashmere là một loại vải cao cấp và vô cùng đắt đỏ. Vải Cashmere hay còn gọi là vải len Cashmere được tạo ra từ lông của dê. Theo nhiều nghiên cứu, chất vải Cashmere đã xuất hiện từ rất lâu và được xem là một trong những loại vải sang chảnh trong giới thượng lưu.

Loại vải này có đặc tính siêu nhẹ, mềm mại và có khả năng giữ ấm gấp 6 lần so với các loại vải len thông thường khác. Một sợi Cashmere đạt tiêu chuẩn có đường kính thấp nhất là 18,5mm và chiều dài tiêu chuẩn là 3,175mm. Bên cạnh đó, giá thành của loại vải này cũng khá cao so với các loại vải khác trên thị trường.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Nguồn gốc ra đời của vải Cashmere

Vải Cashmere được xuất hiện lần đầu tiên tại vương quốc Kashmir ở Ấn Độ. Loại vải này được lấy từ lông của các con dê tên Cashmere sinh sống trong các vùng núi Himalaya có khí hậu khắc nghiệt.

Các chú dê sống trong môi trường này phải đối mặt với điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Cũng chính vì vậy mà những sợi lông của chúng mọc rất dày và có độ bền cao hơn so với các loại sợi lông dê khác. Tuy nhiên, sản lượng lông khá ít chỉ khoảng 50 - 150 gram Cashmere mỗi năm. Vì vậy mà việc dệt lông bằng các máy móc hiện đại là không thể.

Quá trình chế biến thủ công vải Cashmere từ sợi lông dê đòi hỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ, kỳ công. Sau khi đã lấy lông dê bằng bàn chải cỡ lớn, phần lông này sẽ được làm sạch và được xử lý để loại bỏ hết các chất bẩn và tạp chất. Sau đó, các sợi này sẽ được sắp xếp và dệt thành các tấm vải mềm mại, ấm mát và cho ra đời các sản phẩm áo khoác và quần vải chất lượng. Và đây cũng là lý do khiến cho loại vải này có giá thành khá cao trên thị trường.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Phân loại các loại vải Cashmere

Tương tự như các loại vải khác, hiện nay trên thị trường, vải Cashmere có rất nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu sẽ đều được chia thành 3 loại chính sau:

• Loại A: Đây là loại sợi dài và mỏng nhất so với 2 loại sợi vải Cashmere còn lại. Loại vải này có đường kính nhỏ chỉ khoảng 14 micron và độ dài khoảng 36mm. Tuy nhiên, các sản phẩm được làm từ loại sợi Cashmere này có độ bền cao nên đặc biệt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng chính là loại vải có giá thành cao nhất.

• Loại B: Đây là loại sợi Cashmere có đường kính trung bình khoảng 19 micron và dài khoảng 32mm. Loại vải này có chất lượng và giá thành thấp hơn loại A, có độ bền và mềm mại cũng thấp hơn.

• Loại C: Đây là loại vải có độ dày lớn, đường kính khoảng 30 micron. Chất lượng cũng kém nhất trong 3 loại và có giá thành rẻ.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Ưu nhược điểm của vải Cashmere

Ưu điểm

• Vải Cashmere là một trong những loại vải len cực nhẹ giúp người mặc không cảm thấy bí bách hay nặng nề với khả năng giữ ấm tuyệt vời, vượt trội hơn nhiều loại vải khác.

• Cashmere còn là loại vải khả năng giữ nhiệt cực tốt với thành phần chủ yếu là lông cừu ở vùng nhiệt độ thấp nên nên khả năng giữ ấm gấp nhiều lần so với các loại len khác trên thị trường.

• Len Cashmere sở hữu vẻ ngoài đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế. Khi chạm vào nó đem lại một độ mềm mịn nhất định giúp cho người mặc cảm giác thấy thoải mái và thư giãn cho dù mặc có mặc thêm nhiều trang phục mùa đông cồng kềnh khác.

• Cashmere cũng là một chất liệu có độ bền cao và chống nhăn tốt và một chiếc áo sợi Cashmere chất lượng cao có thể kéo dài suốt đời nếu được sử dụng đúng cách.

• Bên cạnh đó, chất liệu Cashmere không chỉ phù hợp với những bộ trang phục sang trọng mà còn có thể sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau. Từ những mẫu áo len mỏng mùa xuân, mùa thu cho đến những mẫu áo khoác ấm áp của mùa đông.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Nhược điểm

• Giá thành cao: Mỗi năm số lượng lông dê được thu hoạch để làm vải Cashmere rất ít và cũng chỉ loại dê nuôi trên vùng núi Himalaya mới có thể đem lại chất lượng hoàn hảo cũng như phát huy được hết công dụng của nó. Vì chính lý do này mà loại vải này có giá rất đắt trên thị trường. Hơn nữa, những loại trang phục được làm bằng chất liệu Cashmere được làm hoàn toàn từ thủ công nên chi phí nhân công cũng rất cao.

• Dễ hỏng: Cashmere là loại vải mềm và mỏng. Do đó nó rất dễ bị rách hoặc xù lông trong quá trình sử dụng. Điều này đòi hỏi người sử dụng cần phải biết cách chăm sóc và bảo quản vải Cashmere đúng cách và cẩn thận.

• Rất dễ bị biến dạng: Khi tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao thì trang phục Cashmere có thể bị co lại hoặc biến dạng. Vì vậy mà người tiêu dùng nên tuân thủ hướng dẫn giặt và bảo quản đúng cách để tránh tình trạng này.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Ứng dụng của vải Cashmere

Vì chất liệu vải Cashmere cực kỳ mềm mại và có đặc tính cách nhiệt tốt nên các sản phẩm Cashmere rất phổ biến cho quần áo, chăn ga hay thảm Cashmere và nhiều phụ kiện thời trang trong thời tiết lạnh.

• Quần áo: Len Cashmere có thể được dệt hay dệt kim thành nhiều loại quần áo khác nhau như áo thun T-Shirt, áo len cổ lọ, áo len chui đầu, áo len cổ chữ V. Bên cạnh đó, Cashmere cũng có thể được dệt thành áo khoác, quần và nhiều mặt hàng khác. Đặc biệt, chất liệu này dùng cho quần tây nam hiện đang rất được ưa chuộng và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.

• Phụ kiện: Các loại phụ kiện Cashmere như khăn choàng, găng tay, tất vớ,... là những món đồ Cashmere phổ biến đem lại cảm giác ấm áp và tạo thêm sự sang trọng đẹp mắt cho người sử dụng.

• Chăn ga, gối và thảm Cashmere: Những sản phẩm được làm từ chất liệu Cashmere đều mang lại sự mềm mại, ấm áp và sang trọng tuyệt đối cho người sử dụng.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Cách sử dụng vải Cashmere đúng cách

Len Cashmere được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên 100% nên không gây kích ứng với các chất tẩy mạnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý sử dụng vải Cashmere với các loại nước xả vải, nước hoa vì các thành phần hóa học có trong những dung dịch này sẽ khiến cho cấu trúc sợi len bị biến đổi, về lâu dài sẽ gây biến dạng sản phẩm.

Bạn nên phân chia thời gian sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu Cashmere một cách hợp lý. Nên để len Cashmere nghỉ ngơi ít nhất khoảng 24 giờ. Điều này giúp cho len được bền hơn cũng như giúp cho len không bị giãn trong quá trình sử dụng lâu dài.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Cách giặt các sản phẩm len Cashmere

Việc giặt các sản phẩm từ len Cashmere cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo được độ bền của vải:

• Luôn giặt với nước ở nhiệt độ thường khoảng 37 độ C.

• Nên giặt bằng tay, vò nhẹ và không vắt quá mạnh.

• Sử dụng các loại xà phòng, nước giặt nhẹ, độ kiềm trung tính.

• Phơi các sản phẩm vải Cashmere ở nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tránh mọi nguồn nhiệt đặc biệt là ánh nắng trực tiếp.

• Không nên sử dụng móc treo vì có thể làm giãn sợi vải.

• Không sấy khô, hay ủi quần áo hay phụ kiện sử dụng vải len Cashmere vì có thể gây biến đổi cấu trúc vải.

Cách bảo quản các sản phẩm từ vải Cashmere

• Khi không sử dụng đến, các bảo quản tốt nhất các sản phẩm vải len Cashmere là gấp phẳng gọn và đặt trong túi nhựa, hộp nhựa để tránh các loại côn trùng tấn công lên vải.

• Không nên treo bằng móc vì có thể làm vải bị chảy giãn nhanh chóng.

• Quần áo từ vải Cashmere sau khi mặc nên được chải bằng bàn chải mềm để loại bỏ bớt khí thải và bụi bám trước khi giặt cũng như hạn chế tình trạng đổi màu của sợi vải.

Tại sao chất liệu vải Cashmere lại có giá thành cao như vậy?

Nguyên nhân chính khiến chất vải Cashmere có giá thành cao là do chất lượng vải sang trọng và tinh tế. Đồng thời:

• Quá trình thu gom và sản xuất các sản phẩm len mất rất nhiều thời gian và công sức.

• Thành phần chủ yếu từ lông của dê, không sử dụng chất liệu nhân tạo tổng hợp nên tuyệt đối an toàn với làn da, ngay cả những làn da nhạy cảm.

• Để có một chiếc áo khoác cho người lớn sẽ cần phải mất lông của 4 chú dê

• Hơn nữa, điều kiện và môi trường để nuôi dê cũng mất rất nhiều chi phí mới có thể cho ra được những sợi vải Cashmere chất lượng và đảm bảo.

So sánh len lông cừa và cashmere năm 2024

Trên đây là toàn bộ thông tin về vải Cashmere là gì cũng như cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ chất liệu Cashmere mà Levents muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức liên quan đến nhiều chất liệu vải cũng như dễ dàng lựa chọn và nâng cao gu thời trang của mình hơn.