Số sánh lỗi cố ý và lỗi vô ý

Tôi đang tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến lỗi trong pháp luật Hình sự và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Lỗi vô ý do câu thả và vô ý vì quá từ tin khác nhau như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

  • Số sánh lỗi cố ý và lỗi vô ý
    (ảnh minh họa)

Lỗi nằm trong mặt chủ quan và là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi cấu thành tội phạm. Lỗi được phân thành 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong lỗi cố ý thì có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp còn trong lỗi vô ý thì có vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân biệt về 2 nhóm lỗi vô ý trong pháp luật hình sự của nước ta.

Về vấn đề này thì tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '269247');" target='_blank'>Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

- Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Lỗi vô ý do câu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Trên đây là quy định về lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả trong pháp luật Hình sự hiện hành và bảng dưới dây sẽ góp phần phân biệt về 2 nhóm lỗi này. Cụ thể như sau:

Lỗi là một trong những căn cứ để tiến hành xử lý hình sự. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định.

Bộ luật hình sự chia lỗi thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng vì lỗi là một trong những yếu tố để xem xét người đó phạm tội gì và quyết định hình phạt. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi để phân biệt chúng với nhau là một công việc rất cần thiết.

Số sánh lỗi cố ý và lỗi vô ý

Về lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin, Bộ luật hình sự quy định như sau:

Lối cố ý gián tiếp Lỗi vô ý vì quá tự tin

- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: A vì thù ghét B nên đã rủ một nhóm bạn đánh B. Những người này dùng nhiều phương tiện, công cụ khác nhau để đánh B nhằm dạy cho B một bài học. Họ đánh B với tâm lí: đánh chết cũng được mà không chết cũng được. Những người này có lỗi cố ý gián tiếp.

- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin.

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

+) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

+) Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.

Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hại mà hành vi của mình có thể gây ra và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản, đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra và tin rằng hậu quả không xảy ra.