Sự khác nhau giữa xạ trị và hóa trị

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Lê Phước Thu Thảo - Bác sĩ xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có kinh nghiệm gần 15 năm trong việc điều trị trực tiếp bệnh nhân ung thư, đặc biệt là xạ trị ung thư và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ và giảm đau.

Điều trị ung thư có nhiều phương pháp khác nhau như: phẫu thuật, xạ trị (điều trị tại chỗ, tại vùng) và điều trị toàn thân (hóa trị, hormone liệu pháp)... Vậy việc phối hợp xạ trị và hóa trị mang lại hiệu quả như thế nào?

1. Xạ trị và hóa trị là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị bằng các bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các thiết bị xạ trị có công nghệ tiên tiến ra đời và đang được ứng dụng rộng rãi, xạ trị trở thành một trong những phương pháp chính để điều trị ung thư hiện nay.

Hóa trị ung thư (cancer chemotherapy) là một trong các biện pháp điều trị ung thư mang tính chất toàn thân, được hiểu là phương pháp điều trị ung thư bằng các thuốc hóa học có tính chất gây độc tế bào (cytotoxic drug).

2. Xạ trị kết hợp hoá trị có hiệu quả như thế nào?

khí chính trong điều trị ung thư là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, những vũ khí mới trong điều trị ung thư dù chỉ mới áp dụng trong thời gian gần đây cũng cho những kết quả rất hứa hẹn như liệu pháp điều trị trúng đích hay liệu pháp miễn dịch.

Việc kết hợp các vũ khí khi điều trị mang lại nhiều lợi ích, tăng khả năng kiểm soát bệnh ung thư. Ví dụ việc kết hợp hóa trị với phẫu thuật hoặc xạ trị đã cải thiện đáng kể kết quả điều trị nhiều loại ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện trước phẫu thuật, giúp giảm thể tích bướu thuận lợi cho phẫu thuật, tăng khả năng điều trị bảo tồn, hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật giúp giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ cũng như giảm tỉ lệ di căn xa sau điều trị.

Phối hợp giữa hóa trị với xạ trị cũng mang lại kết quả tương tự. Hóa trị có thể thực hiện trước xạ trị, gây đáp ứng bướu, thu nhỏ khối bướu, thuận lợi cho xạ trị tiếp theo. Hoặc thực hiện đồng thời với xạ trị, giúp tăng tính nhạy xạ của bướu, dồng thời kiểm soát các di căn vi thể, giảm nguy cơ di căn xa sau điều trị. Hóa xạ trị đồng thời chòn chỉ định điều trị bổ túc sau mổ đối với 1 số ung thư đầu cổ, ung thư trực tràng. Khi kết hợp cả 2 phương thức này điều trị bổ túc sau mổ giúp tăng việc kiểm soát tại chỗ, giảm tỉ lệ tái phát và di căn xa.

Việc kết hợp hóa và xạ trị để điều trị triệt để đầu tiên cho một số bệnh lý ung thư như ung thư đầu cổ, ung thư thực quản, trực tràng, cổ tử cung trong nhiều tình huống có thể giúp bệnh nhân điều trị bảo tồn cơ quan và chức năng của nó, tránh được cuộc phẫu thuật có tính tàn phá mất cơ quan và chức năng.

Khi kết hợp cả 2 phương pháp này hiệu quả điều trị tốt hơn, nhưng tất nhiên, độc tính điều trị sẽ nhiều hơn hoặc nặng hơn. Việc cân nhắc giữa lợi ích mang lại do phác đồ hóa – xạ trị lên kiểm soát bênh với độc tính của phác đồ này lên bệnh nhân rất quan trọng. Người bác sĩ điều trị sẽ bàn bạc chi tiết với bệnh nhân, để chọn phác đồ phù hợp nhất với từng bệnh nhân, với chẩn đoán bênh, với giai đoạn bệnh.

Các bệnh nhân ung thư có thể áp dụng phương pháp điều trị hóa xạ trị đồng thời như bệnh nhân ung thư đầu cổ, một số ung thư đường tiêu hóa như ung thư thực quản, trực tràng, phụ khoa...

Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị phối hợp đồng thời với hóa chất như:

  • Phản ứng da và niêm mạc: bản thân xạ trị đã gây khá nhiều tác dụng phụ lên da và niêm mạc, đặc biệt với các trường hợp xạ trị vùng đầu cổ, tiêu hóa trên, phản ứng này xuất hiện khi bệnh nhân xạ được khoảng 1⁄2 liệu trình. Khi kết hợp hóa trị độc tính điều trị này có thể nặng hơn và xuất hiện sớm hơn, kéo dài hơn. Biểu hiện thường gặp trên da là vùng da xạ đỏ, sạm da, tróc vảy khô, hoặc nặng hơn tróc vảy kèm tiết dịch, chảy máu tự nhiên... Biểu hiện trên niêm mạc thường gặp là niêm mạc đỏ, loét gây đau, có giả mạc hoặc chảy máu khi va chạm hoặc chảy máu tự nhiên...
  • Tiêu chảy thường xảy ra khi tia xạ vào vùng bụng hay vùng chậu.
  • Viêm đường tiết niệu khi chiếu xạ vùng chậu làm bệnh nhân tiểu gắt buốt, tiểu rát, tiểu lắt nhắt...
  • Ảnh hưởng lên hệ tạo máu: tác dụng này chủ yếu do hóa trị, vì hóa chất có tính gây độc tế bào và ức chế tủy xương.

Ngoài những tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp một số biến chứng muộn như các tổ chức phần mềm vùng chiếu xạ bị xơ hóa và teo nhỏ. Một số biểu hiện toàn thân khác có thể gặp bao gồm mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn...

Sự khác nhau giữa xạ trị và hóa trị

Hóa trị ung thư là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư mang tính chất toàn thân

4. Xạ trị phối hợp đồng thời hóa chất ở Bệnh viện Vinmec Central Park có ưu điểm nào?

Sự khác nhau giữa xạ trị và hóa trị

Bệnh nhân bị ung thư đầu cổ có thể áp dụng phương pháp xạ trị phối hợp đồng thời với hóa chất

5. Xạ trị phối hợp đồng thời hóa chất ở Bệnh viện Vinmec Central Park có ưu điểm nào?

Xạ trị phối hợp đồng thời với hóa chất tại Bệnh viện Vinmec Central Park được thực hiện bởi các BS có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Riêng hệ thống Máy xạ trị Truebeam của Bệnh viện Vinmec Central Park là máy xạ hiện đại nhất Đông Nam Á, mang lại tỉ lệ điều trị thành công cao

Ngoài xạ trị phối hợp đồng thời với hóa chất Vinmec Central Park còn có các ứng dụng liên quan khác như:

  • Xạ trị điều biến liều cường độ IMRT
  • Xạ trị điều biến thể tích VMAT (xạ trị vòng cung).
  • Xạ phẫu vùng sọ não SRS thông thường và SRS sử dụng công nghệ Hyperarc; xạ phẫu dùng cone ICVI (Integrated Conical Collimator Verification & Interlock system).
  • Xạ phẫu định vị vùng thân SBRT.
  • Kiểm soát vị trí khối u
    • Kiểm soát vị trí bướu trên hình ảnh theo từng ngày điều trị (xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh IGRT).
    • Kiểm soát di động bướu theo nhịp thở trong lúc xạ (xạ trị 4D).
  • Ứng dụng lâm sàng
    • Xạ trị ung thư não nguyên phát và di căn, đơn ổ và đa ổ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hóa trị và xạ trị khác nhau như thế não?

Sự khác biệt chính giữa hóa trị và xạ trị là cách chúng được đưa vào cơ thể. Với phương pháp hóa trị, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đưa vào cơ thể qua đường uống bằng miệng hoặc truyền qua tĩnh mạch... Xạ trị tức là đưa các chùm tia phóng xạ liều cao trực tiếp vào khối u.

Xạ trị ung thư tốn bao nhiêu tiền?

Ví dụ về mức giá cho xạ trị ung thư cổ tử cung có thể như sau: Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính: 500.000 đồng/ngày. Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến: 1.555.000 đồng/ngày. Xạ trị áp sát liều cao tại xoang mặt, thực quản, vòm họng, khoang miệng, khí phế quản: 5.021.000 đồng/lần xạ trị.

Xạ trị có bảo hiểm tốn bao nhiêu tiền?

Trường hợp điều trị ung thư không đúng tuyến, vượt tuyến, người bệnh vẫn được bảo hiểm theo mức hưởng như sau: - Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; - Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước; - Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.

Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu?

Xạ trị được lên kế hoạch trong một khoảng thời gian dài, thường là từ 1 đến 7 tuần. Điều này cho phép các tế bào khỏe mạnh phục hồi trong khi liều lượng đưa ra đủ cao để cải thiện kết quả lâm sàng. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 5 đến 20 phút.