Tác dụng phụ của nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Trầm cảm - một căn bệnh tiềm ẩn rất phổ biến hiện nay. Và chúng ta - những cá thể đang từng ngày phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, chán nản do trầm cảm mang lại. Trong số đó, nhiều người đã thử đến một số loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, đây có thực sự là giải pháp giúp đánh bại được những ý nghĩ đen tối đang ngự trị trong tâm trí bạn?

1. Bạn đang có mắc phải chứng trầm cảm hay không?

Trầm cảm - một căn bệnh liên quan đến não bộ của chúng ta. Chúng luôn “điều khiển” chúng ta đến những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, không có động lực để làm việc. Lâu dần kéo chúng ta vào trạng thái bất lực, không còn hứng thú với những hoạt động xung quanh,... nặng hơn có thể dẫn đến việc mình tự làm hại bản thân.

Thuốc chống trầm cảm, đôi khi kết hợp với những biện pháp điều trị tâm lý là những gì mà bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng trầm cảm nguy hiểm này. Tùy theo tình trạng bệnh của bạn đang ở giai đoạn nào, sẽ có những liệu trình điều trị khác nhau. Thời gian điều trị cũng kéo dài theo từng giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải.

Trầm cảm có đang bào mòn dần tâm trí bạn

2. Điều trị trầm cảm - dễ hay khó?

Trầm cảm được chia làm 3 giai đoạn theo thứ tự từ nặng đến nhẹ ta có giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3. Nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, bạn có thể không cần đến sự trợ giúp của thuốc chống trầm cảm.

Trong trường hợp này chỉ cần thay đổi thói quen sống, chăm sóc cơ thể cũng như tâm trí tốt hơn bằng các bài tập thể dục, hoặc những bài tập yoga, cùng với những bản nhạc xoa dịu tâm hồn, cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, hướng đến những điều tích cực nhiều hơn. Tránh xa những tác nhân có nguy cơ làm bạn stress cũng là phương thức hỗ trợ tốt giúp bạn giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như năng lượng cho cơ thể.

Nếu sau một thời gian, dường như bạn không thể tự mình thoát khỏi chúng, kèm với đó là những biểu hiện ngày càng rõ ràng và nặng hơn. Lúc này, tìm kiếm cho mình một bác sĩ tâm lý chuyên khoa là điều cần thiết nhất. Bằng cách lắng nghe những thông tin từ bạn, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng và mức độ nặng của bệnh mà đưa ra những liệu trình điều trị khác nhau.

Để điều trị tốt căn bệnh trầm cảm hầu hết các bác sĩ sẽ điều trị theo hướng hỗ trợ giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm kết hợp với hỗ trợ ổn định tâm lý cũng như sức khỏe cho bệnh nhân.

Thoát khỏi căn bệnh trầm cảm - tại sao không?

3. Một số điều cần hiểu rõ trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm đôi khi không hẳn là một “cái phao” tốt để có thể cứu vớt bạn ra khỏi cơn ác mộng mang tên trầm cảm. Do đó, có một số điều bạn cần biết trước khi sử dụng đến thuốc chống trầm cảm như sau:

  • Theo số liệu được thu thập từ một nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2016 cho rằng: Số người thuyên giảm hoàn toàn những triệu chứng trầm cảm chỉ chiếm 30%. Những trường hợp nặng hơn phải dùng đến liều cao hơn và thời gian điều trị cũng phải kéo dài hơn.

  • Cũng như những loại thuốc khác, những loại thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng gây ra những tác dụng phụ cho bệnh nhân. Đôi khi, tỷ lệ gây ra tác dụng phụ của chúng còn cao hơn những loại thuốc thông thường.

  • Tùy theo trường hợp bệnh mà có thể bạn phải dùng đến nhiều loại thuốc khác nhau cùng một lúc trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu rõ về thuốc chống trầm cảm giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn

4. Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay

Trầm cảm hiện nay đã dần trở thành một căn bệnh được khá nhiều người quan tâm đến. Do đó, những loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện những triệu chứng này ngày càng nhiều. Một số thuốc bạn có thể tham khảo như:

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc [SSRIs]

Là một trong những loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chúng hoạt động theo phương thức làm cân bằng các serotonin trong não, giúp bệnh nhân có khả năng thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm.

Một số loại thuốc thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như: thuốc fluoxetine [Prozac và Sarafem], thuốc sertraline[Zoloft], Thuốc escitalopram [Lexapro], thuốc paroxetine [Paxil, Pexeva và Britorelle],...

Tùy theo cơ địa, tình trạng cũng như sức khỏe của người bệnh mà thuốc sẽ có những tác dụng phụ khác nhau như: Buồn nôn, tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, run toàn thân, giảm ham muốn,... tuy nhiên những tác dụng phụ này chỉ ở mức nhẹ, không đáng nghiêm trọng.

Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine [SNRI]

Đây là một trong những loại thuốc mới được đưa vào sử dụng nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao. Những tác dụng phụ mà chúng mang lại cũng không đáng kể. Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp như: đau bụng, lo lắng, ngủ không sâu giấc hoặc các vấn đề về tình dục,...

Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể nói đến như: Thuốc venlafaxine [Effexor XR], Thuốc desvenlafaxine [Pristiq và Khedezla], thuốc levomilnacipran [Fetzima], thuốc duloxetine [Cymbalta],...

Thuốc chống trầm cảm ba vòng [TCAs]

Được biết đến là một trong những loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị căn bệnh trầm cảm nên. Chúng có thể được sử dụng thay thế cho những trường hợp nếu điều trị bằng SSRIs không mang lại hiệu quả.

Thuốc clomipramine [Anafranil], Thuốc Amitriptyline, thuốc Trimipramine [Surmontil], Thuốc desipramine [Norpramin],... là những thuốc được sử dụng phổ biến ngày nay thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Cũng không thể ngoại trừ những tác dụng phụ mà chúng gây ra như: Đau đầu, chóng mặt, huyết áp thay đổi, lượng đường trong máu thay đổi, đôi khi có cảm giác muốn nôn,...

Ngoài một số loại thuốc phổ biến trên, chúng ta còn có một một số loại khác như: Thuốc chống trầm cảm Tricyclic, những chất ức chế monoamine Oxidase [MAOIs], thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2, Thuốc đối kháng Noradrenergic,... Chúng đều là những nhóm thuốc có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm phổ biến ngày nay. Một điều đáng lưu ý ở đây là tất cả những loại thuốc nêu trên đều có khả năng gây ra tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm, nhưng sử dụng sao cho hiệu quả sẽ dựa vào quyết định của bạn

Thuốc chống trầm cảm không phải là “thần dược” cho căn bệnh trầm cảm của bạn. Do đó, chúng ta cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cùng với những lời khuyên hỗ trợ kèm theo để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Nếu có bất cứ khó khăn nào, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900565656. Chúng tôi ở đây sẵn sàng lắng nghe từ những chia sẻ nhỏ nhất của bạn.

Trầm cảm có thể do các yếu tố nội sinh, sang chấn tâm lý, căng thẳng tâm lý kéo dài, do tâm lý - xã hội, do các bệnh ở não,  suy nhược..., trừ một số trầm trọng phải nằm viện, số còn lại thường chữa tại nhà. Người bệnh, người nhà cần biết  về thuốc và tác dụng phụ để dùng đúng chỉ dẫn mới có hiệu quả và tránh tai biến. 

Trong quá trình dẫn truyền thần kinh, các chất serotonin, dopamin, adrenalin, noradrenalin có giai đoạn bị "khử hoạt tính" do "sự nắm bắt" và "tái nắm bắt neuron". Khi các chất này bị giảm sút quá mức sẽ tạo ra trạng thái ức chế [giảm khí sắc, giảm năng lượng, giảm hoạt động] gọi là trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm ức chế "sự nắm bắt" và "tái nắm bắt" neuron [có hay không chọn lọc] nên chống lại được trạng thái này.

 Tuy  cơ chế tác dụng gần như nhau nhưng trong lâm sàng mỗi thuốc chỉ đáp ứng  trên một số trạng thái trầm cảm nhất định. Ví dụ, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng [amitriptylin] dùng trong trầm cảm nội sinh [loạn tâm thần hưng trầm cảm]; exffexor dùng trong rối loạn ưu tư lan rộng; fluoxetin dùng trong trầm cảm rối loạn ám ảnh-bức bách. Người bệnh, người nhà không thể tự nhận biết, phân biệt được nên phải khám chuyên khoa từ đầu cũng như tái khám [khi có diễn biến] để được chỉ định đúng thuốc.

 Não của người mắc chứng trầm cảm. - Não người bình thường.

Một số tác dụng phụ và  tương tác thường gặp ở thuốc chống trầm cảm

- Làm xuất hiện ý nghĩ tự sát: hiện tượng này hay xảy ra lúc mới điều trị. Người bệnh có thể  bỏ thuốc hoặc có hành vi nguy hiểm. Bệnh nhân nên được quản lý ở bệnh viện hoặc có người nhà theo dõi.

- Gây căng thẳng, mất ngủ: thường xuất hiện lúc mới dùng thuốc, giống như quá liều. Cần chỉnh liều hoặc cho kết hợp thêm thuốc làm dịu.

- Làm hạ ngưỡng động kinh: Làm cho người động kinh dễ lên cơn co giật. Phải ngừng ngay thuốc khi xuất hiện cơn co giật.

Thuốc trầm cảm được chuyển hoá hầu hết tại gan, thải trừ qua thận dưới dạng chuyển hoá. Người có chức năng gan thận bị suy giảm khi dùng thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như quá liều. Người già thường bị một số nhạy cảm quá mức như: hạ huyết áp tư thế đứng gây sốc, táo bón lâu ngày gây liệt ruột. Với những người này phải giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn  duy trì được hiệu quả chữa bệnh [có khi chỉ còn bằng nửa liều người bình thường].

Một số thuốc [đặc biệt thuốc chống trầm cảm 3 vòng, 4 vòng] thường gây nên một số triệu chứng [kháng cholinergic] khá phức tạp như: khô miệng, buồn nôn, táo bón; nhịp nhanh, hạ hay tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi, phát ban; nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn; nhìn mờ, tăng áp lực nội nhãn, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi glucose huyết, gây chứng vú to, phồng tinh hoàn [ ở nam], tăng tiết sữa [nữ]. Để khắc phục: chỉ cho uống một liều duy nhất vào buổi tối thì các triệu chứng này hầu như không xảy ra. Ở người trung niên, người già, triệu chứng này hay xảy ra hơn, cần phải giảm liều. Tránh dùng cùng lúc các thuốc này với các thuốc thường gây ra các triệu chứng trên [như atropin, ephedrin...].

Thuốc  hấp thụ vào thai, tiết vào sữa ở mức  gây nguy hiểm cho thai và trẻ bú mẹ. Tốt nhất không nên dùng khi có thai hoặc cho con bú.

Khi dùng các thuốc chống trầm cảm khác cùng lúc với IMAO hoặc khi mới ngừng dùng IMAO chưa đủ 14 ngày sẽ làm tăng tiềm năng thuốc gây ra hội chứng  bất thường về tâm thần [vật vã, hưng cảm, lú lẫn, hôn mê], về vận động [giật rung cơ, run rẩy, tăng phản xạ, cứng đờ], về thần kinh thực vật [hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, rùng mình, sốt cao, đổ mồ hôi...]. Nếu vì lý do phải thay thuốc IMAO bằng thuốc trầm cảm khác hoặc thay thuốc trầm cảm khác bằng IMAO thì phải có khoảng ngừng thuốc giữa các đợt thay ít nhất là 14 ngày [riêng fluoxetin chỉ dùng khi đã ngừng IMAO 35 ngày]. Rượu làm tăng hiệu lực thuốc và gây độc. Không uống rượu khi dùng thuốc.

Các thuốc làm cường giao cảm, thuốc làm dịu benzodiazepam và các thuốc làm trầm suy thần kinh trung ương khác... làm tăng cường tiềm năng thuốc chống trầm cảm.  Các thuốc chống trầm cảm lại đối kháng với các thuốc chống động kinh như barbituric, carbamazepin, phenytoin. Không dùng chung thuốc trầm cảm với các thuốc này trừ trường hợp đặc biệt có chỉ định của thầy thuốc [ví dụ trong thời kỳ đầu trị liệu, người  bệnh bị căng thẳng, mất ngủ có thể cho dùng kết hợp với thuốc làm dịu].

Một số các thuốc chống trầm cảm khi dùng chung với nhau cũng không có lợi, thường làm tăng tiềm năng thuốc, gây độc  [ví dụ: fluoxetin làm tăng cường tiềm năng của thuốc chống trầm cảm 3 vòng].

Dùng thế nào cho đúng?

Thường dùng bắt đầu với liều thấp, tăng dần đến đạt yêu cầu, rồi duy trì liều đó, nhưng cũng có khi thấy xuất hiện các hiện tượng như quá liều [do người bệnh tăng tính nhạy cảm hay do gan thận giảm chức năng] lại phải giảm liều, hoặc lúc trạng thái bệnh có thay đổi phải điều chỉnh liều hoặc thay thuốc. Không tăng hay giảm liều một cách đột ngột để tránh các phản ứng bất lợi. Môi trường sống, môi trường gia đình - xã hội rất quan trọng với người bệnh trầm cảm, cần chú ý phối hợp. Tuy nhiên cần biết rõ khi bị bệnh thì nhất thiết phải chấp nhận việc dùng thuốc và không bỏ dở khi chưa đủ liệu trình. Người bệnh trầm cảm thường phải dùng nhiều thuốc trong thời gian dài, khó chủ động làm tốt các việc này. Người nhà cần làm cho người bệnh thông suốt, giúp nhận quản lý và cho họ uống thuốc đúng chỉ dẫn. Mặt khác phải theo sát và cùng người bệnh phát hiện với thầy thuốc những bất thường [diễn biến bệnh, tác dụng phụ] để xử lý  kịp thời.

Thuốc chống trầm cảm khó dùng nhưng do đặc thù chữa bệnh thường được cho dùng tại nhà, vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh - người nhà- thầy thuốc giúp cho việc dùng thuốc hiệu quả an toàn hơn.

DS. Hà Thủy Phước


Video liên quan

Chủ Đề