Tại sao bố mẹ cho con nhiều tiền việt nam

Nhiều cha mẹ cho rằng không nên cho con tiếp xúc với đồng tiền quá sớm. Tuy nhiên, cho trẻ tiền tiêu vặt một cách hợp lý là một trong những phương pháp hiệu quả để giáo dục con về tài chính.

Việc con xin tiền tiêu vặt không phải vấn đề xa lạ với nhiều gia đình có con đang ở độ tuổi đi học. Liệu cha mẹ có nên cho con tiền trong giai đoạn trẻ chưa có những hiểu biết cơ bản về tiền bạc?

Chị Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không cho con mang tiền đi học vì không muốn con mua đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, nhưng hôm trước khi đón con tôi thấy cháu khóc bảo các bạn trong lớp ai cũng có tiền mua đồ ăn, miếng dán hình công chúa chỉ mình con là không có. Tôi có gợi ý là mẹ sẽ chuẩn bị một ít đồ ăn vặt từ nhà cho con nhưng con không chịu, ngày nào cũng ăn vạ, khóc lóc, không chịu đi học làm tôi rất mệt mỏi”.

Chị Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang đau đầu vì trường hợp của cậu con trai hợp lớp 5: "Từ trước đến nay tôi chưa từng cho cháu tiền tiêu vặt vì tất cả nhu cầu của con tôi đều lo đầy đủ. Tuần trước, cô giáo của cháu gọi điện bảo cháu lấy tiền của bạn làm tôi thấy rất sốc. Buổi tối hôm đó tâm sự với cháu thì cháu vừa khóc vừa kể, mấy bạn mua bánh kẹo vào giờ ra chơi nhưng xin mãi các bạn không cho nên đã lấy tiền của bạn để đi mua. Trước đây, cháu đã từng mấy lần xin tiền tiêu vặt nhưng tôi không cho. Giờ cháu lại mắc sai lầm như vậy làm tôi không biết nên làm thế nào”.

Như vậy, nếu trẻ không được giáo dục về tiền bạc sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Nhiều cha mẹ cho rằng cho con tự tiêu tiền ở độ tuổi quá nhỏ là điều không nên bởi ở độ tuổi này con chưa hiểu về giá trị của đồng tiền, dễ bị những cám dỗ bởi đồ ăn vặt, các món đồ chơi hoặc dùng tiền chơi điện tử. Từ đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con do ăn đồ ăn không đảm bảo, xao nhãng việc học hành trên lớp…

Theo Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy việc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt không phải là giải pháp tốt nhất cho con. Khi con quá tò mò mà bị ngăn cấm thì sẽ dẫn đến những hành động tự phát như lấy trộm tiền để tiêu xài như các bạn. Nếu con có tiền mà không được định hướng cách sử dụng thì còn nguy hiểm hơn. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề cho con tiền tiêu vặt mà đánh mất cơ hội dạy con chi tiêu, tiết kiệm tiền một cách hợp lý.

Dạy con dùng tiền như thế nào?

Bill Engel - Chuyên viên kế hoạch tài chính người Mỹ cho rằng một trong những cách tốt nhất để thiết lập nền tảng tài chính cho trẻ là tạo cho con cơ hội được tự quản lý tiền khi còn nhỏ: “Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn... trẻ cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Trẻ sẽ có ý thức hơn về giá trị của tiền, sẽ giảm chi tiêu phù phiếm khi chúng được tự quản tiền". Việc làm này sẽ là cơ hội để trẻ học cách lập ngân sách chi tiêu và có trách nhiệm hơn với số tiền của mình. Cha mẹ sẽ là những người thầy tiên phong dạy con về tài chính để con biết quý trọng giá trị của lao động, của tiền bạc.

Khi được hỏi làm thế nào để dạy con tốt nhất về tài chính, Harry Markowitz - Một nhà kinh tế học của Hoa Kỳ cũng cho rằng, dạy con về những giới hạn của ngân sách là điều rất quan trọng: "Thứ duy nhất tôi đã dạy con về tài chính khi chúng đang lớn là cho chúng một khoản trợ cấp nhưng chúng không thể mua mọi thứ mình muốn. Qua bài học đó, chúng sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc".

Theo một khảo sát của công ty T Rowe Price có trụ sở tại Baltimore, Maryland, Mỹ có tới 51% trẻ sẽ tiêu ngay số tiền trợ cấp từ cha mẹ. Vì vậy, bên cạnh việc cho con được tự quản lý một số tiền riêng hãy dạy con cách tiết kiệm để thực hiện một mục tiêu nào đó như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi…

Hơn nữa, số tiền mà cha mẹ cho con nên phù hợp với từng độ tuổi. Hãy nói với con rằng con chỉ được chi tiêu trong giới hạn đó. Thực tế không có một con số cụ thể nào cho vấn đề nên đưa cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt mỗi ngày là hợp lý, bởi mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nên số tiền có thể chu cấp cho con cũng khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào hai yếu tố để xem xét giới hạn chi tiêu của con như: Điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu trong từng độ tuổi. Đơn cử như khi con đang ở độ tuổi mầm non mọi hoạt động ăn uống, mua sắm đều do cha mẹ lo nên cho con tiền tiêu vặt sẽ hạn chế hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên cha mẹ vẫn nên cho con những đồng tiền lẻ để con làm quen với tiền bạc. Khi con lớn có thể cho con một khoản tiền nhỏ để con học cách chi tiêu phù hợp.

Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề có nên cho con tiền tiêu vặt không, nhưng dù ở quan điểm nào cha mẹ đều mong muốn con yêu được học tập, phát triển trong môi trường lành mạnh và an toàn nhất. Vì vậy, đừng quên dạy những kiến thức cơ bản về tiền bạc vì đó là nền tảng giúp con dễ dàng đưa ra những quyết định tài chính trong lai.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ghi nhận quyền có tài sản riêng của con. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cho rằng tiền riêng của con thì mặc định do cha mẹ giữ. Vậy dưới góc độ pháp luật thì cha mẹ có được giữ tiền riêng của con không?

Tại sao bố mẹ cho con nhiều tiền việt nam

Cha mẹ có được giữ tiền riêng của con không? (Ảnh minh họa)

1. Cha mẹ có được giữ tiền riêng của con không?

Theo khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tài sản riêng của con bao gồm:

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng;

- Thu nhập do lao động của con;

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con;

- Thu nhập hợp pháp khác.

Đồng thời, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Theo quy định này thì con hoàn toàn có quyền tài sản riêng đối với các loại tài sản nêu trên.

Căn cứ Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc quản lý tài sản riêng của con sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của con, cụ thể như sau:

- Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

- Con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Như vậy, cha mẹ được giữ tiền riêng của con khi con dưới 15 tuổi và giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên. Khi con từ đủ 15 tuổi trở lên, con hoàn toàn có quyền tự mình quản lý tài sản riêng trừ khi con nhờ cha mẹ quản lý hộ.

Mặt khác, lưu ý rằng cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp sau:

- Con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, cụ thể:

- Khi con dưới 15 tuổi,  cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

2. Mức phạt đối với hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của con

Tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.

Như vậy, khi cha mẹ có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của con có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Mức phạt này đã tăng mạnh so với quy định cũ tại điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng).

3. Cha mẹ giữ tiền lì xì của con có bị phạt đến 30 triệu đồng?

Như quy định nêu trên, chỉ khi có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em…) thì mới bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Đồng thời, để khẳng định cha, mẹ giữ tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng theo quy định trên thì cần phải xem xét đây có phải là hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của con” hay không.

Vì trong thực tế, mục đích cha mẹ giữ tiền lì xì của con thường xuất phát từ các nguyên nhân: để con tiết kiệm tiền hoặc dùng tiền lì xì để chi tiêu các hoạt động cần thiết cho con như cho trẻ mua quần áo, sách vở, đóng học phí… Rất hiếm trường hợp, cha mẹ giữ tiền lì xì của con vì muốn chiếm đoạt tài sản của con. Do đó, không phải mọi trường hợp, cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con đều bị phạt đến 30 triệu đồng.

Bảo Ngọc

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: