Tại sao địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Xem lời giải

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Đọc bài Lưu
Câu 1. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa Địa hình Việt Nam tiêu biểu cho quang cảnh địa

Câu 1. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa

Địa hình Việt Nam tiêu biểu cho quang cảnh địa hình vùng nhiệt đới gió mùa, thể hiện ở:

* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn, rửa trôi.

- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất đá trên sườn dốc. Biểu hiện của quá trình này là là địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực ,khe sâu, đất bị bào mòn, rửa trôi nhiểu nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đát trượt đá lở thành những nón phóng vật tích tụ dưới chân núi.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phas hủy đá vôi tạo thànhđịa hình cacxto với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót.

- Khí hậu làm sâu sắc thêm tính chất trẻ của địa hình.

* Bồi tụ nhanh ở hạ lưu:

- Hệ quả quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở miền núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh các đồng bằng.

- Rìa phía đông nam đồng bằng Sông Hồng và rìa phía tây nam của đông bằng Sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét.

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: giải thích sự khác nhau về hình thái, độ cao, hướng nghiêng, hướng núi của 4 khu vực núi nước ta?

- Cấu trúc địa hình của 4 vùng núi nước ta chịu ảnh hưởng của đơn vị kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta.

- Địa hình núi Đông Bắc có cấu trúc vòng cung và chủ yếu là đồi núi thấp do chịu ảnh hưởng của nền cổ Hoa Nam và khối vòm sông chảy thuộc khối nền cổ ấy. Tính chất ổn định của 1 vùng nền cổ đã quy định hướng, cấu trúc hình vòng cung và hoạt động kiến tạo tương đối ổn định của vùng núi Đông Bắc.

- Hướng TB-ĐN của vùng núi TB và TSB do chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương, các mạch núi ở đây là sự tiếp nối hệ núi từ Tây Vân Nam xuống. Vùng núi TB được nâng mạnh trong tân kiến tạo trở thành núi có địa hình trung bình và núi cao chiếm ưu thế.

- Vùng núi TSB và TSN đươc hình thành sớm hơn ĐB-TB nên trãi qua quá trình bào mòn mạnh hơn nhưng TSB lại bị nâng yếu trong tân kiến tạo nên ngày nay chủ yếu là đồi núi thấp và hướng núi TSB chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương nên có hướng TB-ĐN.

- TSN chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương mà địa khối Kon Tum thuộc khối nền cổ ấy. Hướng vòng cung của khối núi cực nam trung bộ và biên độ nâng khá mạnh trong tân kiến tạo có liên quan đến khối nền cổ này. Khối núi Kon tum và cực nam trung bộ có địa hình thuộc núi TB. Phía Tây và Tây Nam hoạt động phun trào mắc ma, ba dan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao hơn hẳn.

Câu 3.Chứng minh rằng địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:

- Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa.

- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:

+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp.

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam:

  • Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc.
  • Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ lên cao, ít mưa; sườn tây mưa . Mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có mưa nhiều; ngược lại sườn tây (Tây Nguyên) là mùa khô.

+ Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc.

- Các địa điểm nằm ở sườn đón gíó của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn.

- Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt.

- Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước.

* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phân hóa khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt:

- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi

+ Đai nhiệt đới gió mùa ( 600-700m ở miền Bắc, 900- 1000m ở miền Nam)...

+ Đai cận nhiệt gió mùa trên núi ( 600,700m -2600m ở miền Bắc, 900, 1000m – 2600 m ở miền Nam)...

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi( >2600m)...

- Theo quy luật đai cao,cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 60C. Vì vậy những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình cả nước Vi dụ....

Câu 4. So sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc-Đông Bắc Bắc Bộ và miền Tây Bắc-Bắc Trung Bộ.

Giống nhau: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa.

Thủy chế phân thành hai mùa, hướng TB-ĐN, sông ngòi cả hai miền đều có sự phân

hóa đa dạng.

Khác nhau:

- Diện tíchlưu vực sông ngòi miền Bắc và ĐBBB lớn hơn miền TB và BTB.

- Hình dạng mạng lưới sông:

+ MB ĐBBB có dạng nan quạt.

+ TB BTB có dạng nan quạt, lông chim và song song.

- Độ dốc:

+ Sông ngòi MB và ĐBBB dộ dốc nhỏ hơn miền TB BTB do địa hình núi thấp

và bằng phẳng.

+ Sông ngòi miền TB BTB có độ dốc lớn hơn do địa hình núi cao, BTB hẹp ngang

có núi phía Tây và đồng bằng phía Đông.

- Hướng:

+ Sông ngòi MB và ĐBBB có hướng TB-ĐN, vòng cung (DC).

+ Sông ngòi miền TB BTB có hướng TB-ĐN, TĐ (DC).

- Thủy chế:

+ Chế độ nước sông ngòi MB- ĐBBB có một mùa lũ và một mùa cạn, còn BTB

có hai mùa lũ.

+ Mùa lũ: Sông ngòi MB ĐBBB từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh tháng 8, lũ lên

nhanh rút chậm. Miền TB và BTB lũ có phân hóa theo chiều BN (DC).

- Hàm lượng phù sa: MB ĐBBB lượng phù sa lớn hơn miền TB BTB.

- Giá trị kinh tế: MB ĐBBB có giá trị thủy điện kém hơn miền TB BTB, nhưng có giá trị bồi đắp phù sa và GTVT.

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc.

* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu:

- Hướng địa hình : vòng cung

- Mùa đông: gió mùa Đông Bắc tràn về, các cánh cung núi sẽ hút gió làm cho mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài hơn).

- Mùa hạ do cánh cung Đông Triều quay mặt lồi về phía Đông Nam, gió mùa Đông Nam từ vịnh Bắc Bộ thổi lên gây mưa nhiều tại các sườn đón gió như Yên Tử, Móng Cái,.. và mưa ít tại các sườn khuất gió như lạng Sơn,..

- Tạo nên sự phân hóa theo độ cao.

* Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình:

- - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

- - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng

- - Hiện tượng đất trượt, đá lở.

- - Địa hình cacxto phát triển

Giáo viên: Bùi Xuân Tâm


Nguồn:chuyen-qb.com Copy link
Nguồn: http://chuyen-qb.com/web/tochuyenmon/dia/thuvien/1512-mot-so-cau-hoi-ve-dia-hinh-viet-nam
Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đ...

Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Bộ câu hỏi Atlat dịa lí Việt Nam Bài Địa lí tự nhiên !!

Giải thích tại sao địa hình vùng Đông Bắc, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

1 tuần trước