Tại sao điện thoại lại hiện quảng cáo

Bạn có thể làm cho quảng cáo bạn nhìn thấy hữu ích hơn hoặc nhận quảng cáo dành riêng cho bạn. Bạn sẽ thấy quảng cáo của Google trên:

  • Các dịch vụ của Google, như Tìm kiếm hoặc YouTube.
  • Các trang web và ứng dụng hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo.

Chỉnh sửa thông tin hoặc mối quan tâm của bạn

  1. Truy cập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Trong bảng điều hướng, hãy chọn Dữ liệu và quyền riêng tư.
  3. Di chuyển đến mục "Những việc bạn đã làm và những nơi bạn đã đến".
  4. Trong phần "Cài đặt quảng cáo", hãy chọn Cá nhân hóa quảng cáo.
  5. Bật Cá nhân hóa quảng cáo nếu chế độ này đang tắt.
  6. Trong mục "Cách quảng cáo của bạn được cá nhân hóa", hãy chọn thông tin cá nhân hoặc sở thích của bạn.
    • Để cập nhật thông tin của bạn, chọn Cập nhật. Làm theo các bước trên màn hình.
    • Để tắt một mối quan tâm, hãy chọn Tắt. Xác nhận bằng cách chọn Tắt.
    • Để khôi phục một mối quan tâm, hãy chọn Các yếu tố bạn đã tắt. Chọn một mối quan tâm rồi chọn Bật lại.

Nếu bạn không muốn nhận quảng cáo được cá nhân hóa, hãy tắt chế độ Cá nhân hóa quảng cáo. Tìm hiểu thêm về cách chặn quảng cáo được cá nhân hóa.

Áp dụng các lựa chọn ưu tiên về quảng cáo của bạn ở mọi nơi

Để xem quảng cáo dựa trên các chế độ cài đặt Tài khoản Google của bạn, hãy đăng nhập vào tài khoản của bạn trên tất cả thiết bị bạn có.

Trên thiết bị

Tìm hiểu cách thêm Tài khoản Google của bạn vào thiết bị.

Trên trình duyệt

  1. Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở trình duyệt của bạn, như Chrome hoặc Firefox.
  2. Truy cập vào google.com.vn.
  3. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Đăng nhập nếu bạn chưa đăng nhập. Làm theo các bước sau đó.

Tắt quảng cáo được cá nhân hóa

  1. Truy cập vào Tài khoản Google của bạn.
  2. Trong bảng điều hướng, hãy chọn Dữ liệu và quyền riêng tư.
  3. Di chuyển đến mục "Những việc bạn đã làm và những nơi bạn đã đến".
  4. Trong phần "Cài đặt quảng cáo", hãy chọn Cá nhân hóa quảng cáo.
  5. Tắt nút chuyển bên cạnh "Tính năng Cá nhân hóa quảng cáo đang BẬT".

Bạn cũng có thể tắt tính năng cá nhân hóa trên trình duyệt bằng cách cài đặt tiện ích IBA Opt Out [của Google].

Sau khi bạn tắt tính năng cá nhân hóa, Google sẽ không còn sử dụng thông tin của bạn để cá nhân hóa quảng cáo cho bạn. Quảng cáo vẫn có thể được nhắm mục tiêu dựa trên thông tin như vị trí khái quát của bạn hoặc nội dung của trang web bạn đang truy cập.

Cách hoạt động của chế độ cài đặt quảng cáo

Mỗi Tài khoản Google đều có các chế độ cài đặt quảng cáo riêng. Nếu bạn có nhiều tài khoản, các chế độ cài đặt quảng cáo chỉ áp dụng cho mỗi tài khoản. Nội dung bạn thay đổi đối với chế độ cài đặt quảng cáo của bạn sẽ được lưu khi bạn đăng nhập vào Tài khoản Google.

Khi bạn đăng nhập, quảng cáo sẽ được cá nhân hóa dựa trên hoạt động và thông tin trong Tài khoản Google của bạn. Bạn có thể xem và chỉnh sửa hoạt động của mình trên trang Hoạt động của tôi.

Khi bạn đăng nhập bằng nhiều Tài khoản Google cùng một lúc, quảng cáo có thể dựa trên chế độ cài đặt quảng cáo cho tài khoản mặc định của bạn. Tài khoản mặc định của bạn thường là tài khoản bạn đăng nhập đầu tiên.

Nếu bạn không đăng nhập, các chế độ cài đặt quảng cáo sẽ được lưu vào thiết bị hoặc trình duyệt. Các chế độ cài đặt quảng cáo của bạn sẽ không được lưu nếu bạn xóa cookie của trình duyệt, có thiết bị mới hoặc đặt lại Mã nhận dạng cho quảng cáo.

Cá nhân hóa quảng cáo trên Google Tìm kiếm

Chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên Google Tìm kiếm sẽ kiểm soát những quảng cáo bạn nhìn thấy khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google và đang sử dụng Google Tìm kiếm. Google sẽ sử dụng hoạt động của bạn trên Google Tìm kiếm, chẳng hạn như nội dung bạn tìm kiếm trước đây, để hiện quảng cáo cho bạn trên Google Tìm kiếm.

Do chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên Google Tìm kiếm kiểm soát trải nghiệm của bạn khi bạn không đăng nhập vào Tài khoản Google, nên chế độ này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị cụ thể mà bạn đang dùng.

Cá nhân hóa quảng cáo trên YouTube

Chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên YouTube sẽ kiểm soát những quảng cáo bạn nhìn thấy khi bạn đã đăng xuất khỏi Tài khoản Google và đang sử dụng YouTube. Google sẽ sử dụng hoạt động của bạn trên YouTube, chẳng hạn như nội dung bạn tìm kiếm trước đây, để hiện quảng cáo cho bạn trên YouTube.

Do chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên YouTube kiểm soát trải nghiệm của bạn khi bạn không đăng nhập vào Tài khoản Google, nên chế độ này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị cụ thể mà bạn đang dùng.

Cá nhân hóa quảng cáo trên web

Chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên web sẽ kiểm soát những quảng cáo của Google mà bạn nhìn thấy sau khi bạn đăng xuất khỏi Tài khoản Google trên các ứng dụng và khi bạn duyệt xem các trang web không phải của Google trên những trình duyệt không sử dụng tính năng Chống theo dõi thông minh [ITP]/Chống theo dõi nâng cao [ETP]. Google sẽ sử dụng dữ liệu duyệt web của bạn trên các trang web và ứng dụng của đối tác để hiện quảng cáo cho bạn trên các trang web và ứng dụng đó.

Do chế độ Cá nhân hóa quảng cáo trên web sẽ kiểm soát trải nghiệm của bạn khi bạn không đăng nhập vào Tài khoản Google, nên chế độ này chỉ áp dụng cho trình duyệt hoặc thiết bị cụ thể mà bạn đang dùng. 

Bài viết liên quan

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Máy tính của bạn có thể đã bị cài phần mềm không mong muốn hoặc phần mềm độc hại nếu Chrome gặp phải một số vấn đề sau đây:

  • Quảng cáo bật lên và thẻ mới không biến mất
  • Trang chủ Chrome hoặc công cụ tìm kiếm thay đổi liên tục mà không có sự cho phép của bạn
  • Thanh công cụ hoặc tiện ích không mong muốn của Chrome liên tục xuất hiện trở lại
  • Hoạt động duyệt web bị xâm nhập và chuyển hướng đến các trang hoặc quảng cáo lạ
  • Cảnh báo về vi-rút hoặc thiết bị bị lây nhiễm

Trong tương lai, hãy tránh phần mềm không mong muốn bằng cách chỉ tải các tệp hay truy cập trang web mà bạn biết là an toàn.

Tìm hiểu cách chặn hoặc cho phép cửa sổ bật lên trong Chrome.

Bước 1: Xoá các ứng dụng gặp sự cố

  1. Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy nhấn và giữ nút nguồn của thiết bị.
  2. Trên màn hình, hãy chạm và giữ biểu tượng Tắt nguồn . Thiết bị của bạn khởi động ở chế độ an toàn. Bạn sẽ thấy "Chế độ an toàn" ở cuối màn hình.
  3. Lần lượt xoá các ứng dụng bạn mới tải xuống gần đây. Hãy tìm hiểu cách xóa ứng dụng.
    • Mẹo: Hãy lập một danh sách ghi nhớ các ứng dụng bạn xóa để có thể thêm lại.
  4. Sau mỗi lần xóa, hãy khởi động lại thiết bị theo cách thông thường. Sau đó, xem việc xoá ứng dụng đó có khắc phục được sự cố hay không.
  5. Sau khi xóa ứng dụng đã gây ra vấn đề, bạn có thể thêm lại các ứng dụng khác mình đã xóa. Tìm hiểu cách cài đặt lại ứng dụng.

Bước 2: Bảo vệ thiết bị khỏi các ứng dụng có vấn đề

  1. Đảm bảo Play Protect đang bật.
  2. Mở ứng dụng Cửa hàng Google Play trên thiết bị Android .
  3. Nhấn vào biểu tượng Trình đơn   Play Protect.
  4. Bật chế độ Quét thiết bị để tìm mối đe dọa về bảo mật.

Bước 3: Chặn thông báo của một trang web cụ thể

Nếu bạn thấy thông báo gây khó chịu từ một trang web, hãy tắt quyền theo các bước sau:

  1. Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Chrome .
  2. Truy cập một trang web.
  3. Ở bên phải thanh địa chỉ, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm Thông tin .
  4. Nhấn Cài đặt trang web.
  5. Dưới mục "Quyền", hãy nhấn vào Thông báo.
    • Nếu bạn không thấy mục "Quyền" hoặc "Thông báo" tức là trang web đó chưa bật thông báo.
  6. Tắt chế độ cài đặt này.

Thông tin khác về phần mềm độc hại

Cách phát hiện phần mềm độc hại [video, 1:42]

Ba mẹo giúp phát hiện phần mềm độc hại [1:42]

Tìm hiểu nội dung cần tìm khi bạn có phần mềm độc hại trên máy tính của mình và cách giữ an toàn trên mạng.

Tìm hiểu nội dung cần tìm khi máy tính có phần mềm độc hại và cách giữ an toàn trên mạng.

Cách tránh phần mềm độc hại trong tương lai

  • Hãy cẩn trọng với những lời mời mọc hấp dẫn đến mức khó tin. Thắng một cuộc thi hay tải miễn phí nội dung có bản quyền đắt tiền đôi khi là trò lừa đảo để bạn tải phần mềm độc hại xuống.
  • Nếu gần đây bạn không chạy trình quét vi-rút, hãy cảnh giác với cảnh báo về vi-rút hoặc thiết bị bị lây nhiễm. Trang web có thể đang cố gắng dọa khiến bạn tải phần mềm không mong muốn xuống.
  • Chỉ tải các tệp hay truy cập trang web mà bạn biết là an toàn. Tìm hiểu thêm về duyệt web an toàn.
  • Sử dụng tính năng Duyệt web an toàn trong Chrome và đặt cấp bảo vệ của bạn thành Chế độ bảo vệ nâng cao.

Nếu quảng cáo bật lên có nội dung cập nhật hoặc tải xuống chương trình có vẻ đáng ngờ, đừng nhấp vào đó. Thay vào đó, hãy truy cập trang web chính thức của chương trình để tải xuống.

Để xác định phần mềm không mong muốn đã được cài đặt và xóa phần mềm đó, hãy chạy quy trình Kiểm tra an toàn:

  1. Nhập chrome://settings/safetyCheck vào thanh địa chỉ.
  2. Chọn Kiểm tra ngay.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

false

Video liên quan

Chủ Đề