Tại sao nói châu mĩ nằm ở nửa cầu tây

Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.

Bạn đang xem: Tại sao nói châu mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

A. Châu Mỹ 

1. Một lãnh thổ rộng lớn

- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ: từ vùng cực Bắc tới vùng cực Nam và nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

- Diện tích: 42 triệu km2

- Tiếp giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

- Kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama -> nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh Điêng, người Ex-ki-mô thuộc chủng tộc Môngôlôit.

- Người Anh – điêng sống bằng nghề săn bắt và trồng trọt.

- Các nền văn minh cổ đại ở châu Mĩ: Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

- Từ thế kỉ XVI – XX:

+ Người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư với số lượng ngày càng tăng.

+ Người châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít nhập cư do bị bắt sang làm nô lệ.

- Cộng đồng dân cư, ngôn ngữ, văn hóa đa dạng.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Đại Dương.

D. Châu Phi.

Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16. Châu Mỹ vào thời điểm đó là hoàn toàn mới đối với người châu Âu, là những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.

Chọn: B.

Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.

C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.

D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.

Nhờ có các luồng nhập cư khác nhau, từ các châu lục, các quốc gia khác nhau và dân nhập cư thuộc các chủng tộc khác nhau nên đã tạo nên một công đồng dân cư châu Mĩ đầy đủ tất cả các chủng tộc trên thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện thêm thành phần người lai.

Chọn: A.

Câu 3: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên

A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

B. Ma-gien-lăng.

C. David.

D. Michel Owen.

Châu Mĩ được nhà thám hiểm Cô-lôm-bô phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.

Chọn: A.

Câu 4: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?

A. Ơ-rô-pê-ô-ít

B. Nê-grô-ít

C. Môn-gô-lô-ít

D. Ôt-xtra-lo-it

Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, họ là con cháu người châu Á di cư đến từ xa xưa.

Chọn: C.

Câu 5: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?

A. Sang xâm chiếm thuộc địa

B. Bị đưa sang làm nô lệ

C. Sang buôn bán

D. Đi thăm quan du lịch

Trong quá trình xâm chiến châu Mĩ, người da trắng đã tàn sát người Anh-điêng và cưỡng bức người da đen từ châu Phi sang làm nô lê, khai phá đất hoang, lập các đồn điền trồng bông, cao su, mía, cà phê,…

Chọn: A.

Câu 6: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề

A. Săn bắn và trồng trọt.

B. Săn bắt và chăn nuôi.

C. Chăn nuôi và trồng trọt.

D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.

Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ tộc có trình độ cao hơn, họ đã biết luyện kim.

Chọn: A.

Câu 7: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại

A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.

C. In-ca, Mai-an, sông Nin.

D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.

Một số bộ lạc cổ ở Trung và Nam Mĩ như Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca có kĩ thuật rất cao và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh với các nền văn minh Mai-a, In-ca và A-xơ-tếch.

Chọn: A.

Câu 8: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là

A. Sông Mixixipi.

B. Sông Amazon.

C. Sông Panama.

D. Sông Orinoco.

Sông Amadon là dòng sông có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới và dài thứ hai thế giới [sau sông Nin]. Sông Amazon cũng là dòng sông được mệnh danh là “Vua của các dòng sông” nằm ở Nam Mĩ [châu Mĩ].

Chọn: B.

Câu 9: Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở

A. Phía Đông Bắc của châu Mĩ.

B. Dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ.

C. Phía Nam và dọc ven biển phía Đông của châu Mĩ.

Xem thêm: Cho Hỗn Hợp K2Co3 Và Nahco3 Tỉ Lệ Mol 1 1 :2] Vào Bình Ba[Hco3]2 Th

D. Phía Tây Bắc và Tây Nam của châu Mĩ.

Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ. Một số dãy núi cao, nổi tiếng như hệ thống núi Cooc-Đi-e, dãy An-Det,…

Câu 1: Quan sát hình 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?


- Quan sát hình 35.1 ta thấy, châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương. Đó là:

  • Phía Bắc tiếp giáp Bắc Băng Dương
  • Phía Đông giáp Đại Tây Dương
  • Phía Tây giáp Thái Bình Dương

- Sở dĩ nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực của châu lục này đều nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.


Trắc nghiệm địa lí 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ

Từ khóa tìm kiếm Google: châu mĩ, dại dương tiếp giáp với châu mĩ, châu mĩ nằm ở nửa cầu tây, khái quát châu mĩ

Quan sát hình 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?

Châu Mĩ là châu lục có diện tích lớn thứ 2 thế giới và tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây? Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời rõ nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Sau khi tìm hiểu kỹ về vị trí địa lý và lịch sử hình thành châu Mỹ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề: Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây?

Lý do nhiều người nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây là bởi vì các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây đều nằm ở nửa bán cầu tây trên trái đất. Châu lục này nằm tiếp giáp với 3 đại dương lớn là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với diện tích 42 km2, lượng dân cư đông đúc nên nền văn hóa tại đây rất đa dạng.

Châu Mĩ có điểm cực Bắc nằm ở vĩ tuyến 71°59′ của nửa bán cầu Bắc và điểm cực nam nằm ở vĩ tuyến 53°55′ của nửa bán cầu Nam. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ 2 thế giới sau châu Á, với 42 triệu km2. Châu lục này nằm trải dài trên nhiều vĩ tuyến nhất so với các châu lục khác. Vùng hẹp nhất chính là vùng eo đất panama với chiều rộng 50km.

Tìm hiểu về châu Mĩ

Trong tác phẩm “Luận thuyết thứ hai về chính quyền dân sự”, John Locke đã viết là: “Ở thời kỳ khởi đầu thì cả thế giới đều như châu Mỹ”. Locke đã sử dụng phép ẩn dụ để miêu tả một xã hội tự nhiên đã từng tồn tại trước khi xuất hiện một xã hội công dân. Tuy nhiên lối nói ẩn dụ của ông còn gợi lên  hình ảnh châu Mỹ khi lần đầu tiên được người châu Âu phát hiện ra.

Các thông tin về việc những người Indien cổ đã di cư đến và tỏa ra khắp các vùng của châu Mỹ vào khoảng thời gian nào, bằng tuyến đường nào vẫn còn là chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Các lý thuyết truyền thống thì cho rằng những người này đã đến châu Mỹ bằng cầu lục địa Beringia [nối giữa đông Siberia và Alaska ngày nay] vào khoảng thời gian từ 40.000 – 17.000 năm về trước, khi mà mực nước biển giảm xuống đáng kể do sự ảnh hưởng của kỷ băng hà Đệ Tứ. Những người indien cổ này được cho là đã đi theo các loài động vật to lớn [mà cho đến nay đã tuyệt chủng] theo dọc các hành lang không bị đóng băng kéo dài giữa các phiến băng Laurentide và Cordillera. Sau đó họ lại tiếp tục đi bộ hoặc sử dụng tàu thuyền nguyên sơ để di cư từ vị trí Tây Bắc Thái Bình Dương [phía Tây Bắc Mỹ] đến bờ biển Nam Mỹ. 

Các nhà khảo cổ học đã cho rằng những người Indien cổ đã di cư ra khỏi vùng Beringia [Đông Alaska], đến một nơi nào đó trong khoảng thời gian từ 40.000 – 16.500 năm về trước. Một vài đồng thuận đã đạt được cho đến ngày nay là những người này đều có nguồn gốc từ Trung Á và đã cư trú rộng rãi ở lục địa châu Mỹ vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 16.000 – 13.000 năm trước.

Người Inuit đã di cư đến vùng cực bắc của Bắc Mỹ theo 1 làn sóng di cư và họ đã đến vào khoảng năm 1000 SCN. Cùng với thời điểm những người Inuit di cư đến Bắc Mỹ thì những người định cư Viking lại bắt đầu tới Greenland vào năm 982 và tới Vinland sau một thời gian ngắn sau đó. Họ đã lập nên 1 khu định cư tại vùng L’Anse aux Meadows, gần điểm cực Bắc của vùng Newfoundland. Những người định cư Viking lại nhanh chóng rời bỏ Vinland và biến mất khỏi vùng Greenland vào năm 1500 SCN.

Thời kỳ tiền Colombo gồm tất cả các lớp phân tầng thời gian của lịch sử châu Mỹ trước khi sự xuất hiện của những người châu Âu. thời kỳ này đã gây nên những ảnh hưởng to lớn cho châu lục này, kéo dài từ thời có các khu định cư thời Thượng Cổ đến thời kỳ thực dân châu Âu.

Colombo đã tìm ra châu Mĩ

Tiền Colombo được sử dụng trong các ngữ cảnh để nói về nền văn minh bản địa lớn của khu vực châu Mỹ, như Mesoamerica và Andes. Nhiều nền văn minh thời kỳ tiền Colombo được hình thành là dựa trên đặc điểm, dấu hiệu như các điểm định cư lâu dài hay nông nghiệp, các kiến trúc đô thị và tưởng niệm, cùng các hệ thống thứ bậc xã hội phức tạp. Một số nền văn minh từ lâu đời đã tàn lụi khi những người châu Âu đầu tiên đến và chỉ được biết đến thông qua nghiên cứu khảo cổ. Nhưng cũng có những nền văn minh được bắt đầu vào thời điểm đó. Một vài nền văn minh như Maya vẫn còn có các tư liệu bằng chữ viết. Tuy nhiên, hầu hết những người châu Âu khi đó đều coi các văn bản này là dị giáo và nhiều văn bản trong số đó đã bị tiêu hủy trên những giàn thiêu của Thiên Chúa giáo. Chỉ còn lại một số ít tài liệu còn được giữ lại đến ngày nay. Nhờ vậy, các sử gia hiện đại mới có cái nhìn khái quát hơn về văn hóa và các kiến thức cổ.

Theo các ghi chép của những người dân bản địa châu Mỹ và người châu Âu, các nền văn minh của châu Mỹ vào thời điểm tiếp xúc với người Âu đã đạt được rất nhiều thành tựu ấn tượng. Chẳng hạn như, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố nguy nga nhất thế giới, đó là Tenochtitlan, với dân số ước tính là 200.000 người. Các nền văn minh châu Mỹ cũng có những thành tựu rất ấn tượng về lĩnh vực thiên văn học và toán học.

Quá trình thực dân hóa của người châu Âu đã bắt đầu ngay sau chuyến đi đầu tiên của Cristoforo Colombo vào năm 1492. Điểm định cư đầu tiên của những người Tây Ban Nha tại châu Mỹ chính là La Isabela ở miền Bắc của Hispaniola. Đô thị này đã bị bỏ hoang sau khi thành lập Santo Domingo de Guzmán vào năm 1496, thành phố cổ nhất do những người châu Âu lập nên tại châu Mỹ. Nơi này trở thành căn cứ điểm và được chế độ quân chủ Tây Ban Nha quản lý.

Những người di cư đã đi bằng đường biển để đến châu Mĩ

Trên lục địa, thành phố Panama ở bên bờ biển Thái Bình Dương cũng được hình thành vào ngày 5/8/1519. Đây là sự kiện đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở để thực dân Tây Ban Nha tiến hành xâm chiếm Nam Mỹ. Theo nhà nhân chủng học R. Thornton, sự lây lan của các loại bệnh dịch mới do những người châu Âu và châu Phi đem tới đã giết chết rất nhiều cư dân tại châu Mỹ. Người bản địa và thực dân châu Âu đã xảy ra xung đột ở trên diện rộng và dẫn đến một cuộc diệt chủng dân bản địa. Những người di cư châu Âu đầu tiên chính là một phần của sự nỗ lực cấp nhà nước nhằm thành lập ra các thuộc địa tại châu Mĩ. Những người di cư lại tiếp tục đi đến châu Mỹ nhằm trốn tránh các cuộc đàn áp tôn giáo hoặc tìm kiếm những cơ hội mới về kinh tế. Trong khi đó, hàng triệu người đã bị bắt đưa đến châu Mỹ với thân phận là nô lệ, tù nhân hay các lao động giao kèo.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về lịch sử hình thành nên châu Mỹ và giúp các bạn giải đáp được vấn đề Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây? Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời để đạt được điểm cao trong bài kiểm tra Địa Lý.

||Bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Chủ Đề