Shockwave là gì

Máy sóng xung kích là thiết bị được ứng dụng trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, y khoa thể thao. Liệu pháp điều trị này có ưu điểm là không cần đến phẫu thuật, thời gian cho mỗi lần điều trị ngắn.

Máy sóng xung kích là thiết bị đa năng được ứng dụng trong một số lĩnh vực như chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, y khoa thể thao. Có rất nhiều nguyên lý tạo sóng xung kích [nguyên lý điện từ trường, nguyên lý thủy điện, nguyên lý áp điện và nguyên lý khí nén] và được gia tốc bằng áp lực khí nén, giảm tốc đột ngột do va chạm, từ đó sẽ truyền vào mô tại điểm tiếp xúc, phân kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Liệu pháp điều trị không cần đến phẫu thuật đối với các bệnh lý đau tại hệ cơ xương khớp mạn tính.
  • Khi lựa chọn liệu pháp này, sẽ chỉ cần 3 - 4 lần điều trị mỗi tuần, mỗi lần điều trị chỉ mất khoảng 10 phút nên người bệnh cảm giác thoải mái.

Về nguyên lý hoạt động, tác dụng của sóng xung kích như sau:

  • Máy sóng xung kích tạo ra sóng âm khiến mao mạch cực nhỏ trong gân và xương đứt đoạn khiến cho việc tái cấu trúc vi động mạch và kích thích phát triển, hình thành mới, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn ở gân và xương. Vì vậy, có thể nói, máy sóng xung kích là dòng máu dinh dưỡng cần thiết cho sự bắt đầu và duy trì quá trình phục hồi mô bị hư tổn.
  • Máy sóng xung kích sẽ tác động vào những vị trí đau, mô cơ xương tổn thương khiến quá trình làm lành vết thương, tái tạo gân, mô mềm khác, xương hiệu quả vì đây là dạng sóng âm mang năng lượng cao.
  • Vì là dạng sóng âm năng lượng cao nên nó sẽ tương tác với các mô trong cơ thể, tạo ra tác động cục bộ, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào và giảm đau, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
  • Ngoài các tác dụng của sóng xung kích như trên, nó còn sản xuất đủ lượng Collagen khiến cho quá trình phục hồi cấu trúc mô, xương, dây chằng bị tổn thương nhanh hơn. Sóng âm trong máy sóng xung kích có thể làm tan các khối vôi hóa, loại bỏ tình trạng vôi hóa sinh học để người bệnh có thể khôi phục khả năng vận động, đi đứng như bình thường.

Tác dụng của sóng xung kích trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp

Vai trò của máy sóng xung kích trong các lĩnh vực y tế cụ thể như sau:

  • Trong chấn thương chỉnh hình: Máy sóng xung kích trong chấn thương chỉnh hình thường dùng để điều trị các vôi hóa, chậm liền xương. Sóng xung kích đã mang đến nhiều sự lựa chọn điều trị cho người bệnh thay cho việc phải phẫu thuật.
  • Trong lĩnh vực thể thao: Máy sóng xung kích trong lĩnh vực thể thao thường chỉ định điều trị do có tác dụng giảm đau nhanh, kích thích lành thương và tái tạo lại các tổ chức bị thương.
  • Trong vật lý trị liệu: Máy sóng xung trong vật lý trị liệu có tác dụng điều trị các chứng bệnh đau cơ mãn tính, đau ở cổlưng. So với các phương pháp vật lý truyền thống, phương pháp này thực sự có hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

Vậy với những ưu điểm, vai trò như trên, máy sóng xung kích điều trị những bệnh lý gì? Theo đó, trong các lĩnh vực vật lý trị liệu, chấn thương chỉnh hình, chấn thương thể thao, máy sóng xung kích thường được dùng để điều trị các bệnh lý sau:

  • Viêm cân gan chân, viêm gân achille, viêm gân bánh chè.
  • Gai xương gót.
  • Tình trạng viêm và canxi hóa của gân vùng khớp vai.
  • Viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng ống cổ tay
  • Hội chứng đau xương bánh chè, đau cơ chày trước.
  • Đau vùng khớp háng và dải chậu chày.
  • Đau vùng khớp cùng chậu và vùng gân khoeo chân.
  • Đau do các chồi xương khớp nhỏ bàn tay, khớp bàn tay giai đoạn 1
  • Điểm đau chói.
  • Căng giãn hoặc co thắt cơ cấp tính sau hoạt động thể thao.
  • Cứng khớp gối

Lưu ý: Trong những tuần đầu sau điều trị bằng máy sóng xung kích, người bệnh cần tránh những hoạt động nặng, quá mức gây kích thích, căng kéo nhiều tại khu vực điều trị.

Ngoài việc chỉ định dùng để điều trị các bệnh về xương khớp, thoái hóa, máy sóng xung kích chống chỉ định điều trị các bệnh trên trong các trường hợp:

Máy sóng xung kích được dùng trong vật lý trị liệu

Khi điều trị bằng máy sóng xung kích, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Xuất huyết dưới da tại khu vực điều trị: Thông thường tác dụng phụ này thường sẽ không nhất thiết phải điều trị bổ sung. Trường hợp cần thiết, người bệnh có thể chườm đá tại nơi xuất huyết dưới da.
  • Đau tăng lên và sưng nề: Tác dụng phụ này thường hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu có thường do người bệnh không tuân thủ theo những vấn đề chống chỉ định mà bác sĩ khuyến cáo trước.

Nhìn chung, các tác dụng phụ này sẽ ít gặp nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sinh hoạt điều độ thì sẽ nhanh chóng bình phục.

Để được điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Khoa Phục hồi chức năng được đầu tư một cách hoàn chỉnh, với hệ thống trang thiết bị, máy móc vật lý trị liệu đầy đủ, phong phú có xuất xứ từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới về trang thiết bị vật lý trị liệu như Hà Lan; Nhật Bản....

  • Giường kéo cột sống
  • Giàn kéo dãn cột sống cổ
  • Máy sóng ngắn cỡ lớn
  • Máy siêu âm điều trị
  • Máy điện xung
  • Bộ máy gập duỗi gối thụ động
  • Hệ thống xe đạp được lập trình
  • Hệ thống máy tập cơ, tập khớp
  • Hệ thống máy tập gắng sức cùng hệ thống giường tập đa năng
  • Hệ thống giường tập BoBab...

Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, ở trình độ Đại học, Cao đẳng, đã từng làm việc tại các khoa Phục hồi chức năng của những bệnh viện lớn. Ngoài ra, theo từng thời điểm, khoa còn có sự tăng cường của các kỹ thuật viên nước ngoài cùng hợp tác làm việc và trao đổi kinh nghiệm. Lực lượng trợ giúp chăm sóc luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân trong việc di chuyển cho an toàn.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích.

Sóng xung kích [tiếng Anh: shock wave] là một mặt gián đoạn lan truyền trong các môi trường vật chất [thường gặp trong môi trường chất lưu như môi trường chất khí, chất lỏng, plasma,...] mà khi đi qua mặt truyền sóng các thông số khí động, nhiệt động như mật độ, áp suất, nhiệt độ, vận tốc, entropy,... bị gián đoạn với các bước nhảy hữu hạn[1]. Cần phân biệt sóng xung kích với các sóng xuất hiện từ các va chạm sinh ra. Trong trường hợp sau thì không phải bản thân các thông số khí động và nhiệt động gián đoạn trên mặt truyền sóng mà là đạo hàm của chúng bị gián đoạn.

Từ cái nhìn vĩ mô sóng xung kích được xem xét như một mặt tưởng tượng mà trên đó các đại lượng nhiệt động lực học của môi trường [các thông số này về nguyên tắc là các hàm liên tục theo không gian] có các điểm kì dị có thể bỏ qua: bước nhảy hữu hạn. Khi đi qua mặt truyền sóng xung kích giá trị của áp suất, nhiệt độ, mật độ vật chất của môi trường, và cả vận tốc chuyển động của môi trường đối với mặt truyền sóng xung kích đều có sự đột biến. Tất cả các đại lượng này biến đổi không độc lập tuyến tính mà liên hệ bởi một đặc tính duy nhất của sóng xung kích - số Mach. Phương trình toán học liên hệ các đại lượng nhiệt động trước và sau mặt truyền sóng xung kích được gọi là hệ thức đẳng áp xung kích, hoặc là đẳng áp Hugoniot [Hu-gô-ni-ô].

Các sóng xung kích không mang tính chất cộng, tức là trạng thái nhiệt động của môi trường xuất hiện sau một sóng xung kích không thể nhận được bằng cách tổng hợp hai sóng xung kích có cường độ yếu hơn.

Độ dày của sóng xung kích cường độ lớn thường vào khoảng độ dài bước nhảy tự do của phân tử khí [chính xác hơn là khoảng 10 lần độ dài bước nhảy tự do, và không thể nhỏ hơn 2 lần giá trị này; kết quả này được đưa ra bởi Chapman vào những năm đầu thập kỉ 50]. Trong khí động lực học vĩ mô thì độ dài chuyển động tự do được xem là vô cùng nhỏ [xấp xỉ bằng không], các phương pháp khí động học đơn thuần không thể đem ứng dụng vào việc nghiên cứu cấu trúc của sóng xung kích với cường độ lớn.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc của sóng xung kích người ta thường sử dụng lý thuyết động học. Bài toán về cấu trúc của sóng xung kích không có lời giải giải tích, nhưng cũng có thể sử dụng các mô hình đã được đơn giản hóa. Một trong những mô hình đó là mô hình Tamm-Mott-Smith

Vận tốc truyền sóng xung kích trong môi trường cao hơn vận tốc âm thanh trong môi trường đó. Cường độ sóng càng lớn thì vận tốc truyền sóng càng cao. Cường độ của sóng xung kích được đánh giá dựa vào tỉ lệ giữa độ chênh lệch áp suất trước và sau mặt truyền sóng so với áp suất của môi trường [ptrước mặt sóng xung kích-psau mặt sóng xung kích]/[pmôi trường]

  1. ^ Лойцянский Л. Г. Механика жидкости и газа. М.: ГИ ТТЛ, 1950. - 165 с.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sóng_xung_kích&oldid=68563061”

Video liên quan

Chủ Đề