Tại Việt Nam chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cơ sự khác biệt không

Mỗi lĩnh vực khi hoạt động đều phải dựa trên nguyên tắc, quy định, chuẩn mực và trong hoạt động Kế toán cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi làm việc, người kế toán luôn phải đặc biệt hiểu rõ các luật định, chuẩn mực kế toán, và đặc biệt là các chế độ kế toán.

Vậy chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán trong Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng với những đối tượng nào? Khách hàng quan tâm đến nội dung này, vui lòng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Chế độ kế toán được hiểu như thế nào?

Chế độ kế toán là tổng hợp những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của kế toán là thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán quy định tại Luật kế toán hiện hành.

Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau đó là: Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.

Tại Việt Nam chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cơ sự khác biệt không

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Khi đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi Chế độ kế toán là gì? Thì tiếp theo chúng tôi sẽ cùng đi tìm hiểu về nội dung liên quan đến đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 của Bộ tài chính.

Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp luôn nghĩ là việc áp dụng chế độ kế toán như thế nào cũng được, song thực tế không phải vậy. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, với mỗi ngành nghề đặc thù thì pháp luật sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với chế độ kế toán.

Ví dụ với Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải áp dụng theo văn bản pháp luật tại Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp thì áp dụng văn bản pháp luật tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tương tự như vậy thì đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 sẽ bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Song sẽ ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Ngoài ra thì Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù cũng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này.

Lưu ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán 111, 112, 121, 128, 131, 133, 136, 138, 141, 151, 152,… để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định của Thông tư 133 thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán thì bị xử lý như thế nào?

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018 có nêu rõ: Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán trong trường hợp Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật hoàng Phi về việc giải đáp liên quan đến Chế độ kế toán là gì? Cùng một số vấn đề liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ cần được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557.

Những khác biệt trọng yếu giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS)

Những điểm khác nhau tổng quan:

Hình thức

So với chuẩn mực kế toán VAS,IAS không bị áp đặt về hình thứcnhư: hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này.

IAS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm và giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao.Ngược lại,VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán.

Hệ thống tài khoản (Chart of Account)

IAS/IFRSchỉ quy định vềhình thức của các báo cáo tài chínhtheo IAS 1mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.

Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn.

Các chuẩn mực kế toán cơ bản

  • VAShiện chưa có quy định cho phép tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Việc chưa có chuẩn mực liên quan làm suy giảm tính trung thực và hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS.
  • VAS 21 và IAS 01:VAS quy định báo cáo tài chính không bắt buộc phải có báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữunhư chuẩn mực IAS 01. Như vậy theo IAS chúng ta có năm cấu phần gồm: Statement of Financial Position, Statement of Comprehensive Income, Statement of Cashflow, Statement of Changes in Equity, và Notes to Financial Statement. Trong khi VAS có bốn cấu phần, riêng báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được coi như một phần của thuyết minh báo cáo tài chính.
  • VAS 03chỉ cho phépđánh giá lại tài sản cố địnhlà bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Ngược lại, theoIAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm. Đồng thời doanh nghiệp được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tạiIAS 36.
  • VAS 11quy định lợi thế thương mạiđược phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. Trong khi đó, IFRS 03 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất.

Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tương đương:

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có những chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS.Cụ thể như sau:

Các chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và các vấn đề liên quan

  • IFRS 01:Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (nguyên tắc chung là áp dụng hồi tố toàn bộ các chuẩn mực IFRS đã có hiệu lực tại thời điểm áp dụng, trừ một số ngoại lệ và miễn trừ được cho phép).
  • IFRS 07:Thuyết minh về công cụ tài chính để giúp người sử dụng BCTC đánh giá mức độ quan trọng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động SXKD của đơn vị, đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị(IFRS 7 và Thông tư 210/2009/TT-BTC có nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các thuyết minh theo quy định của Thông tư 210 không cung cấp nhiều thông tin cho người đọc vì VAS không đề cập đến việc ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính và hướng dẫn về giá trị hợp lý).

Các chuẩn mực kế toán về các khoản mục trên báo cáo tài chính kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính/ bảng cân đối kế toán

  • IAS 19:Quy định phương pháp hạch toán và trình bày các khoản phúc lợi cho người lao động bao gồm các khoản phúc lợi ngắn hạn, dài hạn, trợ cấp thôi việc;
  • IAS 20:Quy định việc hạch toán và trình bày các khoản trợ cấp và hình thức tài trợ khác của Chính phủ;
  • IAS 32:Trình bày về công cụ tài chính (Thông tư số 210/2009/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng các quy định của IAS 32 và IFRS 7 về trình bày và công bố các công cụ tài chính từ năm 2011);
  • IAS 39:Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, dừng ghi nhận và xác định giá trị tài sản tài chính và nợ tài chính (được thay thế bởi IFRS 9, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 09:Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 14:Các khoản hoãn lại theo luật định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016).

Các chuẩn mực kế toán về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù

  • IAS 26, 41, 06:Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

Các chuẩn mực kế toán về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể

  • IAS 29, 36, 02, 15:Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.

Các chuẩn mực kế toán về đo lường

  • IFRS 13:Đo lường giá trị hợp lý.

Các chuẩn mực kế toán về hợp nhất, công ty con hoặc hợp nhất các đơn vị khác

  • IAS 27:Phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết trên BCTC riêng;
  • IFRS 12:Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị (việc trình bày lợi ích trong công ty con, công ty liên doanh và liên kết chịu sự điều chỉnh của VAS 25, 08 và 07).

Nguồn

Tham khảo bảng so sánh chi tiết sự giống và khác nhau giữa VAS và IFRS tại đây