Tẩu hỏa nhập ma tiếng Anh là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

tẩu hỏa nhập ma tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ tẩu hỏa nhập ma trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tẩu hỏa nhập ma trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tẩu hỏa nhập ma nghĩa là gì.

  1. Làm việc gì quá sức đến quá tải.

  • Tiền nhân hậu quả Tiếng Việt là gì?
  • Công Bình Tiếng Việt là gì?
  • hồng thập tự Tiếng Việt là gì?
  • lân tinh Tiếng Việt là gì?
  • kình nghê Tiếng Việt là gì?
  • Bạch mai Tiếng Việt là gì?
  • oác oác Tiếng Việt là gì?
  • gượng ghẹ Tiếng Việt là gì?
  • khoa học trừu tượng Tiếng Việt là gì?
  • ngọc hoàng Tiếng Việt là gì?
  • mít xoài Tiếng Việt là gì?
  • rầy rật Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tẩu hỏa nhập ma trong Tiếng Việt

tẩu hỏa nhập ma có nghĩa là: Làm việc gì quá sức đến quá tải.

Đây là cách dùng tẩu hỏa nhập ma Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tẩu hỏa nhập ma là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tẩu hỏa nhập ma [chữ Hán:走火入魔] là một dạng tai biến trong quá trình tập luyện một phương pháp nào đó không đúng phương pháp khoa học dẫn đến hiện tượng tâm thần hoang tưởng dần dần sẽ trở nên điên dại, đồng thời sức khỏe sẽ giảm sút. Tẩu hỏa nhập ma là thuật ngữ được một số chuyên gia y học công nhận là rối loạn tâm sinh lý, song đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.

Trước đây [khoảng 6-7 năm trước], tôi cũng đã có status về chủ đề này. Có điều, lúc đó viết vội để trả lời học viên nên chưa đủ ý.

Nay nhân có bạn Hữu Trí giật tút: “Con xin các người làm ơn giúp con! Con tự học khí công! Con thở vòng chu thiên sai cách, giờ con đã tẩu hoả rồi! Con quỳ lạy các người ai biết ở đâu có thầy chữa bệnh! Làm ơn cho con biết với! con ở Bình Thuận, nhưng mà xa ở đâu con cũng tìm đến! Xin mọi người giúp đỡ con!” và lập tức nhận được sự quan tâm của khá nhiều thành viên trong nhóm FB Câu lạc bộ Khí công Himalaya Trần Hoài Văn, thể hiện qua lượng người xem, “lai”, thả tim, thả mặt cười…

Thì tôi hiểu rằng cái thuật ngữ có 4 chữ “TẨU HỎA NHẬP MA” kia quả thực có sức thu hút hầu hết tất cả những ai quan tâm tới sức khỏe của mình thông qua việc rèn luyện bằng khí công, yoga… Và nó thu hút cả những người không thèm quan tâm tới sức khỏe nhưng vốn có độ hóng [tò mò] cao…

Vậy tôi xin được nói đôi điều về cái “của nợ” có tên là “TẨU HỎA NHẬP MA” này.

Tôi cũng xin nói luôn, nếu ở đâu đó, trong tài liệu nào đó của các khí công sư, “TẨU HỎA NHẬP MA” thường được đề cập tới dưới góc nhìn của y học cổ truyền và khí công với những thuật ngữ “âm dương”, “tinh khí thần”, “Khí – huyết”, “hỏa”, “kinh lạc”, “tiểu chu thiên”, “đại chu thiên”… khiến cho những người không có nhiều lắm [chẳng nhẽ lại nói là “chẳng có tí nào”] kiến thức về đông y dễ bị ngộp trước những khái niệm có vẻ trừu tượng, khó hiểu.

Kết quả là bài viết không mấy có tác dụng, nếu như không nói là phản tác dụng. Hoặc cũng có khá nhiều những đối tượng khác thuộc dạng “rắn mặt”, duy ý chí, coi trọng những thứ thuộc về “hiện đại” chứ “cổ truyền” thì chẳng có nghĩa lí gì… Những đối tượng này nếu có đọc những bài viết kia thì cũng với thái độ mỉa mai, kẻ cả, cười ruồi kiểu “Mẹ, y học hiện đại với bao máy móc, dụng cụ còn chẳng ăn ai, huống hồ mấy cái thứ cũ mèm cổ lỗ sĩ kia…”

Vậy thì trong tút này, tôi sẽ xin lí giải “TẨU HỎA NHẬP MA” hoàn toàn dưới góc nhìn, cách tiếp cận của y học hiện đại. Bản thân tôi khi học Khí công Himalaya, cũng đã được Sư Phụ “thông não” cho khá nhiều về y học cổ truyền. Tôi kính trọng triết lí không thể minh triết hơn được của y học cổ truyền, khí công dưỡng sinh, yoga… Nhưng tôi vô cùng thích thú, khâm phục sự căn cơ, chính xác, mạch lạc, qua các con số, các dữ liệu vô cùng chi tiết, khoa học của y học hiện đại. Và tôi thấy mọi bệnh tật nếu được phối – kết hợp giữa hai nền y học cổ truyền và hiện đại từ khâu thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến thực trạng bệnh tật thì sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác, an toàn và hiệu quả vô cùng!

Tôi biết trong nhóm Câu lạc bộ Khí công Himalaya với 17 ngàn thành viên, có rất nhiều bậc cao nhân “ngọa hổ tàng long”. Họ có thể là những bác sĩ, chuyên gia y tế giỏi, có thể là những cao thủ võ lâm, bậc thầy yoga, thầy khí công những môn phái khác…

Vậy tôi xin có lời mong các vị châm chước cho nếu những kiến giải của tôi có gì đó sai sót và mong được chỉ giáo. Tôi xin chân thành, cầu thị tiếp thu để có điều kiện trưởng thành hơn.

Trước hết, cùng tìm hiểu xem, thuật ngữ TẨU HỎA NHẬP MA – [tiếng Hán 走火入魔] này từ đâu mà có?

Hóa ra, thuật ngữ này thực sự xuất hiện với tần suất dày đặc và trở nên thông dụng “trong giang hồ” lại từ một “đồng chí” không phải là bậc thầy khí công hay võ thuật ghê gớm gì. Đó là “đồng chí” Kim Dung – nhà văn Hong Kong, tác giả của những pho chưởng bộ làm nhiều thế hệ hàng triệu người dân Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong,Việt Nam và một số nước châu Á khác mê mệt, đắm đuối…

Những gì “đồng chí” Kim Dung viết ra là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu theo kiểu “vận bảy thành công lực, tay tả đánh ra một chưởng cái rầm. Lão Ma đứng cách xa mười trượng khựng lại, đưa tay lên ngực, thổ ra một ngụm huyết lớn, trợn mắt lên, sùi bọt mép, chết tốt”… Ngoài ra, còn nhan nhản những thứ kiểu “phóng chưởng sập nhà, bạt núi, đổ cây cổ thụ”…

Ai đã từng say mê Kim Dung ắt hẳn không lạ những hình ảnh, chi tiết cực KHỦNG này…

Và các nhân vật trong hầu hết các bộ truyện chưởng của “đồng chí” Kim Dung đều theo mô típ “chánh – tà”, tranh nhau đi tìm cuốn bí kíp luyện võ công [trong đó đương nhiên chủ yếu là khí công]. Có kẻ tìm được, luyện mê mải, quá độ, luyện sai dẫn đến bị điên, bị “tẩu hỏa nhập ma”…

Vậy, không nghi ngờ gì, “rằng thì là mà”, tất cả những gì Kim Dung viết đều là sản phẩm của trí tưởng tượng [trí tưởng tượng siêu việt] kết hợp với cách dựng nội dung câu chuyện, nút thắt mở của một bậc thầy về văn học, kịch bản khiến mọi thứ mặc dù rất hoang đường, nhưng trở nên hấp dẫn. Đây là cái tài của Kim Dung mà bất kì nhà văn thuộc thể loại nào cũng đều mơ ước, thèm khát…

Và trong số những hình ảnh, chi tiết, lời văn của Kim Dung được truyền tụng rộng rãi [sau này xuất hiện nhan nhản trên các phim cổ trang, kiếm hiệp của Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc] chính là thuật ngữ TẨU HỎA NHẬP MA, khiến nó càng trở nên thông dụng, phổ biến. Theo thuyết của Joseph Goebbels [bộ trưởng bộ tuyên truyền của Đức quốc xã]: “Sự thật là những điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần”. Trên tinh thần này, “tẩu hỏa nhập ma” từ Kim Dung cũng vậy. Nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và hằn sâu vào đầu những người đọc, người xem và cả người “không đọc, không xem” nhưng luôn tỏ ra “chuyện gì cũng biết” [theo cách nói của dân mạng bây giờ là “ngu nhưng tỏ ra nguy hiểm”].

Và hễ nói đến khí công là nhiều người thấy lo lắng, sợ hãi, ít ra là có chút “ái ngại” kiểu “Liệu mình tập thì có bị tẩu hỏa nhập ma không nhỉ?”. Và nếu đem ra hỏi, chẳng may lại hỏi trúng những đồng chí dạng “không đọc, không xem” nhưng luôn “tỏ ra nguy hiểm” thì sẽ được “khuyên bảo, dạy dỗ” một cách vô cùng nhiệt tình kiểu “Thôi, mày đừng tập. Tẩu hỏa nhập ma đấy. Thằng A, con B người quen của tao bị tẩu hỏa nhập ma, chữa mãi đéo khỏi. Bây giờ suốt ngày cởi truồng nhặt lá đá ống bơ ngoài đường…”

Ngoài những đối tượng “tỏ ra nguy hiểm trên”, thì chính rất nhiều các thầy dậy khí công [tôi không nói là tất cả, nhưng có thể nói là “rất nhiều”] cũng thường sử dụng thuật ngữ này.

Trong số các thầy sử dụng thuật ngữ này, có những mục đích khác nhau:

-Đem thuật ngữ này ra để “dọa” học trò với mục đích: Đ.M, những thằng thầy ngu nhiều vô kể. Mày không tìm đúng thầy giỏi [dạng như tao] mà học thì không cẩn thận tẩu hỏa nhập ma, chết cha mày đấy!

-Để răn học trò cố gắng tập trung mà luyện đúng với những gì được học, được giảng giải. Không được phép tập sai, gây nguy hại.

-Ngoài ra, còn kha khá nhiều dạng các “thầy” rống tuếch, vốn liếng khí công chẳng được mấy nả, nhưng luôn tỏ ra bí hiểm, thậm chí thần bí để người khác có cảm giác mình là một bậc cao nhân, một vị thánh kiểu “vẽ ma dọa người”… Để họ sợ mình, thần phục mình…

Trong số ba đối tượng được “gạch đầu dòng” ở trên, thì “gạch đầu dòng” thứ hai tạm được coi là có tâm với học trò. Nhưng xét cho cùng, nếu không lí giải, không chữa được cái sự “tẩu hỏa nhập ma” này một cách đến nơi đến chốn cho trò mình hoặc những người bị mắc, thì cũng chưa phải là bậc cao thủ theo đúng nghĩa. Có thể họ có một vài công năng đặc dị do chuyên vào luyện tập để có được những “tiết mục” này, để dễ khuếch trương bản thân, môn phái…

NHƯNG MỘT NGƯỜI THẦY GIỎI KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BIỂU DIỄN.

Sở dĩ tôi gộp luôn “theo góc độ của đông y và khí công”, bởi đông y [y học cổ truyền] và khí công có thể nói cùng một góc nhìn trong cách nhìn, phân tích, lí giải những gì liên quan tới sức khỏe con người ở cả phần nội tại bên trong và mối liên hệ giữa con người và môi trường bên ngoài [vũ trụ].

Vậy “tẩu hỏa nhập ma” thực sự là gì theo cách nhìn nhận, lí giải của y học cổ truyền và khí công?

TẨU HỎA NHẬP MA là từ Hán Việt [chữ Hán:走火入魔]

Trước hết, hãy diễn nôm 4 chữ này ra tiếng Việt chuẩn cho rõ:

-MA: MA QUỈ, VONG LINH, PHẦN ÂM

Vậy cách diễn giải theo kiểu dịch từ chữ ra chữ, hay dân học tiếng Anh vẫn nói “word by word”, thì tạm dịch như sau: Hỏa khí nóng, chạy lung tung, bị ma nhập.

Còn diễn giải theo y học cổ truyền và khí công một cách tương đối đầy đủ hơn: Người tập sai phương pháp, dẫn đến mất cân bằng âm dương, hỏa bị kích lên quá vượng, gây nóng trong người. Luồng hơi nóng “hỏa khí” bị bốc lên đầu. Gây hiện tượng đỏ mặt, đỏ mắt, đầu bốc hỏa khiến tâm thần bất ổn, nóng nảy, giận dữ, sợ hãi… Hành động có thể bị thiếu kiểm soát như bị “nhập”. Ngoài ra, có thể dẫn tới hiện tượng bị ảo ảnh như nhìn thấy ma quỉ, các phần âm…

Vâng, tôi tạm diễn giải như vậy dưới góc nhìn của y học cổ truyền, khí công. Đương nhiên, tôi hiểu như vậy nên giải thích như vậy. Còn có thể có các bậc thầy về y học cổ truyền hoặc khí công khác hiểu và lí giải theo cách của mình. Đó là quyền của mỗi người. Tôi tôn trọng và sẽ không tranh luận đúng sai với những ý kiến trái chiều này.

Vậy tóm lại, TẨU HỎA NHẬP MA là hiện tượng có thật hay không?

Câu trả lời, nếu hiểu TẨU HỎA NHẬP MA là hiện tượng “người bị mất cân bằng âm dương, hỏa bị kích lên quá vượng, gây nóng trong người. Luồng hơi nóng “hỏa khí” bị bốc lên đầu. Gây hiện tượng đỏ mặt, đỏ mắt, đầu bốc hỏa khiến tâm thần bất ổn, nóng nảy, giận dữ, sợ hãi… Hành động có thể bị thiếu kiểm soát như bị “nhập”. Ngoài ra, có thể dẫn tới hiện tượng bị ảo ảnh như nhìn thấy ma quỉ, các phần âm…” thì đương nhiên là có thật và tồn tại từ rất nhiều năm nay trong xã hội loài người.

Nhưng đại đa số họ không hề tập khí công, thậm chí còn không biết đến khái niệm khí công là gì? Đơn giản, có thể vì cả ngàn lẻ một lí do, nguyên nhân khác nhau [ăn uống, ngủ nghỉ, tình chí, tâm thần bất ổn, lo lắng, mất ngủ…] dẫn đến tình trạng này: mất cân bằng âm dương, hỏa khí thăng thiên, tâm thần bất ổn, thiếu kiểm soát… Và nếu không được chữa trị kịp thời, có thể bị tâm thần, bị điên.

Vậy liệu hễ cứ tập khí công là có nguy cơ bị TẨU HỎA NHẬP MA?

Xin trả lời ngay, cái gọi là TẨU HỎA NHẬP MA ở mức độ thành bệnh tật, tâm thần như nêu ở trên có nhan nhản ngoài xã hội loài người.

Trong tập luyện khí công, nếu là khí công võ thuật, để có được những khả năng khác người thì đương nhiên phải tập những bài cũng “khác người”. Hay nói cách khác, những bài tập nhiều khi không thực sự thuận với sự vận hành khí huyết tự nhiên trong cơ thể [mà đã được Mẹ Tạo hóa sinh ra] thì có thể dẫn tới những điều đáng tiếc. Dễ hiểu thôi mà, muốn có công năng đặc dị khác người, thì phải tập những bài “khác thường” và nếu sai thì sẽ gặp phải những điều “bất bình thường” là chuyện đương nhiên.

Còn với khí công dưỡng sinh? Với tư cách là một người đã học qua một số môn dưỡng sinh, tôi thấy khả năng này hầu như không xảy ra.

Còn với Khí công Himalaya, thì KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA! Bởi tất cả những bài tập của Khí công Himalaya đều lấy tôn chỉ mục đích: THUẬN TỰ NHIÊN là kim chỉ nam cho việc tập luyện. Nghĩa là không vận, không ép, không dẫn khí đi đâu cả. Chỉ cần tập luyện đều đặn, vừa phải với sức mình để làm mạnh lục phủ ngũ tạng, mạnh gân cơ xương khớp, khai thông kinh mạnh… Và đương nhiên, phải kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí, khoa học thì khí huyết sẽ lưu thông theo đúng “những con đường” đã có sẵn trong cơ thể [như được Mẹ Tạo hóa sinh ra].

Tuy vậy, tại sao vẫn có những người tập khí công môn nọ, môn kia, hoặc cứ tập theo trên mạng mà không cần biết nguồn gốc, xuất xứ của phương pháp tập đó như anh bạn Hữu Tri kia lại dẫn đến hiện tượng như bạn ấy đã viết trong stt ““Con xin các người làm ơn giúp con! Con tự học khí công! Con thở vòng chu thiên sai cách, giờ con đã tẩu hoả rồi! Con quỳ lạy các người ai biết ở đâu có thầy chữa bệnh! Làm ơn cho con biết với!con ở Bình Thuận, nhưng mà xa ở đâu con cũng tìm đến! Xin mọi người giúp đỡ con!” “

Trước hết, phải nói là anh bạn Hữu Tri này rất liều, điếc không sợ súng. Có phải cái gì trên mạng cũng đều là tốt đâu? Mà ngược lại, những thứ vớ vẩn, nguy hiểm, độc hại, rác rưởi có rất nhiều.

Tôi sẽ không dùng lí thuyết, lập luận của đông y để giải thích, mà sẽ theo góc nhìn của khoa học hiện đại – Tây y.

IV/ TẨU HỎA NHẬP MA [PHẦN 4]

 TẨU HỎA NHẬP MA DƯỚI GÓC NHÌN CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI

Vì chúng ta đang nói đến tập khí công, nên ở trong phần này, tôi buộc phải nói về chức năng hô hấp, tầm quan trọng của hơi thở đối với sự sống của con người. Tất nhiên, với những nghiên cứu chính xác của y học hiện đại.

Phần này bao gồm những kiến thức tưởng chừng khô khan, NHƯNG ĐÂY CHÍNH LÀ CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG ĐỂ GIÚP CHO TẤT CẢ CHÚNG TA KHẮC PHỤC MỌI BỆNH TẬT ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT NHẤT!

Có thể chúng ta đã biết, con người ta có thể sống cả tháng trời mà không cần ăn, có thể sống từ 7-10 ngày mà không cần uống. Cá biệt, có những trường hợp bị vùi dưới đống đổ nát, hoang tàn do động đất, sau cả vài chục ngày lực lượng cứu hộ vẫn tìm thấy những người còn sống sau suốt quãng thời gian dài không ăn, không uống đó…

Thế nhưng, trong số 7 tỉ người trên hành tinh này, liệu có mấy người có thể sống sót nếu chỉ 3-4 phút không có không khí để thở? Cá biệt có một số người có thể nhịn thở lâu hơn người bình thường, ví dụ như Aleix Segura lập kỷ lục nhịn thở dưới nước hồi tháng 2 năm 2016 là 24 phút. Nhưng đây chỉ là trường hợp cực kì hiếm nên được ghi vào kỷ lục thế giới Guinness. Còn người bình thường, chỉ 3-4 phút không có oxy là chết.

Đó là về mặt thời gian nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hít thở để có thể bị chết. Còn về mặt “khối lượng” cụ thể tính ra cân lạng thì sao?

Một người bình thường hàng ngày tiêu thụ lượng đồ ăn + thức uống chỉ tầm 3-5 kg.

Nhưng y học hiện đại đã tính và đưa ra con số cụ thể: Một người bình thường mỗi phút hít thở khoảng 15 nhịp [hơi thở], một ngày hít thở khoảng 18925 lít không khí, tương đương 18 kg.

Nghĩa là một người bình thường mỗi ngày chỉ ăn và uống chừng 3 đến 5 kg. Nhưng lại phải sử dụng [“ăn”] lượng không khí lên tới 18kg!!!

Các con số trên khẳng định cho chúng ta biết một điều:

Hơi thở cực kì quan trọng đối với sự sống chết của con người. Và nếu đi sâu tìm hiểu, hơi thở còn quyết định sức khỏe của một cơ thể sống VÀ LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KHẮC PHỤC CÁC CHỨNG BỆNH TẬT NAN Y, NGUY HIỂM.

Ngay từ những bài học sinh vật từ thuở cấp 2, chúng ta đã được dạy rằng: Khi hít vào, cơ thể lấy ô xy, khi thở thải ra cacbonic.

Tuy vậy, khí mà chúng ta hít vào không chỉ hoàn toàn là ô xy đâu. Cụ thể, trong thành phần khí hít vào như sau:

-Oxy 20,44%; Cacbonic 0,03%, còn lại là Ni tơ và các khí khác chiếm 79,03%

Thành phần khí chúng ta thở ra bao gồm:

-Oxy chiếm 16,30%; Cacbonic chiếm 4%; Ni tơ và các khí khác vẫn không đổi là 79,03%.

Gạt bỏ Ni tơ và các khí khác sang một bên, vì chúng vào bao nhiêu lại ra bấy nhiêu. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét 2 loại khí là Oxy và Cacbonic.

Khi hít vào, Oxy chiếm 20,44%, và cơ thể chỉ hấp thụ một phần nào đó, nên khi thở ra vẫn có 16,30% thoát ra theo hơi thở.

Trong khi đó, khi hít vào, lượng khí Cacbonic chỉ chiếm một phần rất nhỏ 0,03%. Thế nhưng khi thở ra, cơ thể lại thải ra lượng Cacbonic chiếm tới 4%.

Vậy lượng Cacbonic tăng gấp hơn 100 lần này từ đâu ra? Rõ ràng là “lấy vào” chỉ có 0,03%, nhưng “trả lại” hẳn 4%…?

Xin thưa, số “thặng dư” Cacbonic đó có được là do quá trình trao đổi chất trong cơ thể từ đồ ăn, thức uống. Oxy đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các phản ứng biến đổi và sự trao đổi chất. Nhờ có Oxy, năng lượng trong đồ ăn thức uống được giải phóng thành dưỡng chất nuôi cơ thể. Và cũng chính trong quá trình này, các sản phẩm phân hủy được hình thành, bao gồm khí Cacbonic. Chính vì vậy, lượng Cacbonic lúc bị đào thải ra lên tới 4%.

Tôi biết, đọc đến đây, sẽ có nhiều người bắt đầu ngáp ngủ và thấy khó hiểu. Nhưng sở dĩ phải nói về điều này, để thấy tầm quan trọng của hơi hít vào, thở ra [mà những người tập khí công, yoga và các môn dưỡng sinh vẫn lấy hơi thở làm công cụ nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật].

Thêm một điều này nữa, chúng ta rất cần biết, để từ đó CÓ THỂ DÙNG HƠI THỞ ĐỂ LÀM CÔNG CỤ NÂNG CAO SỨC KHỎE, TỰ CHỮA LÀNH MỌI LOẠI BỆNH TẬT.

ĐÓ LÀ: Oxy thì đương nhiên là cần cho sự sống rồi, đã học từ hồi cấp 2 rồi. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!!!

VẬY CACBONIC CÓ CẦN KHÔNG?

Đa số sẽ nghĩ là không cần. Vì từ trước tới giờ, trong hầu hết các tài liệu nói về sự hô hấp, hầu như vai trò của Cacbonic không được đề cập tới. Và hầu như ai cũng nghĩ Cacbonic là khí độc hại, cần phải loại bỏ hết ra khỏi cơ thể.

Nhưng xin thưa, vai trò của Cacbonic lại vô cùng quan trọng đối với sự sống chết của một con người.

CƠ THỂ KHÔNG CHỈ CẦN OXY, MÀ RẤT CẦN CACBONIC.

Vì vai trò của Cacbonic vô cùng quan trọng:

-Là thành phần quan trọng trong cơ chế điều hòa hô hấp ở thể dịch

-Thay đổi cân bằng axit-bazơ – yếu tố quan trọng nhất của sức khỏe;

-Là một chất làm giãn mạch tự nhiên;

-Lưu lượng oxy vào các tế bào phụ thuộc vào Cacbonic, vì hemoglobin [huyết cầu tố] chỉ nhường oxy khi có nồng độ Cacbonic tiêu chuẩn.

-Tham gia vào việc phân phối các ion natri trong các mô của cơ thể;

-Ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym và tính thấm của màng tế bào;

-Làm dịu hệ thống thần kinh;

-Tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin.

Và còn rất nhiều vai trò quan trọng khác nữa…

Vậy tại sao cơ thể lại thải ra Cacbonic?

Xin thưa: Mặc dù Cacbonic rất cẩn cho sự sống. Nhưng cơ thể vẫn phải thải ra lượng Cacbonic mà nó không cần đến.

Cái gì quá mức cũng thành bệnh. Tất cả phải nằm trong một tỉ lệ [sự] hợp lí mà tự nhiên đã tạo ra trong cơ thể con người.

Và để đảm bảo cho mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả nhất, theo nghiên cứu của khoa học, tốt nhất là lượng Oxy trong tĩnh mạch máu chiếm 4,0 đến 4,5%; Còn Cacbonic chiếm 6,0 đến 7%. Tính ra tỉ lệ là Cacbonic 1,5; Oxy 1. Nghĩa là lượng Cacbonic phải nhiều hơn Oxy một lần rưỡi.

RỒI, ĐÃ XONG!!! BÂY GIỜ CHÚNG TA CHỈ CẦN NHỚ: ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH, LƯỢNG CACBONIC TRONG TĨNH MẠCH PHẢI NHIỀU GẤP 1,5 LẦN OXY.

ĐÂY LÀ TỈ LỆ VÀNG ĐỂ MỌI PHẢN ỨNG, MỌI QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT, SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC MÔ, TẾ BÀO… HOẠT ĐỘNG CHUẨN NHẤT, HIỆU QUẢ NHẤT- NGHĨA LÀ CÓ SỨC KHỎE TỐT NHẤT, KHÔNG GÂY RA BỆNH NỌ TẬT KIA.

KHI ĐÃ PHÁT HIỆN RA CHI TIẾT QUAN TRỌNG NÀY [TỈ LỆ CACBONIC VÀ OXY CẦN THIẾT PHẢI GIỮ ĐƯỢC TRONG CƠ THỂ], THÌ ĐÂY CHÍNH LÀ CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MỌI BỆNH TẬT, KỂ CẢ NHỮNG BỆNH NAN Y. CHỨ VỤ “TẨU HỎA NHẬP MA” CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ!!!

HÃY NHỚ LẦY ĐIỀU NÀY HỠI TẤT CẢ NHỮNG AI QUAN TÂM ĐẾN VIỆC RÈN LUYỆN HƠI THỞ, DÙNG HƠI THỞ ĐỂ LÀM PHƯƠNG TIỆN NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT.

CÓ THỂ CÁC VỊ KHÔNG TIN, VÌ ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN PHƯƠNG ÁN NÀY ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ. NÓ KHÔNG GIỐNG NHƯ NHỮNG CÁCH LẬP LUẬN, TƯ DUY TỪ TRƯỚC TỚI GIỜ NÊN CHẮC CHẮN SẼ KHÓ ĐƯỢC TIẾP NHẬN NGAY. NHƯNG NHỮNG GÌ TÔI TRÌNH BÀY ĐỀU DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.

CŨNG VÌ ĐÂY LÀ QUAN ĐIỂM, HƯỚNG ĐI HOÀN TOÀN MỚI MẺ, NÊN TÔI CHẤP NHẬN MỌI SỰ MỔ XẺ, PHÂN TÍCH, TRANH LUẬN, THẬM CHÍ DÈ BỈU…

NHỮNG AI LÀ BÁC SĨ, CÓ CHUYÊN MÔN, HOÀN TOÀN CÓ THỂ THẨM ĐỊNH NHỮNG ĐIỀU TÔI VỪA TRÌNH BÀY.

TRÊN TINH THẦN CỦA QUAN ĐIỂM “CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG” NÀY, TÔI TỰ TIN KHI NÓI RẰNG CÓ THỂ ÁP DỤNG KHÍ CÔNG ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE, CHỮA TRỊ CÁC BỆNH NGUY HIỂM, NAN Y.

TRONG THỜI GIAN TỚI, TÔI SẼ MỞ LỚP HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ BỆNH BẰNG KHÍ CÔNG HIMALAYA. SẼ BẮT ĐẦU TỪ CĂN BỆNH NGUY HIỂM ĐƯỢC GỌI LÀ “CĂN BỆNH CỦA THẾ KỈ” – TIỂU ĐƯỜNG!

Bây giờ, xin dành phần cuối để quay lại với hiện tượng “Tẩu hỏa nhập ma” và cách khắc phục bằng Khí công Himalaya.

V/ TẨU HỎA NHẬP MA [PHẦN 4]

QUAY TRỞ LẠI VẤN ĐỀ TẨU HỎA NHẬP MA DO TẬP KHÍ CÔNG!!!

Sau khi đã xem xét các tài liệu của y học hiện đại về vai trò, tầm quan trọng của Oxy và Cacbonic đối với sức khỏe con người cũng như hàm lượng của hai loại khí này cần phải có trong máu. Chúng ta thấy các nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ cần phải duy trì phải là Cacbonic: 1,5; Oxy: 1, thì mọi phản ứng, mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp tỉ lệ này bị xâm phạm, sai lệch thì sẽ dẫn đến những rối loạn và cơ thể sẽ sinh bệnh nọ tật kia.

Vậy điều này liên quan gì tới hiện tượng “tẩu hỏa nhập ma” mà khí công thường bị “kết tội”?

Trong hầu hết các giáo trình, tài liệu hướng dẫn về tập luyện hơi thở, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thở sâu để có thể thu được nhiều dưỡng khí [chính là oxy] nhất. Điều này không sai!

Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu đó không chú trọng khuyến cáo phải thở ra hết thán khí [Cacbonic].

Kết quả là người tập cứ nghĩ Oxy tốt quá như vậy mà lại miễn phí, nên cố sức hít hết cỡ, hít lấy hít để hòng nạp được nhiều oxy và dẫn vào sâu nhất tận các mao mạch ở phế nang của phổi, nhưng không chú ý đến việc phải thở ra hết thán khí.

Ví dụ: Cố hít vào sâu được 0,5 lít, nhưng không chú trọng đến khâu thở sâu, mà chỉ thở nông, nên tống xuất ra ngoài khoảng 0,49 lít. Như vậy lượng thán khí bị tồn đọng sau một lần hô hấp là 0,01 lít. Nếu quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, lượng thán khí tồn đọng trong cơ thể sẽ tăng dần… Tích tiểu thành đại, thán khí sẽ tồn đọng một lượng rất lớn. Thán khí ở đây chính là Cacbonic.

Lúc này dẫn đến hậu quả là “tỉ lệ vàng” Cacbonic 1,5; Oxy 1 sẽ bị thay đổi, sai lệch. Mức độ sai lệch càng nhiều, hậu quả càng trầm trọng.

Cụ thể là: Sự tích tụ quá nhiều Cacbonic [carbon dioxide] làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô, axit hóa máu [nhiễm toan]. Dẫn đến các hậu quả: khó thở, suy giảm thâm nhập oxy qua phế nang, giãn nở các mạch hệ thống và ngoại biên, tăng áp lực nội sọ và trong các động mạch phổi, giảm nhiệt độ cơ thể, tăng lưu lượng máu đến tim, tăng lưu lượng máu trong đầu…

Trong y học hiện đại, sự tăng nồng độ Cacbonic trong máu quá cao được gọi là chứng bệnh HYPERCAPNIA

Ở mức độ nhẹ, bệnh HYPERCAPNIA gây ra các triệu chứng sau:

-Gặp vấn đề về giấc ngủ [ngủ chập chờn, hay bị ác mộng]

-Hưng phấn dạng bị kích động

Nếu không khắc phục kịp thời, thì HYPERCAPNIA sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, thể hiện qua các biểu hiện:

-Tăng tính hung hăng và kích động;

-Tăng nhịp tim lên tới 150 nhịp mỗi phút;

Và rất nhiều những rối loạn khác…

Đến đây, thì chúng ta thấy rất rõ ràng rằng: Các biểu hiện trên của căn bệnh HYPERCAPNIA chính là TẨU HỎA NHẬP MA đấy!

Này nhé, đầy đủ hết mọi biểu hiện của Tẩu hỏa nhập ma:

-Ngủ kém, chập chờn, hay bị ác mộng;

-Hưng phấn dạng bị kích động [không kiểm soát được hành động, tình cảm kiểu khóc đấy, cười đấy, vui đấy, giận hờn đấy…]

-Tăng tính hung hăng và kích động [sẵn sàng hành động mất kiểm soát, sẵn sàng gây gổ, chửi bới, gây thương tích cho người khác]…

-Buồn nôn và suy nhược cơ thể, mệt mỏi…

Và có thể là tất cả những triệu chứng đã được nếu ở trên nữa.

Vậy Tây y chữa bệnh này bằng cách nào?

Các bác sĩ có thể sẽ áp dụng cho bạn liệu pháp oxy, đặt máy thở, đặt nội khí quản hoặc uống thuốc giãn phế quản, corticosteroid dạng hít hoặc uống…

Hiệu quả, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Những gì cần phải làm, tôi đã viết cho bạn Huu Tri ở trong phần comment.

Xin trích lại nguyên văn:

Với những thông tin bạn cung cấp, tôi xin trả lời như sau:

1/Dừng ngay lập tức! Không tập những thứ mà bạn đã, đang tập nữa. Dừng ngay lập tức!

2/Học khí công mà lại TỰ HỌC. Thậm chí mình đang tập theo môn phái nào cũng không biết… Đây là việc hết sức dại dột.

Đến trong chuyện chưởng Kim Dung các cao thủ giang hồ đánh giết nhau để tranh dành cuốn bí kíp cũng đều biết rõ bí kíp đó từ đâu ra, có tác dụng gì, cách tập như thế nào…

Bây giờ là thế kỉ 21 rồi, đừng để bị ảnh hưởng của Kim Dung và chưởng bộ Hong Kong nữa.

3/Tập thở theo vòng tiểu chu thiên thì hầu hết các môn phái khí công Trung Hoa đều có lối tập này. Bên dòng Trung Hoa hít mũi theo mạch Nhâm, dẫn lên mạch Đốc. Còn bên nhân điện [Lương Minh Đáng] hoặc Năng lượng trường sinh học [dòng Dasira Narada] dẫn từ bách hội [luân xa 7] theo mạch Đốc, qua trường cường lên mạch Nhâm.

Thực ra thì chiều nào cũng được, từ Nhâm qua Đốc hay từ Đốc qua Nhâm…

Tập bài này không có gì nguy hiểm, miễn là đừng cố tình kéo dài hơi thở quá.

4/Về vụ “vận khí”, thì tôi không biết cậu vận khí kiểu gì? Vì có nhiều cách vận khí. Nhưng đây chính là một trong những “tử huyệt” của người tập khí công. Cơ thể con người ta được tạo hóa sinh ra đã là một sản phẩm tuyệt hảo nhất rồi. Hãy để khí huyết lưu thông, vận hành thuận tự nhiên. Chẳng cần phải vận khí ở góc độ dưỡng sinh làm gì. Còn nếu “vận khí” theo kiểu “dùng ý dẫn khí” thì phải có thầy giỏi kèm cặp mới tránh bị sai lệch.

Bạn tự tập, lại không biết là đang tập cái gì, môn nào…

Do đó không bị những triệu chứng khó chịu như đã mô tả mới là chuyện lạ.

A/Dừng ngay lại tất cả những thứ đang tập!

-Bình tâm, đừng hoảng hốt. Cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để mọi hoạt động trở lại bình thường.

B/Ngồi thật tĩnh tâm, đừng nghĩ ngợi, đừng lo lắng hốt hoảng.

Hãy hít vào bằng mũi, khẽ phồng bụng lên [nhớ là hơi phồng thôi, đừng có cố hít đến nứt bụng ra là hỏng việc].

Sau đó từ từ thở ra bằng miệng, hóp bụng lại [hóp vừa phải].

Có điều này quan trọng cần phải nhớ: HƠI THỞ RA PHẢI DÀI HƠN HƠI HÍT VÀO.

Ví dụ: Nếu hít vào mất 3 giây, thì thở ra khoảng 5 đến 6 giây.

Tập như vậy mỗi ngày từ 5 đến 7 lần. Mỗi lần chỉ hít thở như vậy khoảng 7 đến 9 hơi [nghĩa là chỉ mất khoảng 2-3 phút cho mỗi lần tập], chứ không hít thở 1-2 tiếng như bạn đang tập cái thứ kia đâu nhé!

C/Thực hiện như đã hướng dẫn ở trên. Sẽ hết sau vài ba ngày. Ý tôi muốn nói là những hiện tượng nặng đầu, váng vất, hồi hộp, sợ hãi sẽ hết dần sau vài ba ngày. Còn về mặt tinh thần, tâm lí của bạn, có lẽ phải gặp thầy trị liệu thêm…

NHỚ LÀ PHẢI BỎ NGAY KHÔNG ĐƯỢC TẬP MẤY THỨ MÀ BẠN ĐÃ TỰ HỌC, TỰ TẬP!”

Ở mục thứ 5 “Cách giải quyết”, vì nắm được nguyên nhân mà bạn Hưu Tri này mắc phải, đó là sự dư thừa Cacbonic trong cơ thể cao hơn, vượt quá tỉ lệ cho phép, nên tôi hướng dẫn bạn ấy phải tống xuất lượng Cacbonic dư thừa này ra ngoài bằng cách thở ra dài hơn, nhiều hơn hít vào. Phải XẢ ra nhiều hơn NẠP vào thì mới có thể lập lại quân bình, trật tự của tỉ lệ vàng giữa Oxy và Cacbonic.

Nếu bạn Huu Tri thực hiện theo đúng hướng dẫn, thì cơ thể sẽ được ổn định trở lại.

CÁCH KHẮC PHỤC CỦA KHÍ CÔNG HIMALAYA ĐƠN GIẢN VẬY THÔI MÀ!

Tuy nhiên, tôi không chắc là bạn ấy sẽ làm theo, vì nó đơn giản quá. Con người ta thường thấy những gì phức tạp, rối rắm mới có sức hút thì phải… Còn những thứ đơn giản hay bị xem nhẹ.

NHƯNG THỰC RA, TRÊN ĐỜI NÀY: SỰ THẬT VÀ CHÂN LÍ PHẢI LUÔN GIẢN DỊ, NGẮN GỌN, DỄ HIỂU!

Vậy thì đó là lựa chọn của bạn ấy!

Để kết thúc bài này, tôi xin cảm tạ mọi người đã bớt thời gian để đọc. Vì chỉ là người tự nghiên cứu về y học hiện đại, nên chắc chắn không tránh được những sai sót, ngô nghê trong kiến thức, cách lập luận. Mong được các nhà chuyên môn lượng thứ và chỉnh sửa giúp cho.

Tôi xin chân thành cảm tạ!

P.S: Cách khắc phục “Tẩu hỏa nhập ma” trên chỉ áp dụng cho người có sức khỏe bình thường nhưng hít thở sai dẫn đến những triệu chứng khó chịu. Còn những người bị thần kinh, tâm thần phân liệt, hoang tưởng… thì không thuộc đối tượng của bài viết này và phải đến bác sĩ chuyên khoa khám chữa bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề