Tay lái xe tải bị nặng

  • Xe
  • Cầm lái

Thứ tư, 8/2/2017, 11:45 (GMT+7)

1. Tay lái lệch

Tay lái lệch là hiện tượng khá phổ biến khi lái xe. Khi tài xế không tác động, vô-lăng có xu hướng xoay nhẹ sang một bên, xe sẽ từ từ chạy thành đường cong chứ không thẳng. Muốn chạy thẳng, tài xế phải tác dụng lực để giữ chắc vô-lăng. 

Nguyên nhân của hiện tượng này phần lớn do lốp. Nếu áp suất các lốp không đều hay độ chụm bánh xe bị lệch trong một thời gian dài, vô-lăng sẽ cứ thế bị nhao lái. Thường xuyên đi đường xấu, leo vỉa hè cũng là một nguyên nhân dẫn tới độ chụm bánh xe không đều. 

Ngoài ra, tay lái có thể bị lệch do thước lái, do trụ lái... Chủ xe nên cho xe vào xưởng kiểm tra khi thấy có hiện tượng lệch lái, dù đã bơm lốp đều nhau.

2. Tay lái nặng

Tay lái nặng phức tạp hơn so với tay lái bị lệch. Nguyên nhân phổ biến nhất là do hỏng hóc chi tiết ở hệ thống trợ lực lái. Nếu trợ lái thủy lực thường có nhiều phần cần kiểm tra hơn như dầu trợ lực còn hay không, bơm có bị hở, đường dẫn dầu có bị rò rỉ... Trong khi đó trợ lực điện nếu bị nặng tay lái có thể do đứt dây điện, cầu chì... Không nên cố chạy khi tay lái bị nặng, kiểm tra sớm giúp phát hiện "bệnh" sớm, giảm chi phí sửa chữa và an toàn khi di chuyển.

Xem tiếp những sự cố khác:

Vấn đề thường gặp với vô lăng là hiện tượng vô lăng bị nặng và trả lái chậm, các vấn đề này sẽ rất nguy hiểm khi di chuyển ở tốc độ cao.

Nguyên nhân khiến vô lăng khó xoay

Việc chăm sóc bảo dưỡng vô lăng không thường xuyên, hoặc bảo dưỡng muộn là nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng bị nặng, khó bẻ lái. Khi gặp vấn đề này, đầu tiên tài xế cần phải kiểm tra dầu trợ lực và bơm trợ lực, sau đó mới kiểm tra các vấn đề khác.

Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp nhất khiến vô lăng bị nặng:

1. Áp suất lốp

Tay lái xe tải bị nặng

Áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng bị nặng, đặc biệt là lốp bị xì. Tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất. Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc không đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.

2. Thước lái kém hiệu quả

Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, các bộ phận này có thể bị mòn, đơn giản là do hoạt động lái xe hàng ngày. Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái. 

Tay lái xe tải bị nặng

Sau đó, vô lăng dần dần sẽ lấy lại được cảm giác mượt mà, điều này là vì khi động cơ khởi động, thước lái sẽ được bôi trơn tốt hơn. Bạn có thể tiếp tục lái xe trong tình trạng này, nhưng để lâu sẽ làm hỏng thước lái. 

3. Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến tay lái khó đánh lái là dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Vấn đề này gây nên thiếu công suất dẫn động.

4. Dầu trợ lực bị thiếu hoặc rò rỉ

Dầu lái bị thiếu hoặc rò rỉ là nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng khó bị khó xoay. Điều này sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máy bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.

5. Bơm trợ lực 

Cùng với chất lỏng, bơm trợ lực có vai trò chính để tạo ra đủ lượng áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì sẽ rất khó để bẻ lái. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Nếu bơm trợ lực bị hỏng có khiến vô lăng dừng hoàn toàn. 

6. Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc

Tay lái xe tải bị nặng

Giải pháp cho vấn đề này là thay dầu trợ lực mới. 

Giống như tất cả các loại chất lỏng khác trên xe, dầu trợ lực lái cũng tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn theo thời gian. Khi nó trở nên quá dày, hoặc bám nhiều bụi bẩn cũng sẽ không thể bôi trơn được trục lái.

Bài viết liên quan:

  •  4 loại mùi cháy trong ô tô, nguyên nhân và giải pháp
  • Cách chẩn đoán và sửa chữa khi điều hòa ô tô bị hỏng

Nguyên nhân khiến vô lăng trả chậm

Hiện tượng này thường do bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả. Điều này sẽ làm cho áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi đánh lái. Nếu thước lái bị hở séc măng khiến dầu lọt qua cũng khiến vô lăng bị chậm trả lái. Ngoài ra, thiếu dầu trợ lực hay áp suất lốp kém cũng gây nên hiện tượng này.

Tay lái xe tải bị nặng

Oto.com.vn luôn đồng hành cùng người tiêu dùng trong quá trình tìm mua và chăm xe

Hiện tượng vô lăng bị nặng và trả lái chậm thường chỉ diễn ra đối với ô tô đã qua sử dụng. Song, không phải người mua xe cũ nào cũng đủ kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế để nhận ra lỗi này.

Nhằm hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm mua ô tô cũ chất lượng, Oto.com.vn đã triển khai chương trình OTOcheck với việc kiểm định 8 hạng mục lớn của xe hoàn toàn miễn phí. Quy trình này được thực hiện hoàn toàn khách quan với các chuyên gia và kỹ thuật viên cao cấp, giúp khách hàng an tâm trong quá trình dùng xe.

Chưa hết, với mỗi hợp đồng mua bán xe thành công qua nền tảng Oto.com.vn, khách hàng còn nhận thêm 1 năm chăm xe OTOcare với hàng trăm dịch vụ ngành xe hấp dẫn.

(Nguồn ảnh: Internet)