Thế nào là chất dinh dưỡng của vi sinh vật nêu ví dụ

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả Vi khuẩn [bao gồm cả Cổ khuẩn], nấm, tảo và động vật nguyên sinh.

Một tập đoàn vi khuẩn Escherichia coli phóng đại 10,000 lần

  • Kích thước rất nhỏ bé. Kích thước vi sinh vật thường được đo bằng micromet.
  • Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh. Vi khuẩn lactic [Lactobacillus] trong 1 giờ có thể phân giải một lượng đường lactose nặng hơn 1000 - 10 000 lần khối lượng của chúng.
  • Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. So với các sinh vật khác thì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng cực kì lớn.
  • Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị.
  • Phân bố rộng, chủng loại nhiều. Số lượng và chủng loại thay đổi theo thời gian. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngay ở điều kiện khắc nghiệt nhất như ở nhiệt độ cao trong miệng núi lửa, nhiệt độ thấp ở Nam Cực, và áp suất lớn dưới đáy đại dương vẫn thấy sự có mặt của vi sinh vật. Vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài bao gồm 30 nghìn loài động vật nguyên sinh, 69 nghìn loài nấm, 1,2 nghìn loài vi tảo, 2,5 nghìn loài vi khuẩn lam, 1,5 nghìn loài vi khuẩn, 1,2 nghìn loài virut và rickettsia.

Do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài vi sinh vật tìm được ngày càng tăng, chẳng hạn về nấm trung bình mỗi năm lại được bổ sung thêm khoảng 1500 loài mới.

Vi khuẩn chủ yếu lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Các môi trường nuôi dưỡng nhân tạo cần cung cấp đầy đủ năng lượng, các vật liệu xây dựng tế bào, cụ thể phải đáp ứng các yếu tố sau:

  • Có các chất dinh dưỡng thích hợp và các nguyên tố khác cần thiết để tạo chất nguyên sinh, bao gồm có các nguồn thức ăn cacbon, nitơ, chất khoáng, các nguyên tố khác.
  • Có môi trường thông khí thích hợp, là thông khí bình thường hay gia tăng cacbonic hoặc đuổi hết khí Oxy.
  • pH môi trường thích ứng.
  • Độ ẩm đủ
  • Điều kiện nuôi cấy thích hợp.

Nhu cầu

Nhu cầu năng lượng: Môi trường phải chứa những chất cần thiết để vi khuẩn chuyển hóa, tạo năng lượng cần thiết cho vi khuẩn tổng hợp chất sống và di động. Ba nguồn năng lượng được vi khuẩn sử dụng là ánh sáng, chất vô cơ và chất hữu cơ. Năng lượng sẽ được tạo ra qua một trong 3 cơ chế: lên men trong vi khuẩn kỵ khí, hô hấp trong vi khuẩn hiếu khí và quang hợp trong vi khuẩn quang tổng hợp. Một điểm chung là năng lượng quang hợp hay năng lượng hóa học đều được biến thành ATP, một chất giàu năng lượng, sử dụng được bởi tất cả tế bào theo những hệ thống giống như ở sinh vật bậc cao. Các chất được vi sinh vật dùng để tạo ATP gồm chất hữu cơ, các amino acid, hydrat cacbon các chất vô cơ như CO2, SO42-...

Chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng có thể là thiết yếu [nếu không có thì tế bào không tăng trưởng được] và có thể là có ích nhưng không phụ thuộc [nếu có thì được vi khuẩn sử dụng nhưng không bắt buộc].

  •  

    Chân dung Anthonie van Leeuwenhoek, cha đẻ ngành vi sinh vật học

  •  

    Louis Pasteur, nhà vi sinh vật học người Pháp

  •  

    Robert Koch, bác sĩ và nhà sinh học người Đức

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vi_sinh_vật&oldid=68170048”

I. CHẤT HÓA HỌC

1. Chất dinh dưỡng

- Là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin.

Ví dụ: Các chất hữu cơ cacbohiđrat, prôtêin, lipit…; Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Bo, Mo, Fe…

- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.

+ Vi sinh vật khuyết dưỡng: là vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.

+ Vi sinh vật nguyên dưỡng: là vi sinh vật tự tổng hợp được các chất.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng

- Một số chất hóa học được dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Các hợp chất phênol: Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào → Dùng khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện.

+ Các loại cồn [êtanol, izôprôpanol, 70 – 80%]: Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất → Dùng thanh trùng trong y tế, phòng thí nghiệm.

+ Iôt, rượu iôt [2%]: Ôxi hóa các thành phần tế bào → Dùng diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện.

+ Clo [natri hipôclorit], cloramin: Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Dùng thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm.

+ Các hợp chất kim loại nặng [thủy ngân, bạc…]: Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt → Dùng diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh dưỡng.

+ Các anđêhit [phoocmanđêhit 2%]: Bất hoạt các prôtêin → Được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng.

+ Các loại khí êtilen ôxit [10 – 20%]: Ôxi hóa các thành phần tế bào → Dùng khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.

+ Các chất kháng sinh: Diệt khuẩn có tính chọn lọc → Dùng trong y tế, thú y…

II. CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC

1. Nhiệt độ

- Ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.

- Căn cứ vào nhiệt độ chia vi sinh vật thành 4 nhóm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh < 150C.

+ Vi sinh vật ưa ấm 20 – 400C.

+ Vi sinh vật ưa nhiệt 55 – 650C.

+ Vi sinh vật siêu nhiệt 75 – 1000C.

- Ứng dụng: Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

2. Độ ẩm

- Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm.

+ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng.

+ Tham gia thủy phân các chất.

- Ứng dụng: Nước dùng để khống chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

3. pH

- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự hình thành ATP.

- Ứng dụng: Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp.

4. Ánh sáng

- Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

- Ứng dụng: Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật làm biến tính axit nuclêic, prôtêin.

5. Áp suất thẩm thấu

- Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được.

- Ứng dụng: Bảo quản thực phẩm.


Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề