Thế nào là sản xuất của cải vật chất

Của cải vật chất là các sản phẩm được tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, nâng cao mức sống. Vậy của cải vật chất là gì? Vai trò của của cải vật chất đối với sự phát triển của xã loài người ra sao? Tham khảo nội dung của bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Của cải vật chất là gì?

Của cải vật chất được hiểu là tài sản được sản xuất ra để phục vụ cho đời sống con người. Ví dụ như tiền, kim khí quý, đá quý, kim cương, vàng bạc,…

Của cải vật chất là gì?

Nói cách khác thì của cải vật chất giúp cải thiện đời sống, nâng cao mức sống và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, con người chúng ta có xu hướng cố gắng tích lũy của cải vật chất cho bản thân.

Sản xuất của cải vật chất nghĩa là gì?

Sản xuất của cải vật chất chính là quá trình tác động của con người vào thế giới tự nhiên, từ đó làm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.

Sản xuất của cải vật chất nghĩa là gì?

Đây được xem là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động vốn có của con người. Nó chính là cơ sở của đời sống xã hội loài người. Bởi, đời sống xã hội loài người được cấu thành do nhiều phương diện gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, tôn giáo,… Các hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên, liên tục và tác động qua lại với nhau. 

Ngày nay, đi cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội thì các mặt này cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Khi quá trình lao động tăng cao, kèm theo đó là sự giúp đỡ của hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại thì con người không chỉ tạo ra của cải vật chất nữa mà đã dần tích lũy những của cải vật chất dư thừa để đem lại nguồn thu nhập mới cho bản thân.

||Xem thêm: Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ minh hoạ

Vai trò của sản xuất của cải vật chất trong đời sống xã hội loài người?

Nói “sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người” là bởi:

1. Sản xuất của cải vật chất chính là điều kiện tồn tại của xã hội

Khi sản xuất ngày càng được mở rộng thì số lượng của cải vật chất sẽ ngày càng nhiều; chất lượng tăng lên; hình thức và chủng loại trở nên đa dạng, phong phú. Từ đó, nó đáp ứng các nhu cầu thiết thực nhất cho sự tồn tại của con người như ăn, uống, vui chơi,… Khi đời sống vật chất được đảm bảo thì đời sống tinh thần cũng sẽ được mở rộng và phát triển theo.

2. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động 

Đời sống xã hội gồm nhiều mặt hoạt động khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, tôn giáo, thể thao,… Các hoạt động này có quan hệ hỗ trợ và tác động lẫn nhau.

Vai trò của các hoạt động sản xuất của cải vật chất

Vì thế, nguyên lý này có ý nghĩa quan trọng trong khoa học xã hội. Nó giúp ta hiểu được nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại khi trải qua các giai đoạn lịch sử do bắt nguồn từ sự thay đổi các phương thức sản xuất của cải vật chất. Đồng thời nhắc nhở loài người để hiểu được các nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đời sống xã hội phải xuất phát từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất và từ các nguyên nhân kinh tế.

3. Sản xuất của cải vật chất là quá trình làm cho bản thân con người ngày càng hoàn thiện

Ngày nay, kinh nghiệm và kiến thức của con người được tích lũy và không ngừng mở rộng. Đồng thời, các phương tiện sản xuất hiện đại ra đời kéo theo sự phát triển của khoa học – công nghệ giúp con người khai thác và cải biến các vật thể tự nhiên hiệu quả. Do đó, thực trạng của hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là quy mô, trình độ, tính hiệu quả của nó sẽ quy định và tác động đến các hoạt động khác của đời sống xã hội.

Ví dụ về sản xuất của cải vật chất

Các hoạt động sản xuất của cải vật chất luôn tồn tại và xảy ra xung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Các ví dụ cụ thể như sau:

Hoạt động trồng – thu hoạch của người dân để tạo ra nông sản lúa

  • Nông dân làm ruộng tạo ra nông sản.
  • Giáo viên đi dạy học
  • Thợ may may quần áo

=> Các hoạt động sản xuất của cải vật chất này diễn ra thường xuyên giúp con người nâng cao cũng cải thiện đời sống của mình.

Nội dung của bài viết hôm nay chúng tôi đã giải thích của cải vật chất là gì cùng như các vai trò sản xuất của cải vật chất trong đời sống xã hội. Bạn đọc hãy truy cập website kienthuctonghop.vn của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các bài viết mới nhất nhé!

||Bài viết liên quan:

Đáp án: C

Lời giải: Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Sản xuất của cải vật chất là quá trình”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD 11 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Sản xuất của cải vật chất là quá trình:

A. Tạo ra của cải vật chất.

B. Sản xuất xã hội.

C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.

Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.

Kiến thức tham khảo về Công dân với sự phát triển kinh tế

1.Sản xuất của cải vật chất.

a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b.Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

→Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Có 3 yếu tố cơ bản:

Sức lao động

+ Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất.

+ Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.

+ Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Đối tượng lao động có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác [đất, tôm cá,…]

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến [sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…]

- Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn.

Tư liệu lao động

+ Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

+ Phân loại tư liệu lao động:

- Công cụ lao động

- Kết cấu hạ tầng

- Hệ thống bình chứa

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối vớicá nhân, gia đình và xã hội

a. Phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

+ Sự tăng trưởng kinh tế: sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.

+ Quy mô tăng trưởng kinh tế.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

b.Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.

Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.

Đối với xã hội:

- Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

- Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

- Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề