Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì năm 2024

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng thường có thể được thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng, khám thực thể kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử, tiền căn bệnh lý liên quan. Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định bao gồm:

  • X-quang cột sống thắt lưng thẳng - nghiêng: Quan sát hình ảnh biến dạng cột sống, hẹp khe khớp, xơ xương dưới sụn, gai xương, hẹp lỗ liên hợp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể được yêu cầu để xác định mức độ tổn thương ở cột sống. MRI có thể cho kết quả đĩa đệm, dây chằng hoặc các mô mềm quanh đốt sống bị tổn thương, hẹp khe khớp hoặc gai xương hoặc chèn ép rễ thần kinh.
    Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì năm 2024
    X-quang cho thấy hình ảnh gai xương

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật là chỉ định đầu tay trong quản lý thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thuốc chống viêm

Phổ biến nhất là ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs), được sử dụng để giảm sưng và giảm đau. Hầu hết các cơn đau có thể được điều trị bằng thuốc không kê toa, nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau kê toa.

Tiêm steroid ngoài màng cứng

Có thể được chỉ định để giúp kháng viêm, giảm đau, giảm sưng. Phương pháp điều trị này thường giúp giảm đau tạm thời, có thể kéo dài vài tháng.

Vật lý trị liệu và các bài tập

Có thể giúp ổn định cột sống, tạo sức bền cho cơ canh sống và tăng tính linh hoạt cho cột sống thắt lưng. Trị liệu có thể giúp khôi phục lại biên độ hoạt động bình thường.

Yoga có thể có hiệu quả đối với một số người bệnh trong việc giúp kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, cần có chuyên gia yoga đưa ra các bài tập thích hợp, không làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn.

Châm cứu, chườm thuốc và xoa bóp bấm huyệt

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền đạt được hiệu quả tương tự thuốc giảm đau trong điều trị các triệu chứng ở người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín có triển khai điều trị đau bằng Y học cổ truyền có thể cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường không phổ biến, trừ khi bệnh lý diễn tiến dẫn đến hẹp ống sống nghiêm trọng, chèn ép tủy có thể gây ra tình trạng tổn thương thần kinh, như yếu cơ hoặc đau và tê.

Phẫu thuật có thể được khuyến nghị nếu các lựa chọn điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) không làm giảm hoặc chấm dứt cơn đau hoàn toàn và nếu cơn đau làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật khác, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các vấn đề bệnh lý nền của người bệnh đều được xem xét kĩ lưỡng trước khi chưa ra chiến lược điều trị.

Bệnh thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng khó lường như đau nhức, tê bì các chi, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm, teo cơ, liệt tứ chi, thậm chí tàn phế,... Vì vậy, cần phát hiện, điều trị bệnh sớm để ngăn chặn, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thoái hóa cột sống là tình trạng xương cột sống bị thoái hóa, gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của cột sống. Bệnh gây ra bởi tình trạng tổn thương ở sụn, xương dưới sụn, dịch khớp,...

Thoái hóa cột sống hay gặp ở người cao tuổi, tài xế, nhân viên văn phòng, tiểu thương, công nhân bốc vác,... Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế.

Biểu hiện của thoái hóa cột sống gồm: Đau nhiều hoặc cứng cơ lưng, cổ, vai gáy,... vào lúc sáng sớm; sốt, mệt mỏi, khó thở, co thắt dạ dày,...; cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy, thắt lưng, lan dần xuống các chi,... kéo dài trên 1 tháng; ngày càng bị đau nhiều ở khu vực cột sống bị thoái hóa, cơn đau tăng khi vận động mạnh, làm việc quá sức, ho, hắt hơi,... Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác nửa người, tê liệt các chi, mất khả năng lao động,...

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống chủ yếu là:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng nhanh bị thoái hóa cột sống do tác động của môi trường sống, các bệnh trên cơ thể,...;
  • Đặc thù công việc: Người thường xuyên mang vác vật nặng, làm việc quá sức,... có nguy cơ cao gặp tình trạng thoái hóa cột sống;
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, theo thời gian sẽ gây tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, đĩa đệm,... gây thoái hóa cột sống;
  • Thiếu chất: Người bị thiếu hụt canxi, glucosamine, collagen tuýp II, Proteoglycan,... nằm trong nhóm nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.
    Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì năm 2024

Những người thiếu chất nằm trong nhóm nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

2.1 Biến chứng thoái hoá cột sống lưng

Một số biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng:

  • Gây biến dạng cột sống: Người bị thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ bị đau dữ dội khi thay đổi thời tiết, dẫn tới không thể làm việc hoặc vận động được, giữ một tư thế xấu quá lâu, khiến cột sống thắt lưng bị gù hoặc cong vẹo,... Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, lao động bình thường của bệnh nhân;
  • Chèn ép các dây thần kinh: Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn tới các cơn đau lan xuống vùng mông, tứ chi,... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức, co cơ, gây khó khăn khi vận động, tê liệt, lâu ngày có thể gây bại liệt;
  • Đau ngực: Bệnh nhân bị đau bầu ngực, đau dai dẳng một bên cơ ngực. Nguyên nhân do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 - 7 chịu sức ép của các gai xương;
  • Trở ngại thị lực: Bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng có thể gặp tình trạng suy giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mắt sưng đau, tầm nhìn bị thu nhỏ lại, thậm chí bị mù;
  • Tổn thương đĩa đệm và cột sống: Gây bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống;
  • Chèn ép tủy thắt lưng cùng: Bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, bại chân.
    Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì năm 2024

Thoái hóa cột sống lưng có thể gây ra biến chứng chèn ép thắt lưng cùng

2.2 Biến chứng thoái hoá cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất ngủ: Bệnh nhân bị đau nhiều cả khi nghỉ ngơi, dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ;
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh sẽ gây tê liệt ở 1 hoặc 2 bên cánh tay. Dần dần, những phần bị thoái hóa có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, mất khả năng kiểm soát vận động, thậm chí bị teo cơ, bại liệt,... nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời;
  • Gây hội chứng tăng - giảm huyết áp: Bệnh có thể khiến huyết áp giảm xuống hoặc tăng cao, thường là tăng huyết áp;
  • Rối loạn tiền đình: Người bị thoái hóa cột sống cổ thường bị hạn chế lượng máu và oxy lưu thông tới não, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình;
  • Thiếu máu não: Quá trình thoái hóa cột sống cổ có thể chèn ép động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu tới các tế bào thần kinh - thiếu máu não. Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như khó phát âm, yếu liệt tay chân, tê nửa người, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, méo miệng thậm chí dẫn tới ngất xỉu, đột quỵ hoặc xuất huyết não,...;
  • Gai cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ làm bề mặt sụn ở cột sống mỏng dần, xương dưới sụn bị biến đổi hình dạng, dễ hình thành và phát triển các gai xương. Khi bệnh nhân cử động, các gai xương sẽ cọ xát vào cơ, gân, dây chằng hoặc chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức;
  • Hội chứng cổ - tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối tim, gây đau tim, rối loạn nhịp tim;
  • Bại liệt nửa người: Khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu thì áp lực của cột sống sẽ làm ứ trệ khí huyết, các dây thần kinh dần mất đi chức năng vận động, lan từ các chi tới nửa người, dẫn tới bại liệt.
    Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì năm 2024

Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến bại liệt nửa người

3. Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống

Mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh thoái hóa cột sống. Khi phát hiện bệnh, nên chú ý tới những vấn đề sau để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh, tránh tự điều trị;
  • Giảm cân, duy trì thể trọng ở mức hợp lý;
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hằng ngày, tối thiểu 3 lần/tuần;
  • Duy trì chế độ ăn phù hợp, bổ sung các thực phẩm giàu canxi;
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia;
  • Chăm sóc sức khỏe xương khớp, có thể chườm nóng các vùng cơ;
  • Không lao động quá sức.

Thoái hóa cột sống lưng và cột sống cổ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa các biến chứng này, cần phát hiện, điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, tránh để lâu ngày vì có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn cách khám hội chứng thắt lưng hông
  • Kết quả chụp MRI đĩa đệm cột sống thắt lưng chuyển màu đen là sao?
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bị thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Gái thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là sự phát triển thêm của xương do quá trình xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Hầu hết người mắc bệnh có triệu chứng trong một thời gian dài, nhưng sau đó biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng sẽ lại xuất hiện.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

Đáp án tiếp theo cho thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì là các nhóm thực phẩm giàu vitamin K – hoạt chất cùng canxi, giúp xương khớp vững chắc và khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin K: gan, thịt heo, trứng, rau cải có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải và các chế phẩm từ sữa…

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên uống sữa gì?

Một số sữa rất thích hợp cho bệnh lý thoái hoá cột sống có thể kể đến như sữa bò, sữa hạt. Ngoài ra thực phẩm giàu Canxi tìm thấy nhiều trong đậu Hà Lan, đậu đen, cá hồi.