Thủ tướng việt nam là ai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: TTXVN.

Trân trọng giới thiệu Tóm tắt tiểu sử của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

1. Họ và tên: PHẠM MINH CHÍNH

2. Ngày sinh: 10-12-1958

3. Quê quán: xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

4. Dân tộc: Kinh

5. Tôn giáo: Không

6. Ngày vào Đảng: 25-12-1986; Ngày chính thức: 25-12-1987

7. Trình độ được đào tạo:

- Giáo dục phổ thông: 10/10

- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật.

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ Luật học, Phó giáo sư Ngành Khoa học An ninh

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Tiếng Rumani

8. Khen thưởng:

+ 01 Huân chương Quân công hạng Ba

+ 02 Huân chương Chiến công hạng Hai

+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhì

+ 01 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất

+ 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

9. Chức vụ:

- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII.

- Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII, XIII;

- Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII.

- Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam [từ tháng 4-2021].

- Đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ 9-1977 đến 9-1984: Học Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Trường Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani, Khoa xây dựng dân dụng - công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.

- Từ 8-1982 đến 9-1984: Được bầu làm Bí thư BCH Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước Cộng hòa Rumani.

- Từ 9-1984 đến 1-1985: Tốt nghiệp đại học, chờ tiếp nhận công tác.

-Từ 1-1985 đến 8-1987: Cán bộ Tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

- Từ 7-1985 đến 9-1985: Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Trường Đại học Ngoại giao [nay là Học viện Ngoại giao] - Bộ Ngoại giao.

- Từ 9-1986 đến 7-1987: Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo [nay là Học viện Quốc tế] - Bộ Công an.

- Từ 8-1987 đến 1-1989: Cán bộ Tình báo Cụm tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

- Từ 1-1989 đến 1-1990: Cán bộ Tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 1-1990 đến 3-1991: Cán bộ Tình báo Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 3-1991 đến 11-1994: Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.

- Từ 11-1994 đến 5-1999: Cán bộ Tình báo; Phó trưởng phòng Phòng Cục Tình báo châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.

- Từ 8-1996 đến 1-1997: Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh [nay là Học viện An ninh] - Bộ Công an.

- Từ 9-1999 đến 9-2001: Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại Trường Đảng cao cấp [nay là Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh].

- Từ 5-1999 đến 5-2006: Phó cục trưởng; quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học, công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 5-2006 đến 12-2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.

- Từ 12-2009 đến 8-2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.

- Từ 8-2010 đến 8-2011: Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Từ 8-2011 đến 2-2015: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.

- Từ 2-2015 đến 1-2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.

- Từ 2-2016 đến 4-2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu tái cử ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu tái cử ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [nhiệm kỳ 2016 – 2021].

- Từ 4-2021 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

- Ngày 26-7-2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [nhiệm kỳ 2021 – 2026].

TTXVN

Việt Nam: Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là 'bất ngờ'?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Thủ tướng chính phủ VN, ông Phạm Minh Chính [phải] tặng hoa cho người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, trước Quốc hội Việt Nam hôm 05/4/2021 tại Hà Nội

Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam tiếp tục quan tâm về người vừa trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam và những thách đố đang chờ đợi tân nội các.

Hôm thứ Ba, 06/4/2021, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp nói với BBC việc ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng VN đã gây ra sự ngạc nhiên trong giới quan sát và có ba lý do:

"Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.

"Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng.

Quảng cáo

Báo chí quốc tế viết gì về các chức lãnh đạo mới lên của VN?

VN: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tỏ ra 'quyết đoán'?

Mạng XH bình luận sôi nổi về nhân sự cấp cao nhất ở VN

Ông Phạm Minh Chính: Lãnh đạo công an và Đảng lên làm thủ tướng

"Thông thường, vị trí Thủ tướng ở Việt Nam được lựa chọn trong số các Phó Thủ tướng của nhiệm kỳ trước, đặc biệt là từ người phụ trách lĩnh vực kinh tế.

"Chính vì vậy việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính gây bất ngờ và thứ hai nữa là ông Chính chưa từng có kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.

"Trước đó, ông chỉ mới có kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương là ở tỉnh Quảng Ninh, mặc dù nhiệm kỳ của ông ở tỉnh này được coi là thành công, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh.

"Tuy nhiên kinh nghiệm quản lý cấp địa phương thì khác rất là xa so với kinh nghiệm quản lý cấp quốc gia.

"Thứ ba, cũng có nhiều người cho rằng ông Phạm Minh Chính trước đây có gốc là an ninh, nên có thể không phù hợp với vị trí Thủ tướng chính phủ.

"Vì những lý do đó, cho nên nhiều người không có kỳ vọng vào việc ông Chính sẽ trở thành Thủ tướng, chính vì vậy quyết định này gây ra bất ngờ."

'Được chọn là có nguyên do'

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người vẫn cho rằng việc ông Phạm Minh Chính [giữa] từ Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng trở thành Thủ tướng VN là một bất ngờ, theo nhà quan sát

Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp việc ông Phạm Minh Chính được chọn để trở thành tân lãnh đạo nội các Chính phủ Việt Nam tuy vậy đã có những nguyên do, ông nói:

"Song có thể dàn xếp lần này xuất phát từ những thỏa thuận cấp cao trong nội bộ ban lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, khi mà không có lựa chọn nào khả dĩ hơn.

"Và mặc dù có thể gây bất ngờ, nhưng chúng ta cũng phải chờ xem liệu đây có phải là một lựa chọn đúng đắn hay không.

"Ví dụ như các thành tích của ông Chính ở tỉnh Quảng Ninh có thể là một động lực để giúp ông Chính thể hiện tốt ở vai trò Thủ tướng quản lý nền kinh tế quốc gia.

"Bản thân ông Chính cũng được coi là một người có tư duy cải cách, trong thời gian làm lãnh đạo ở tỉnh Quảng Ninh ông đã từng giám sát việc đổi mới nền kinh tế của địa phương, rồi tiến hành một số cải cách trong bộ máy quản lý nhà nước, sáp nhập các chức danh của đảng và chính quyền ở cấp địa phương, chẳng hạn.

"Và ông cũng là người được biết đến đã biết sử dụng các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện các quy hoạch một cách bài bản cho địa phương ở tỉnh này."

"Như vậy, nếu ở cấp quốc gia mà ông Chính vẫn tiếp tục duy trì được cách tiếp cận chuyên nghiệp như vậy trong tiến hành các chiến lược kinh tế, tôi hy vọng rằng ông có thể mang lại được những hiệu quả tốt đẹp, tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong vòng ít nhất là vài năm tới."

Thử thách đối nội, đối ngoại?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tỉnh Quảng Ninh đã có những thành tích phát triển tốt dưới thời ông Phạm Minh Chính làm lãnh đạo tỉnh ủy, theo nhà quan sát

Theo ông Lê Hồng Hiệp, trong nhiệm kỳ mới này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và tân nội các của ông sẽ phải xử lý một số thử thách, thách thức then chốt:

"Trước hết về đối nội, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là làm sao duy trì được đà phát triển kinh tế, và cao hơn nữa tạo ra được đột phá để giúp kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh trong thời gian tới, ví dụ như mục tiêu tới năm 2025 đạt được mức GDP bình quân đầu người là 5.000 USD, và nhìn xa hơn, tới năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao.

"Để làm được điều này, Việt Nam cần phải có được những đột phá về mặt thể chế, về mặt phát triển kinh tế theo hướng bền vững và sáng tạo hơn và làm sao đưa Việt Nam vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

"Để hướng tới những mục tiêu trên, đặc biệt mục tiêu xa hơn là năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao, Việt Nam sẽ phải phát triển nhanh và bền vững trong vòng 5 tới 10 năm tới, chính vì vậy, giai đoạn cầm quyền sắp tới của ông Phạm Minh Chính sẽ rất quan trọng cho tương lai và trở thành đà phát triển quan trọng của Việt Nam.

"Còn về đối ngoại, đương nhiên thử thách lớn nhất vẫn là duy trì hòa bình, ổn định và tạo môi trường phát triển thuận lợi cho Việt Nam trong thời gian tới.

"Và trong bối cảnh ấy, việc làm sao quản lý được các thách thức ở trên Biển Đông, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở trên Biển Đông cũng như giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế sẽ là một thử thách lớn của ông Chính.

"Ngoài ra, làm sao có thể quản lý được quan hệ, bang giao của Việt Nam cũng hết sức quan trọng, bởi vì cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc càng ngày càng gia tăng và trở thành một thách thức cơ bản phải đối mặt của ông Chính và tân nội các về mặt đối ngoại trong thời gian tới."

Biển Đông và Covid-19?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khôi phục đà tăng trưởng kinh tế sau dịch Covid-19 là một thử thách không nhỏ với tân Chính phủ Phạm Minh Chính, theo nhà quan sát

Về vấn đề biển đảo và phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói thêm:

"Tôi thấy rằng sự kiện ở Đá Ba Đầu trên Biển Đông mới đây diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành các thay đổi lãnh đạo, vì vậy đây là lý do tại sao Việt Nam chưa đưa ra được hành động hay phản ứng quyết liệt hơn.

"Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu, bởi vì trong thời gian qua, trong vòng vài ba năm trở lại, Việt Nam có xu hướng giữ phản ứng của mình ở một mức độ phù hợp, trừ khi các hành động của Trung Quốc vượt quá một giới hạn nào đó, còn nếu không, Việt Nam sẽ cố gắng kiềm chế.

"Tôi nghĩ rằng phản ứng vừa rồi của Việt Nam trong sự kiện Đá Ba Đầu trước các động thái của Trung Quốc ở khu vực cũng đã lặp lại cấu hình phản ứng như vậy.

"Và kết quả là lúc này, khi các tàu của Trung Quốc tản đi, có thể coi rằng căng thẳng ấy đã được giải tỏa và Việt Nam cũng không nhất thiết phải có một hành động nào cứng rắn hơn.

"Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu các hành động của Trung Quốc tái diễn và có những bước leo thang trên thực địa, khi đó có lẽ Việt Nam sẽ phải cân nhắc những hành động mạnh tay hơn.

"Còn nói thêm về đối nội, trong thời gian trước mắt, thách thức lớn đối với chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính từ việc quản lý nền kinh tế, đặc biệt là đối phó với dịch Covid-19 sẽ là làm sao có thể duy trì sớm phục hồi tăng trưởng kinh tế và mở cửa trở lại nền kinh tế.

"Tại vì theo tôi hiểu, thành tích kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá thành tích của chính phủ mới cũng như của cá nhân ông tân Thủ tướng.

"Cho nên tôi tin rằng ông Phạm Minh Chính sẽ có những hành động xác quyết trong thời gian tới để có thể sớm vực dậy nền kinh tế từ đáy hiện nay, hầu giúp nền kinh tế Việt Nam có thể vượt qua được thách thức gây ra bởi dịch Covid-19."

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á [Iseas - Yusof Ishak] của Singapore, ông có nhiều nghiên cứu về chính trị, an ninh và bang giao quốc tế của Việt Nam và khu vực.

Video liên quan

Chủ Đề