Tiền xu việt nam có bao nhiêu mệnh giá

Trong vai người đi đổi tiền xu, PV Báo Gia đình và Xã hội đã đến hàng loạt ngân hàng và địa điểm đổi tiền tại Hà Nội. Tuy nhiên, tất cả đều không thực hiện dịch vụ.

Nhiều chủ cửa hàng tại con phố Hà Trung [Hoàn Kiếm, Hà Nội] chuyên trao đổi, kinh doanh dịch vụ đổi tiền cho biết, đã đến hàng chục năm nay chưa từng thực hiện đổi tiền xu.

Tuy nhiên, khi gõ cụm từ "Mua tiền xu Việt Nam" lên thanh tìm kiếm của Google, chỉ chưa đến 1 giây, kết quả đã cho ra hàng chục trang mua bán, trao đổi tiền xu công khai. Điều nghịch lí là với các loại tiền xu có giá trị thực càng thấp lại được rao bán với giá càng cao.

Theo đó, bộ xu Việt Nam 2003 được rao bán thành bộ, bán lẻ và cọc tiền.

Tiền xu mệnh giá 200 đồng được rao bán với giá 12.000 đồng [gấp 60 lần so với mệnh giá - PV].

Cụ thể, để có thể sở hữu một đồng xu mệnh giá 200 đồng người mua sẽ phải bỏ ra 12.000 đồng, gấp 60 lần giá trị thực. Để có một đồng xu 5.000 đồng người mua sẽ phải trả 30.000 đồng, gấp 6 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo bộ [1 đồng xu 200 đồng, 1 đồng xu 500 đồng, 1 đồng xu 2.000 đồng, 1 đồng xu 5.000 đồng], tổng giá trị 7.700 đồng, người mua sẽ phải bỏ ra 60.000 đồng, gấp đến gần 10 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo cọc tiền với giá trị thực 200.000 đồng/cọc người mua sẽ phải trả mức phí từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Shop Vua Tiền tệ tại ngõ 203 /37 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng rao công khai giá đổi 1 cọc tiền xu là 80.000 đồng.

Nhiều trang thương mại điện tử công khai bán tiền xu như Shopee, Lazada, Tiki,… với giá trị gấp đến hàng trăm lần. Cụ thể, trên sàn thương mại điện tử Shopee, một đồng tiền xu giá 200 đồng được bán đến 200.000 đồng, gấp 1.000 lần giá trị thực.

Tại cổng thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại mục B, danh mục tiền đang lưu hành, các loại tiền xu 2003 vẫn được niêm yết sử dụng.

Để có thể có được tiền xu, nhiều người dân đã phải chấp nhận mua lại với mức giá gấp đến hàng chục lần.

Để có được một đồng tiền xu cũ có mệnh giá 5.000 đồng, PV phải bỏ ra tối thiếu 20.000 đồng để mua.

Cụ thể, lưu hành hợp lệ với các loại đồng tiền kim loại giá trị 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện liên quan đến sự lưu hành của tiền xu được đưa ra tranh cãi. Bởi từ tháng 4/2020, tiền xu đã được dừng phát hành. Tiền xu tuy được lưu hành nhưng lại không mang giá trị thực là nỗi băn khoăn lớn của nhiều người dân.

Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật Chánh pháp [Đoàn LS TP Hà Nội] cho biết, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để ăn chênh lệch, hành vi này ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, thói quen tiêu dùng và có thể dẫn đến lạm phát nếu như không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc in ấn, sử dụng tiền lẻ.

Ngày 21/12/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua, bán ngoại tệ và dịch vụ đổi tiền lẻ mệnh giá nhỏ không đúng quy định pháp luật.

Bởi vậy bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện dịch vụ đổi tiền lẻ không đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Theo đó, tại điểm a, Khoản 5, Điều 30 của Nghị định trên, quy định như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Theo luật sư Cường, đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân [Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88].

Tiền xu Việt Nam được sản xuất từ các chất liệu như nhôm, đồng, kẽm, sắt hoặc hợp kim và được xem là phương tiện thanh toán phổ biến từ những năm giữa thế kỷ thứ X đến đầu thế kỷ XXI trước khi không còn được sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Lịch sử Việt Nam có nhiều loại tiền xu khác nhau và được đúc theo những chất liệu riêng biệt qua mỗi thời kỳ. Tiền xu Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ thứ X, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của vua Đinh Bộ Lĩnh. Ở thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành một loại tiền mới. Nhiều khi, thay đổi niên hiệu vua cũng cho phát hành lại tiền. Suốt một thời gian dài, tiền xu được xem là thứ tiền tệ lưu hành duy nhất ở nước ta.

Năm 1945-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành bộ tiền xu gồm 6 mệnh giá, gồm: 20 xu, 5 hào, 1 đồng và 2 đồng. Trong đó, mệnh giá 2 đồng được làm bằng chất liệu đồng thau, còn các đồng tiền khác đều được làm bằng nhôm.

Do chất liệu nhôm dẻo, cộng thêm bề ngang khá mỏng, giúp người dân có thể đục lỗ trên tiền để làm thành xâu, dễ dàng cất trữ và kiểm đếm. Việc bị đục lỗ không khiến cho tiền xu bị mất giá trị trong lưu thông.

Đến năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam [tại miền Bắc] phát hành thêm 3 đồng xu bằng chất liệu nhôm, mệnh giá 1 xu, 2 xu và 5 xu. Mặt trước của các đồng tiền này in hình Quốc huy, giữa đồng tiền có khoét một lỗ tròn lớn.

Tiếp đến năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm bộ tiền xu có mệnh giá từ 1 hào trở lên. Tính mỹ thuật trên đồng tiền này khá tương đồng với các đồng xu ra đời năm 2003.

Năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đồng, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần các đồng tiền cotton có mệnh giá tương đương. Các mệnh giá 200, 500 đồng được làm bằng thép mạ niken, tiền 1.000, 2.000 đồng làm bằng thép mạ đồng, trong khi tiền xu 5.000 đồng làm bằng hợp kim đồng – nhôm – niken, mặt bên được khía vỏ sò.

Mặc dù được kỳ vọng sẽ có chất lượng tốt, ít mang đến nguy hiểm cho người dùng [khả năng nhiễm khuẩn thấp hơn], nhưng tiền xu nhanh chóng trở nên lạc lõng và bị người dùng tẩy chay do bất tiện trong lưu trữ, xuống cấp nhanh chóng. Đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngừng đúc và đưa vào lưu thông loại tiền kim loại này.

Mới đây, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cho biết, đơn vị này sẽ bán đấu giá hơn 600 tấn phế liệu tiền kim loại sau tiêu hủy, với giá khởi điểm là 48,1 tỉ đồng, không bao gồm VAT và chi phí bốc dỡ, di chuyển. Toàn bộ số phế liệu trên đã được Trung tâm Kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 – Tổng cục Đo lường Chất lượng [Bộ Khoa học Công nghệ] thực hiện phân tích, thử nghiệm thành phần hóa học. Theo yêu cầu từ NHNN, tổ chức đấu giá tài sản muốn đăng kí phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá với loại tài sản đấu giá, có phương án đấu giá khả thi, hiệu quả. Đồng thời, đơn vị này phải có có năng lực, kinh nghiệm và uy tín thoả mãn một số điều kiện như là tổ chức có 5 năm kinh nghiệm hoạt động, có tối thiểu 5 đấu giá viên đã có kinh nghiệm 5 năm, tổ chức đấu giá có hợp đồng bán đấu giá tài sản hoàn thành trong năm 2018 đạt tối thiểu 45 tỉ đồng. Các tổ chức muốn đăng kí tham gia tổ chức đấu giá cần nộp hồ sơ trước ngày 14/5/2019.

Đức Trọng

Cùng chuyên mục

Cảnh báo rủi ro từ forex: Sàn FPG bị “bóc phốt”

Thời gian qua, đã có không ít chuyên gia đưa ra lời cảnh báo, khuyến cáo về việc các nhà đầu tư khi chơi Forex. Hàng loạt các sàn giao dịch ngoại hối trái phép bị triệt phá hoặc tự sập, tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn “sập bẫy” với những lời quảng cáo.

Chủ Đề