Tỉnh nào có 2 thành phố trực thuộc trung ương năm 2024

1- Quận Phú Xuân [Quận phía bắc sông Hương], có 127,00 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 229.649 người với 13 phường.

2- Quận Thuận Hóa [Quận phía nam sông Hương], có 139,41 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 313.800 người với 19 phường.

3- Thị xã Hương Trà có 392,57 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 79.843 người với 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 03 xã.

4- Thị xã Hương Thủy có 427,48 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 107.468 người với 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 01 xã.

5- Thị xã Phong Điền, có 945,66 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 121.554 người với 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường và 06 xã.

6- Huyện Phú Lộc có 1.368,23 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 213.803 người với 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 04 thị trấn [Lăng Cô, Phú Lộc, Lộc Sơn và Khe Tre].

7- Huyện Phú Vang, có 235,31 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 151.842 người với 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.

8- Huyện Quảng Điền, có 162,89 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 108.094 người với 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.

9- Huyện A Lưới, có 1.148,49 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 54.436 người với 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với tên gọi mới là Thành phố Huế vẫn có 9 đơn vị hành chính [cấp huyện] trực thuộc. Thành phố Huế cũ sẽ được tách thành 2 quận là Phú Xuân và Thuận Hoá. Huyện Phong Điền trở thành Thị xã Phong Điền. Huyện Nam Đông sẽ được sáp nhập vào huyện Phú Lộc.

Quyết định 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được thông qua, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của địa phương, thể hiện vị trí quan trọng của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ. Việc này cũng tạo cơ hội cho tỉnh phát triển đô thị theo hướng bền vững, dựa trên thế mạnh về văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường và công nghệ thông tin.

Mục tiêu tổng quát: đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế [GRDP] bình quân 9 - 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm; dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [thường được gọi ngắn là thành phố thuộc thành phố] là một loại hình đơn vị hành chính cấp hai tại Việt Nam, tương đương với huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là cấp huyện].

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là một đô thị của một thành phố trực thuộc trung ương.

Quy định trong luật pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là loại hình đơn vị hành chính mới có từ năm 2013. Trước đó, theo Hiến pháp năm 1992, thành phố trực thuộc trung ương chỉ gồm ba loại hình đơn vị hành chính cấp huyện là quận, huyện và thị xã.

Sau khi sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây cũ vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, Hà Nội có hai thành phố là Hà Đông và Sơn Tây, tình trạng này duy trì đến ngày 7 tháng 5 năm 2009. Tuy nhiên vào thời điểm đó hai thành phố này được coi là các thành phố thuộc tỉnh do chưa có quy định về thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và đang trong giai đoạn chờ Chính phủ ban hành nghị quyết để điều chỉnh lại [việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã khi đó thuộc thẩm quyền của Chính phủ, còn Quốc hội chỉ thông qua việc điều chỉnh địa giới hành chính ở cấp tỉnh]. Điều này cũng tương tự các trường hợp thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ vẫn còn tồn tại một thời gian sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương được thành lập [1/1–23/1/1997] hay thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ cũ vẫn tồn tại sau ngày thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương [1/1–2/1/2004]. Khi đó các thành phố này không được xem là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương mà chỉ là trường hợp ngoại lệ trong giai đoạn chờ nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập các quận, huyện mới. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, thành phố Hà Đông đã được chuyển thành quận và thành phố Sơn Tây chuyển thành thị xã theo nghị quyết của Chính phủ.

Toàn cảnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015

Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương, Khoản 1 Điều 110 có quy định: "Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương" tuy nhiên không đề cập rõ "đơn vị hành chính tương đương" là gì. Việc bổ sung đơn vị hành chính tương đương cấp huyện này là cơ sở hiến định quan trọng để tổ chức các mô hình cơ quan quản lý tại các đô thị có mức độ đô thị hóa cao ở Việt Nam. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang xúc tiến thí điểm Đề án chính quyền đô thị mà trong cấu trúc có đơn vị hành chính thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 [sửa đổi, bổ sung 2019], quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh];

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện];

3. Xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã];

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 5, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 5. Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 150 km² trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

  1. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
  1. Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

4. Đã được công nhận là hoặc hoặc ; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.

5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thành phố Thủ Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh [nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021]. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có diện tích 211,56 km² và quy mô dân số 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc. Như vậy, hiện nay Thủ Đức là thành phố đầu tiên và duy nhất thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ Đề