Trái Đất nhận được lượng nhiệt độ Mặt Trời cung cấp nhiều hay ít là do

Mặt trời là khối Plasma khổng lồ cung cấp ánh sáng và nhiệt lượng cho tất cả hành tinh trong hệ mặt trời. Vậy nhiệt độ bề mặt mặt trời là bao nhiêu mà có thể cung cấp nhiệt lượng khổng lồ tới hàng triệu triệu năm như vậy.

Trái Đất là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn nhiều. Đường kính Mặt Trời dài gấp 109 lần đường kính của Trái Đất. Thể tích Mặt Trời cũng lớn gấp 1.300.000 lần thể tích của Trái Đất. Chúng ta thấy Mặt Trời rất nho, vì Mặt Trời cách Trái Đất rất xa: 150 triệu kilômét. Nếu ta đi bộ với tốc độ 5km một giờ, thì phải đi liên tục suốt ngày, đêm ròng rã 3.400 năm mới tới Mặt Trời. Máy bay với vận tốc 800km một giờ, cũng phải bay liền 23 năm mới tới.

Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lổ, cháy sáng rực. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ở bề mặt của Mặt Trời ít nhất cũng phải trên 6.000°c. Mặt Trời toả nhiệt ra bốn phía. Trái Đất của chúng ta chỉ tiếp nhận được một phần rất nhỏ lượng nhiệt và ánh sáng đó. Nếu không có ánh sáng và lượng nhiệt của Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta sẽ tối tăm và lạnh lẽo vô cùng, không một sinh vật nào có thể sống được.

Chia sẻ

Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm nào đó trên bề mặt Trái đất và kể cả các hành tinh khác, ở phía bắc hay phía nam của xích đạo.

Nhiệt lượng mặt trời mang đến bề mặt trái đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do?

A. Góc chiếu bức xạ

B. Mặt đất tỏa nhiệt nhanh

C. Mặt đất nhận nhiệt nhanh

D. Mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao

Đáp án đúng A.

Nhiệt lượng mặt trời mang đến bề mặt trái đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do là góc chiếu bức xạ, nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên cao do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít, vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm nào đó trên bề mặt Trái đất và kể cả các hành tinh khác, ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. 

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A do:

Nhiệt lượng mặt trời mang đến bề mặt trái đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do góc chiếu bức xạ, nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên cao do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm nào đó trên bề mặt Trái đất và kể cả các hành tinh khác, ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. Vĩ tuyến là các đường thẳng nằm ngang, được thể hiện trên các bản đồ chạy theo hướng đông – tây.

Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị của các góc tính bằng ° [độ] và/hoặc các đơn vị nhỏ hơn [như phút, giây v.v] nằm trong khoảng từ 0° [xích đạo] tới 90° ở hai cực [90° vĩ bắc đối với Bắc cực hoặc 90° vĩ nam ở Nam cực của Trái Đất]. Độ dư vĩ chính là góc phụ nhau của vĩ độ. 

Nói một cách dễ hiểu thì vĩ tuyến là đường thẳng nằm ngang và cách bề mặt so với trục Trái Đất về phía Bắc và Nam áp chí tuyến. Mọi vị trí có chung một vĩ độ thì được gọi là nằm trên cùng một vĩ tuyến.

Hiện nay, vĩ độ vẫn được đo bằng độ, phút và giây. Một mức độ vĩ độ vẫn là khoảng 69 dặm [111 km] trong khi một phút là khoảng 1,15 dặm [1,85 km].

Vĩ độ là phép đo khoảng cách của một điểm về phía bắc hoặc nam của đường xích đạo, một đường tưởng tượng chạy ngang qua điểm trung tâm của trái đất giữa hai cực. Trái đất được chia thành 180 vĩ tuyến. Các vĩ tuyến này chạy ngang vòng quanh trái đất, trong đó có 90 vĩ tuyến bắc và 90 vĩ tuyến nam.

Ngoài độ, phút và giây, vĩ độ cũng có thể được đo bằng độ thập phân. Vị trí của Paris trong định dạng này trông giống như, 48.856 °.

Cả hai định dạng đều đúng, mặc dù độ, phút và giây là định dạng phổ biến nhất cho vĩ độ. Tuy nhiên, cả hai đều có thể được chuyển đổi lẫn nhau và cho phép mọi người định vị các địa điểm trên Trái đất trong phạm vi inch.

I. KHÍ QUYỂN

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Khí quyển là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%; hơi nước và các khí khác 1,47%.

1. Cấu trúc của khí quyển

- Gồm 5 tầng với đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.

a] Tầng đối lưu

- Nằm sát bề mặt đất, bề dày không đồng nhất: ở xích đạo 16km, ở cực khoảng 8km.

- Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước và tro bụi, muối, vi sinh vật…

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Hấp thu bức xạ Mặt Trời $ \rightarrow$ mặt đất ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.

- Là hạt nhân ngưng tụ hơi nước $ \rightarrow$ tạo sương mù, mây, mưa…

- Nhiệt độ giảm theo độ cao.

b] Tầng bình lưu

- Phần lớn là ôzôn, không khí khô và chuyển động theo chiều ngang, nhiệt độ tăng dần theo độ cao.

c] Tầng giữa

- Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao [xuống còn khoảng –700C $ \rightarrow$ –800C ở đỉnh tầng].

d] Tầng ion

- Không khí loãng, chứa nhiều ion mang điện tích dương hoặc âm $ \rightarrow$ có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.

e] Tầng ngoài

- Chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí rất loãng.

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản [2 bán cầu]:

+ Khối khí cực [rất lạnh]: A

+ Khối khí ôn đới [lạnh]: P

+ Khối khí chí tuyến [rất nóng]: T

+ Khối khí xích đạo [nóng ẩm]: E

- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương [ẩm]: m; kiểu lục địa [khô]: c .

- Riêng không khí xích đạo chỉ có Em.

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.

3. Frông

- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

- Trên mỗi bán cầu có hai frông:

+ Frông địa cực [FA].

+ Frông ôn đới [FP].

- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu [FIT]. Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Bức xạ Mặt Trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.

- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a] Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực [vĩ độ thấp lên cao] do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời [góc nhập xạ] càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần [chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn].

b] Phân bố theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:

+ Cao nhất 300C [hoang mạc Xa-ha-ra].

+ Thấp nhất –30,20C [đảo Grơn-len].

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau $ \rightarrow$ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

c] Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C [không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu].

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:

+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.

+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.

+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

[*] Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng thay đổi do sự tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.


Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề