Hậu kiểm là gì

Chỉ đạo của UBND TP.HCM mới đây về việc cải cách thủ tục cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn là tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ sự chuyển động tích cực từ các địa phương nhằm thực hiện Chính phủ công khai, minh bạch, liêm chính, kiến tạo phát triển như yêu cầu của Thủ tướng.

Theo đó, đối với việc cấp đăng ký kinh doanh các ngành nghề theo quy hoạch phát triển ngành đặc thù như dịch vụ lưu trú, karaoke, vũ trường, gas… các sở chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản [đồng ý hay không] trong vòng 2 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh doanh. Sau 2 ngày mà các sở chuyên ngành không trả lời, mặc nhiên được coi là đồng ý.

Đây là sự thay đổi vượt bậc về tư duy mà luật Đầu tư và tư tưởng Chính phủ kiến tạo phát triển mang lại. Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát và cởi trói cho doanh nghiệp, thay vì chờ đợi hoặc “đẻ” thêm thủ tục.

Hồi đầu năm nay, chúng ta đã chứng kiến một đợt rà soát các điều kiện kinh doanh và bãi bỏ “giấy phép con” lớn chưa từng thấy. Khoảng 3.500 loại giấy phép con các loại đã được bãi bỏ, đấy là nỗ lực cực kỳ lớn của Chính phủ và các bộ ngành trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhưng để triệt để tư duy quản lý chuyển hẳn từ tiền kiểm sang hậu kiểm của Chính phủ thì có lẽ còn cần nhiều hơn thế nữa. Hiểu một cách nôm na thì điều kiện kinh doanh thông thường chính là tiền kiểm, nghĩa là nhà nước cấp giấy phép, cấp chứng nhận cho phép doanh nghiệp hoạt động. Khi đó, gánh nặng tuân thủ quản lý và thực thi luật pháp phần lớn đè nặng lên doanh nghiệp. Còn với phương thức quản lý bằng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hậu kiểm, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ luôn phải đồng hành, hướng dẫn, giám sát việc doanh nghiệp tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành. Và nếu quản lý theo tư duy hậu kiểm, thì ngay cả thủ tục hỏi ý kiến các sở, ngành cũng không cần thiết, phải bãi bỏ. Bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch sẽ được xây dựng rất rõ ràng, minh bạch; nó đầy đủ đến mức, chỉ 1 chuyên viên thẩm định hồ sơ cũng có thể quyết định cấp hay không cấp đăng ký kinh doanh - thậm chí không cần xin ý kiến lãnh đạo.

Trong hệ thống quản lý hậu kiểm, sẽ không có điều kiện kinh doanh mà chỉ có tiêu chuẩn, quy chuẩn. Khi đó mọi doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn này là có thể thoải mái gia nhập thị trường. Khi đó, sẽ có ít giấy tờ, ít phép tắc khiến quyền hành của các cơ quan nhà nước có thể giảm đi, nhưng trách nhiệm và công việc lại nhiều lên. Thế nên mới nói luôn phải hết sức cảnh giác với xu hướng thích tiền kiểm hơn là hậu kiểm của các bộ, ngành, địa phương.

Tin liên quan

Theo ông Cung, tới đây, các cấp cần tiếp tục nỗ lực để làm tốt "tiền đăng, hậu kiểm". Ảnh: Anh Tuấn

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, hậu kiểm là quá trình giám sát của nhà nước về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đăng ký. Trước hết, đó là nhà nước phải đảm bảo những đối tượng không được quyền kinh doanh như những người bị kết án, công chức... không được mở công ty; kế đến là giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký. Trong quá trình này, cần tránh tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, không lành mạnh.

Cũng theo ông Cung, hậu kiểm còn có nghĩa là cơ quan nhà nước có biện pháp giúp nhà đầu tư có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh, khuyến khích họ lập nghiệp; kiểm tra chất lượng, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường, như chất lượng xe buýt...

Quảng cáo

Trên thực tế, hiện nay, các địa phương hầu như chỉ chú trọng vào việc làm thế nào có thể kiểm tra được doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. "Trong khi đó, biện pháp quan trọng là giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nhiều địa phương chưa làm tốt", ông Cao Bá Khoát, Bộ Kế hoạch đầu tư nói.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, đến nay, sau 4 năm Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống, việc tiếp cận thông tin để hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. "Chẳng hạn, muốn hoạt động trên những tuyến đường 300 km trở lên, phải có văn bản chấp thuận của Cục đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên, để có được quy định cụ thể này chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian", ông Trần Thiện Căn, Giám đốc công ty TNHH vận tải Hoa Phượng [Hải Phòng] nói.

Quảng cáo

Cũng theo ông Căn, để có thông tin về quy định của nhà nước trong lĩnh vực vận tải, những tuyến đường có thể hoạt động..., thậm chí nhiều khi doanh nghiệp không biết tìm ở đâu.

Theo đánh giá của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, hiện nay Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương làm công tác hậu kiểm khá tốt. Tỉnh này đã xây dựng được cơ chế khá rõ ràng, tạo sự phối hợp giám sát hiệu quả giữa các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Ví dụ như, để khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh trên địa bàn, UBND tỉnh đã mở các lớp khởi sự kinh doanh miễn phí, thực hiện cơ chế “một cửa một dấu”, quy hoạch nhiều khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp...

"Địa phương đã thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch để hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chỉ đạo các sở, ngành mở các lớp khởi sự doanh nghiệp miễn phí để phổ biến chế độ chính sách về kinh doanh", ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.

Ngọc Quang

Cơ chế hậu kiểm là một trong những giải pháp được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện để cải thiện môi trường kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.

Ở giai đoạn 2013 đến tháng 9/2017, thông thường hàng hóa nhập khẩu đi qua các khâu đăng ký kiểm tra chất lượng và có thông báo kết luận hàng đủ tiêu chuẩn để nhập hay không, mất khoảng 5,23 - 10,42 ngày.

Sau đó Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư số 07/2017 [có hiệu lực từ 1/10] các mặt hàng mũ bảo hiểm, thiết bị điện, điện tử, đồ chơi trẻ em, thép cốt bê tông... chuyển sang kiểm tra sau khi nhập [hậu kiểm].

Áp cơ chế này, thời gian từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến khi xác nhận để thông quan chỉ còn một ngày.

Nếu tiền kiểm, doanh nghiệp phải chứng minh sản phẩm hàng hóa phù hợp với tất cả các quy định của pháp luật trước khi lưu thông. Chuyển sang hậu kiểm, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng một phần trước, sau đó được thông quan ngay.

Ở cơ chế này doanh nghiệp vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng. Nhà nước sẽ thực hiện việc hậu kiểm và đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Cơ chế này đã áp dụng đối với 24 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan giảm xuống còn 2 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra là xăng dầu và khí mỏ hóa lỏng.

Mặt hàng mũ bảo hiểm nay chuyển sang kiểm tra sau thông quan. Ảnh: Song Hà.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ước tính, cải cách này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 600 tỷ đồng/năm [tiền lưu kho, bến bãi, chi phí cho người đi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa].

Tổ công tác của Thủ tướng về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh đánh giá Bộ Khoa học đi đầu trong cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành [đạt 93,3% danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành sang hậu kiểm].

Hải Minh

Khi khảo sát thực tế, nhiều doanh nghiệp nói rất muốn chuyển cơ chế quản lý nhà nước từ tiềm kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt chi phí chờ đợi, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp…

Nhưng, thực tế triển khai khiến mong muốn này giảm đi.

Lý do là, doanh nghiệp đang không đoán định được việc thực hiện hậu kiểm như thế nào, khiến hoạt động kinh doanh rơi vào thế bị kiểm tra bất cứ lúc nào và không biết sẽ có rủi ro gì xảy ra sau đó. Thậm chí, có doanh nghiệp sợ cơ quan quản lý nhà nước vin vào cơ chế này để bắt lỗi, làm khó với mục tiêu xử phạt.

Biến tướng thanh, kiểm tra

Thực tế đã chỉ ra việc chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm không nên chỉ đơn giản là điều chuyển các điều kiện về cấp phép hay yêu cầu về giấy phép từ giai đoạn “tiền kiểm” để thực hiện các hoạt động hậu kiểm mà các cơ quan nhà nước cần phải thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý nhà nước cũng như là thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm kinh doanh của mình.

Là người chắp bút cho Báo cáo báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020, bản thân tôi nhận thấy rằng hoạt động “hậu kiểm” của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian gần đây ngày một nhiều. Nhiều hoạt động hậu kiểm theo kế hoạch được thực hiện thông qua hình thức kiểm tra hoặc thanh tra chính thức và có thông báo trước cho doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hoạt động hậu kiểm được thực hiện đột xuất thông qua các hình thức khác, như “xác minh đơn thư tố giác”, “kiểm tra đột xuất theo tin báo”…

Tương quan kết quả kiểm tra giữa Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị địa phương 10 tháng năm 2020. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Có thể, các hoạt động hậu kiểm theo kế hoạch hoặc đột xuất đã góp phần bảo đảm kỷ cương pháp luật. Nhưng nhiều hoạt động hậu kiểm đã làm doanh nghiệp cảm thấy bất an, lo lắng về tính minh bạch, tính đúng đắn của hoạt động này. Bên cạnh đó, phương thức và quy mô của một lần tới kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nếu không được xử lý cẩn thận thì cũng tác động tới cơ hội kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp.

Hậu kiểm tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp cũng phản ánh hoạt động hậu kiểm cần phải có các điều kiện, tiêu chí, phương thức thực hiện cụ thể, rõ ràng để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghĩa vụ trong công tác hậu kiểm.

Bên cạnh những lo lắng về tần suất, quy mô, phương thức và hình thức của các hoạt động thanh tra hay kiểm tra cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Báo cáo APCI đã phản ánh nhu cầu của doanh nghiệp công tác hậu kiểm nên mang tính khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tự giác thực hiện đúng pháp luật, cảnh báo sớm nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật thay vì cơ quan chức năng tìm soát “lỗi” của doanh nghiệp để truy cứu hành vi và xử phạt. Doanh nghiệp cũng mong muốn các quy phạm pháp luật cần rõ ràng, thống nhất và có thể dự đoán được để các doanh nghiệp có thể tự kiểm soát về khả năng tuân thủ pháp luật.

Nói vậy để thấy rằng một số hoạt động hậu kiểm đang tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, những hoạt động hậu kiểm có thể tạo cho các quy định pháp luật trở nên khó đoán định, hoạt động của các cơ quan nhà nước thiếu đi tính minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình.

Do đó, để hoạt động hậu kiểm có hiệu quả, đúng bản chất thì hoạt động này cần tập trung vào hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật, chuẩn hoá các tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo doanh nghiệp có thể tự thực hiện một cách thuận lợi nhất, đồng thời nâng cao trách nhiệm tuân thủ của doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước trong mỗi lĩnh vực.

Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải đôi khi không phải đến từ thể chế, chính sách mà xuất phát từ quá trình thực thi từ bộ máy nhà nước, cán bộ nhà nước và doanh nghiệp.

Khi công tác hậu kiểm được bổ sung, lồng ghép một cơ chế phản hồi sớm vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thì thì sẽ giúp cho hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước trở nên “gần dân” và “vì dân” hơn

Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về điều kiện, hình thức của Luật Thanh tra 2010. Thủ tướng cũng có Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/05/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để hạn chế việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá 01 lần/năm.

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có nhấn mạnh tới yêu cầu hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang – VPLS NHQuang&Cộng sự
Bài viết đăng trên Diễn đàn doanh nghiệp ngày 27/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề