Trường Đại học Kinh tế - Luật có bao nhiều chương trình đào tạo bậc Đại học

Ký hiệu trường: QSK

* TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY [Thông tin chi tiết]
- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT. Có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học [lớp 10, lớp 11, lớp 12] từ 6,5 trở lên.

- Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

- Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A0 [Toán - Lý - Hóa], A1 [Toán - Lý - Anh], D1 [Toán - Văn - Anh]
  • Thêm tổ hợp môn mới: D90 [Toán - Anh - Bài thi Khoa học tự nhiên]
  • Tính tổng điểm 03 môn theo khối thi, không sử dụng môn chính, không nhân hệ số các môn xét tuyển;

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Thí sinh có nguyện vọng học các lớp chương trình chất lượng cao thì đăng ký ngay thành một nguyện vọng riêng biệt trong Phiếu đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
  • 15 chương trình đào tạo đại trà: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế và quản lý công, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật tài chính - ngân hàng.
  • 13 chương trình chất lượng cao: Kinh tế và quản lý công, Kinh tế đối ngoại, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin, Thương mại điện tử, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự.
  • 03 chương trình chất lượng cao hoàn toàn bằng tiếng Anh: Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán
  • Cử nhân tài năng: Kinh tế học, Luật tài chính - ngân hàng
  • Chương trình Song bằng: 04 năm - 02 bằng - tiết kiệm học phí giữa các chương trình đào tạo tại UEL.

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng các thí sinh đủ điều kiện theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Chỉ tiêu dự kiến: 5% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành
  • Điều kiện, thời gian xét tuyển: theo kế hoạch tuyển sinh chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển

  • Ưu tiên xét tuyển Học sinh giỏi của 116 trường THPT trên cả nước gồm các trường chuyên, năng khiếu và các trường có kết quả kỳ thi THPT quốc gia cao trong những năm vừa qua.
  • Mỗi thí sinh được đăng ký không quá 03 ngành vào các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Thí sinh được phép đăng ký vào các chương trình đào tạo Chất lượng cao tại UEL.
  • Chi tiết về đối tượng, điều kiện đăng ký, hồ sơ xét tuyển, nơi nhận hồ sơ, các mốc thời gian lưu ý: Link

3. Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia

  • Chỉ tiêu dự kiến: 50% - 80% tổng chỉ tiêu
  • Thí sinh có nguyện vọng học các lớp chương trình Chất lượng cao thì đăng ký ngay thành một nguyện vọng riêng biệt trong Phiếu đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.

4. Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tại khu vực Tây Nam Bộ

  • Phạm vi tuyển sinh: Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ
  • Điều kiện sơ tuyển: Ngoài điều kiện chung thì thí sinh phải có hộ khẩu thường trú thuộc các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ từ 36 tháng trở lên
  • Các ngành tuyển sinh: Kinh tế học và Tài chính - Ngân hàng do UEL trực tiếp đào tạo và cấp văn bằng
  • Lợi thế: Điểm xét tuyển được phép thấp hơn tối đa 02 điểm so với điểm xét tuyển mà Trường công bố.

NGÀNH ĐÀO TẠO

  • Kinh tế học
  • Kinh tế quốc tế [Kinh tế đối ngoại]
  • Kinh tế và Quản lý Công
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Kế toán
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản trị kinh doanh
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kiểm toán
  • Marketing
  • Thương mại điện tử
  • Luật Kinh doanh
  • Luật Thương mại quốc tế
  • Luật Dân sự
  • Luật Tài chính - Ngân hàng

* TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ [Thông tin chi tiết]
1. Ngành tuyển sinh:

  • Kinh tế học
  • Kinh tế chính trị
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Luật Kinh tế
  • Quản trị kinh doanh

2. Hình thức đào tạo:
Đào tạo tiến sĩ thuộc loại hình đào tạo chính quy hình thức không tập trung.

3. Thời gian đào tạo:

  • Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ cùng ngành là ba năm tập trung; đối với người chỉ có bằng đại học cùng ngành là năm năm tập trung [nghiên cứu sinh theo Đề án 911 được gửi đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài từ 3 đến 6 tháng].
  • Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung và được Trường Đại học Kinh tế - Luật chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học tập và nghiên cứu là ba năm tập trung đối với người có bằng thạc sĩ cùng ngành, năm năm tập trung đối với người chỉ có bằng đại học cùng ngành. Trong đó, nghiên cứu sinh phải có ít nhất là mười hai tháng tập trung tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.

4. Điều kiện dự thi: Đối với người dự tuyển ngành Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Tài chính - Ngân hàng: Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành, chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần. Đối với người dự tuyển ngành Luật Kinh tế: Có bằng thạc sĩ ngành Luật và có làm luận văn tốt nghiệp. Có đề cương nghiên cứu. Có 02 thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc 01 thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh hoặc học vị nêu trên và 01 thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển.

Đề xuất người hướng dẫn [nếu có].

TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ [Thông tin chi tiết]
1. Ngành tuyển sinh:

  • Kinh tế học
  • Kinh tế chính trị
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Kinh tế quốc tế
  • Luật kinh tế
  • Quản trị kinh doanh
  • Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
  • Kinh tế và Quản lý công
  • Kế toán

2. Môn thi tuyển: - Ngành Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công: Môn Ngoại ngữ, Môn cơ bản [Toán kinh tế], Môn cơ sở [Kinh tế học]. - Ngành Luật Kinh tế, Luật Dân sự và Tố tụng dân sự: Môn ngoại ngữ, Môn cơ bản [Triết học], Môn cơ sở [Lý luận nhà nước và pháp luật]. - Ngành Kế toán: Môn ngoại ngữ, Môn cơ bản [Toán kinh tế], Môn cơ sở [Kế toán tài chính].

- Ngành Kinh tế chính trị: Môn ngoại ngữ, Môn cơ bản [Triết học], Môn cơ sở [Lịch sử các học thuyết kinh tế].

3. Hình thức đào tạo và thời gian đào tạo
Đào tạo thạc sĩ thuộc loại hình đào tạo chính quy không tập trung với thời gian từ một năm rưỡi đến hai năm.

4. Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ

  • Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đúng ngành/chuyên ngành hoặc ngành/chuyên ngành phù hợp
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi phải bổ sung các môn học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương đúng ngành/chuyên ngành trước ngày nộp hồ sơ thi tuyển.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hệ bằng hai, tại chức, mở rộng, chuyên tu, đào tạo từ xa đúng ngành/chuyên ngành hoặc gần với ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi phải bổ sung các môn học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương chính quy đúng ngành/chuyên ngành ngày nộp hồ sơ thi tuyển.
  • Ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Dân sự & Tố tụng dân sự chỉ tuyển cử nhân luật.
  • Ngành kế toán chỉ tuyển cử nhân Kế toán - Kiểm toán, Kế toán, Kiểm toán

Là thành viên của hệ thống cụm trường ĐHQG [Đại học quốc gia] của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM [UEL] có tiếng tăm trong đào tạo các lĩnh vực luật, quản lý, kinh tế, với nhiều thành tựu nổi bật về nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy đại học.

Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM [website: uel.edu.vn] có tầm nhìn phát triển theo hướng đại học nghiên cứu, do đó luôn chủ động phát triển, hội nhập sâu và rộng trong các hoạt động. Đồng thời, trường luôn tạo điều kiện phát triển môi trường học tập với tinh thần năng động, sáng tạo của sinh viên, bằng chứng là sự diễn ra của hàng loạt hoạt động ngoại khóa, các sự kiện, hội thảo phục vụ sinh viên.

Giới thiệu trường ĐH Kinh tế – Luật – ĐHQG TP.HCM

Giới thiệu trường

Trường Đại học Kinh tế – Luật ra đời vào ngày 24/03/2010, với tiền thân là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [ĐHQG – HCM], được thành lập năm 2000. Mặc cho những khó khăn trong giai đoạn đầu hình thành, Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM ngày hôm nay đã vươn lên trở thành một trong những trường trọng điểm khu vực phía Nam nói riêng, cả nước nói chung trên lĩnh vực quản lý, luật, kinh tế.

Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ với gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Không có điểm dừng cho nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường thường xuyên tích cực đánh giá các hoạt động vừa qua theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN [ASEAN University Network – Quality Assurance, viết tắt là AUN – QA] và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với những thành tích đạt được, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2007], Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG – HCM trong nhiều năm liên tục.

Sứ mệnh

Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

Tầm nhìn

Trường Đại học Kinh tế – Luật phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu, đến năm 2020 trở thành:

– Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín khu vực ASEAN, người học có đủ năng lực làm việc trong môi trường toàn cầu.

– Trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

Hoạt động sinh viên

Bên cạnh chương trình học thuật hàn lâm, trường có nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ [CLB] trực thuộc mỗi khoa khác nhau: ECS - CLB Kinh tế học; IBC - CLB Kinh doanh quốc tế; FBG - CLB Tài chính ngân hàng; ITB - CLB Công nghệ thông tin trong kinh doanh ; GPA - CLB Quản trị tiềm năng; CLB Tri thức luật; ERC - CLB Nghiên cứu khoa học kinh tế - luật;...

Chiến dịch Sinh viên vì cộng đồng lần VI, năm 2017 – Tựa Nắng được tổ chức bởi Liên Chi hội Khoa Kinh tế đối ngoại

Trong đó không thể không nhắc đến FESE Group – Sàn giao dịch chứng khoán ảo và Đội CLE_UEL – Chương trình thực hành luật, hai sân chơi khẳng định chất lượng của sinh viên UEL, đã tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng sinh viên ĐHQG TP.HCM, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM

ĐH Kinh tế - Luật giành giải nhì cuộc thi Thủ lĩnh sinh viên toàn quốc lần thứ 1, năm 2016

Không chỉ ở lĩnh vực học thuật, các kiến thức chuyên ngành, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM còn có nhiều hoạt động ở mảng thể thao, văn hóa – nghệ thuật, các chương trình giao lưu quốc tế - trao đổi du học sinh.

Liên Hoan Tiếng Hát Sinh Viên Đại Học Kinh Tế-Luật

Cơ sở vật chất

  • Trường Đại học Kinh tế - Luật có cơ sở chính tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức nằm trong Khu đô thị ĐHQG-HCM. Khuôn viên Trường hiện gồm Tòa nhà điều hành và học tập và Hội trường.

Tòa nhà điều hành và học tập Trường Đại học Kinh tế - Luật

Tòa nhà có tổng diện tích 13000m2 gồm 70 phòng học, 2 thư viện, 6 phòng máy tính, 11 phòng học ngoại ngữ, 3 phòng thực hành và các văn phòng làm việc. Hội trường lớn 2100m2 với sức chứa 500 chỗ ngồi. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được trang bị hiện đại đủ điều kiện đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Cơ sở vật chất

Toàn bộ các các phòng học lý thuyết đều có trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng trượt. Các phòng học chuyên đề, phòng học chương trình Chất lượng cao và Cử nhân tài năng được lắp đặt máy điều hòa không khí. Có 6 phòng máy tính với 412 máy tính nối mạng phục vụ việc học chuyên đề, trang bị máy tính có cấu hình và phầm mềm phù hợp với nhu cầu đào tạo.

*Thư viện

Thư viện UEL có 2 cơ sở

  • Cơ sở 1: nằm trong tòa nhà Trường ĐH Kinh tế - Luật tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức
  • Cơ sở 2: 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1.

Tổng diện tích là 940m2, 550 chỗ ngồi, 20 máy tính nối mạng phục vụ tra cứu miễn phí. Nguồn tài liệu của thư viện đa dạng về loại hình và nội dung với hơn 21.987 bản sách chuyên ngành, 2.188 khóa luận tốt nghiệp, 1.325 luận văn – luận án, 486 báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, gần 50 đầu báo và tạp chí thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tại Thư viện, sinh viên có thể tự học, trao đổi học thuật theo nhóm tại các phòng học nhóm đã được cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ thực tập thuyết trình, trình chiếu và tra cứu tài liệu trực tuyến, sử dụng internet miễn phí.

Hình ảnh hoạt động tự học tại thư viện

*Ký túc xá sinh viên:

Sinh viên UEL trúng tuyển vào trường sẽ được sắp xếp chỗ ở tại Ký túc xá ĐHQG-HCM [KTX].Đây là khu Ký túc xá lớn nhất cả nước, đáp ứng trên 60.000 chỗ ở cho sinh viên. Ký túc xá được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và nhiều dịch vụ tiện ích như: Trạm y tế chăm sóc sức khỏe, Khu thể thao, Khu dịch vụ công cộng và Bến xe buýt phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và đi lại. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia những hoạt động bổ ích cho các câu lạc bộ, đội nhóm tại Ký túc xá tổ chức.

Ký túc xá ĐHQG – TP.HCM

Với diện tích gần 42 ha, KTX bao gồm 3 khu:

- Khu A: 24 nhà 05 tầng, sức chứa 12.000 sinh viên

- Khu A mở rộng: 06 nhà 12 tầng, sức chưa 10.000 sinh viên

- Khu B: 19 nhà từ 12 đến 16 tầng, sức chưa 40.000 sinh viên.

Thành tựu

  • Hội nghị kinh tế Trẻ lần III năm 2016 do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức đã nhận được đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học với 79 bài tham luận của 133 nhà khoa học trẻ đến từ 31 đơn vị trên cả nước. Trong buổi hội nghị tổng kết, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM đã đoạt giải Ba: bài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách pháp luật và quản lý nhà nước về du lịch – Vấn đề cấp bách trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế Asean” của ThS Nguyễn Thị Phương Thảo [Khoa Luật Kinh tế] và giải Nhất: bài nghiên cứu “Vị trí ngành dệt may Việt Nam trong khu vực ASEAN nhìn từ góc độ lợi thế so sánh” của ThS Nguyễn Văn Nên [Khoa Kinh tế đối ngoại]

ĐH Kinh tế - Luật đã đoạt giải Nhất, Ba tại Hội nghị kinh tế trẻ lần II năm 2016

  • Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học được công nhận rộng rãi, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2007], Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM trong nhiều năm liên tục.

Đội ngũ nhân sự

Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

Tính đến ngày 30/10/2014, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 349: trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% [chủ yếu là cán bộ trẻ] được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, say mê nghiên cứu khoa học. Ngọn lửa say mê nhiệt huyết ấy được các thầy cô truyền đến các bạn sinh viên. Đến nay, nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động thường xuyên, phổ biến và chất lượng trong cộng động sinh viên UEL.

Cựu sinh viên nổi bật

Với uy tín và chất lượng giảng dạy không ngừng nâng cao, sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật có cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp, nhờ những năm vun đắp kiến thức học thuật – thực hành qua nhiều phong trào khác nhau, sự hỗ trợ từ nhà trường về học tập, tài chính cho các sinh viên khó khăn, hoạt động quan hệ doanh nghiệp thiết thực, và hơn hêt là chính nỗ lực từ những người học, đã tạo nên thương hiệu danh giá của thế hệ sinh viên UEL trong mắt nhà tuyển dụng. Trong số đó, có những bạn đã thực sự trở thành tấm gương sáng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vũ Anh Khoa, cựu sinh viên khóa 1, khoa Kinh tế đối ngoại, Ủy viên Ban thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận 10.

Trần Diễm Ái Vy [1994] - Hoa khôi “ Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013 từng là sinh viên khoa Tài chính ngân hàng của UEL

Nguồn: Đại học Kinh tế Luật

Page 2

Thời gian đào tạo: 4 năm [8 học kỳ].

Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ [ không kể Ngoại ngữ: 20 tín chỉ, Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng – an ninh: 8 tín chỉ].

Đối tượng tuyển sinh: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông [hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên], trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán, là chương trình đào tạo kế toán nhằm trang bị cho người học kiến thức về cơ sở lý luận, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo và được công nhận bởi xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu phát tiển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể: Đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến kế toán đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và chuyên sâu về kế toán.
  • Có kỹ năng nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp thành thạo, phân tích, lập kế hoạch, tư vấn để thực hành và quản lý hiệu quả trong lĩnh vực kế toán.
  • Có đạo đức nghề nghiệp vững vàng, phẩm chất tốt để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Kiến thức: Sinh viên sau khi ra trường sẽ có những kiến thức như sau:

  • Kiến thức chung về tự nhiên xã hội.
  • Kiến thức chung về ngành Kế toán Kiểm toán.
  • Kiến thức chuyên ngành Kế toán.

Kỹ năng: Bên cạnh kiến thức, sinh viên sẽ có được những kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng phân tích.
  • Kỹ năng nghiên cứu.
  • Kỹ năng tổ chức quản lý.
  • Kỹ năng xử lý thông tin.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng tổ chức, đảm nhận công việc có liên quan đến lĩnh vực kế toán tại các đơn vị sau:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán và thuế.
  • Các định chế tài chính trung gian [các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư thuộc các khu vực, thành phần kinh tế trong ngoài nước, trung tâm giao dịch chứng khoán].
  • Các tổ chức kinh tế tài chính.
  • Các đơn vị tư vấn kế toán, tài chính, công ty đầu tư, tư vấn dịch vụ kế toán kiểm toán trong và ngoài nước.
  • Các cơ sở giáo dục và đào tạo [trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề