Trường Tiểu học đầu tiên của Việt Nam

Giới thiệu

  • Tạ Thị Vui
  • 1 năm trước
  • 1,1 N

Trường Tiểu học Vân Canh thuộc xã Vân Canh - Một xã nằm sát đường trục 422B của huyện Hoài Đức, giáp danh quốc lộ 70 và các xã Di Trạch, Lại Yên, An Khánh của huyện Hoài Đức; phường Phương Canh, Xuân Phương của quận Nam Từ Liêm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 15 km. Vân Canh có số dân khoảng trên 8000 người, tình hình kinh tế - an ninh - chính trị ổn định, có tiềm năng phát triển kinh tế về nhiều mặt. Là một xã có khả năng tiếp nhận những ảnh hưởng rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thủ đô Hà Nội, của các tỉnh lỵ, có nhiều thuận lợi trong xây dựng và phát triển kinh tế. Là quê hương có truyền thống lịch sử cách mạng. Ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Canh đã và đang có những bước phát triển lớn trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đặc biệt là công tác giáo dục ở địa phương đã có những bước tiến vững chắc xứng đáng với truyền thống của một vùng đất khoa bảng: “Tứ danh hương”.

Trường Tiểu học Vân Canh được thành lập từ năm 1954, sau đó được sáp nhập với trường cấp II Vân Canh thành trường Phổ thông cơ sở Vân Canh thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Năm 1991, trường Tiểu học Vân Canh được tách riêng với khuôn viên nhà trường có tổng diện tích ban đầu là 6000 m2. Năm 1996, trường được đầu tư xây dựng dãy phòng học cao tầng đầu tiên gồm 8 phòng học. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được cải thiện, nâng cấp. Đến nay trường Tiểu học Vân Canh đã có cơ ngơi khá bề thế: Trường có 38 phòng học được trang bị đầy đủ ánh sáng, quạt mát, bàn ghế, bảng lớp, tủ đồ dùng dạy học, máy chiếu, tivi, điều hòa nhiệt độ; các phòng chức năng với các trang thiết bị cơ bản đủ điều kiện phục vụ cho quản lý chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục. Năm 2018, với sự quan tâm của cấp trên, nhà trường được xây mới khu nhà 3 tầng với 8 phòng học và 6 phòng chức năng, đến nay đã đưa vào sử dụng.

Sau hơn 70 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xã hội hoá giáo dục. Hàng năm, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên đáng kể. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường khá ổn định, có tinh thần đoàn kết và phẩm chất đạo đức tốt, tác phong sư phạm đúng mực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. Tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh. Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.

Ảnh. Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học Vân Canh

Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực. Tính từ năm học 1961 - 1962 đến nay nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã đón nhận nhiều phần thưởng cao quý:

  • 18 lần trường được công nhận là đơn vị Tiên tiến cấp Huyện
  • 3 lần được công nhận là đơn vị Tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh
  • 4 lần được công nhận là tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố.
  • 1 lần được nhận lá cờ đầu khối Tiểu học của Sở GD&ĐT Hà Nội.
  • 2 lần được đón Bộ trưởng Bộ GD Nguyễn Văn Huyên về thăm.
  • 1 lần nhận Bằng khen của Bộ GD& ĐT [Năm học 2012 - 2013].
  • Năm học 1996 – 1997, là trường tiểu học đầu tiên của huyện Hoài Đức được công nhận trường đạt “Vở sạch - Chữ đẹp” đầu tiên của Huyện.
  • Năm học 1998 -  1999 trường đạt phổ cập GD đúng độ tuổi đầu tiên của Huyện Hoài Đức.
  • Năm học 2002 - 2003 được đón Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai về thăm và động viên phong trào thi đua của trường.
  • Tháng 9/2003 được Bộ GD&ĐT công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia. Tháng 10 năm 2011, thư viện nhà trường được công nhận là thư viện chuẩn.

    Đoàn TN, Đội TN TP Hồ Chí Minh đón nhận bằng nhiều bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của TW Đoàn, Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn.

  • Công đoàn đã được CĐGD, Liên đoàn lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng giấy khen.
  • UBND Huyện công nhận 3 lần là Cơ quan văn hoá - Năm 2007, 2011 và 2016. Năm 2007 - 2008 được Sở TDTT Hà Tây tặng cờ thi đua xuất sắc.

    Trong 3 kỳ “ Hội khoẻ Phù Đổng”  được UBND Huyện tặng 3 cờ giải nhất, giải nhì, giải ba toàn đoàn năm 2017.

  • Năm 2008 - 2009 được sở GD&ĐT Hà Nội tuyên dương khen thưởng đơn vị: “Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường”.
  • Năm 2008 - 2009 được Sở GD&ĐT Hà Nội tuyên dương khen thưởng “Đơn vị làm tốt công tác Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.”
  • Tháng 11/2009 nhà trường được Sở GD&ĐT công nhận là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • Năm 2013, nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn cấp độ 3.
  • Năm 2020, nhà trường đạt danh hiệu “Điển hình Tiên tiến” cấp Huyện
  • Năm 2021, nhà trường được chứng nhận Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2.
  • Năm 2021 nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
  • Năm học 2020 – 2021 nhà trường đạt Bằng khen của Bộ GD&ĐT
  • Chi bộ, nhà trường liên tục được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh của Đảng bộ Vân Canh trong suốt những năm qua.
  • Chi đoàn – Liên đội luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào công tác Đoàn – Đội và phong trào thanh thiếu nhi. Năm 2020 – 2021 đạt Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Trong những năm qua, Trường Tiểu học Vân Canh đã thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã hoàn thành tốt công tác phổ cập xóa mù chữ bậc Tiểu học trên địa bàn xã Vân Canh. 5 năm trở lại đây, nhà trường luôn nhận được sự đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất từ UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Vân Canh và sự ủng hộ của Phụ huynh học sinh nhà trường, vì vậy cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, khuôn viên xanh – sạch – đẹp. Trường là một trong số ít các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức có CSVC hiện đại, đảm bảo tốt công tác dạy và học. Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đẩy mạnh các phong trào và các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Giáo viên của nhà trường không ngừng tìm tòi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học. Các mô hình dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh đã và đang được trú trọng. Năm học 2019 – 2020, nhà trường triển khai và nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc  - Lớp học hạnh phúc”; “Lớp học mở” tạo được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía phụ huynh và học sinh nhà trường.

Với sự cố gắng không ngừng từ tập thể Ban lãnh đạo - CB-GV-NV nhà trường, trong những năm qua, nhà trường luôn có các thầy cô giáo đạt thành tích cao trong các Hội thi Giáo viên giỏi cấp Huyện, TP; điển hình như cô giáo Tạ Thị Vui đạt giải Nhất cấp Huyện, giải Ba cấp TP năm học 2015 - 2016; Cô Nguyễn Thị Yên giải Nhì; cô Lý Thị Tuất giải Khuyến khích năm học 2016 – 2017; cô Lã Thị Thanh đạt giải Nhất cấp Huyện năm học 2017 – 2018; Cô Phạm Thị Nga – giải Nhì; cô Nguyễn Thị Bích giải Khuyến khích năm 2018 – 2019; cô Trịnh Thị Hiền giải Nhì; cô Nguyễn Thị Hoa giải Khuyến khích năm học 2019 – 2020. Liên đội luôn đạt Liên đội mạnh cấp Huyện. Trong các kì thi HSG, Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện HS của nhà trường luôn đạt được các thành tích cao, cụ thể: Năm học 2017 – 2018 có 25 HS cấp Huyện, 2 HS cấp TP;  2018 – 2019 có 23 HS đạt giải cấp Huyện; Năm học 2019 – 2020 có 5 HS đạt giải tại HKPĐ cấp huyện và 2 giải triển vọng cuộc thi vẽ tranh Thành phố xanh tương lai cấp TP.

Phát huy thế mạnh và những kết quả đã đạt được, trong những năm học tiếp theo, CB – GV – NV nhà trường sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học để trường Tiểu học Vân Canh luôn là địa chỉ đáng tin cậy, nơi phụ huynh gửi gắm con em tham gia học tập, thực sự là nơi chắp cánh những ước mơ cho các thế hệ học sinh.

Giới thiệu chung về trường Tiểu học Vân CanhGiới thiệu về trường Tiểu học Vân Canh


Đăng ký nhận thông tin về bài đăng

Chưa có tiêu đề

đăng 18:41, 7 thg 11, 2016 bởi dễ nguyễn thị [ đã cập nhật 18:47, 7 thg 11, 2016 ]

YouTube Video

YouTube Video

YouTube Video

YouTube Video


Lịch sử ngành giáo dục Việt Nam

đăng 10:58, 3 thg 11, 2016 bởi dễ nguyễn thị [ đã cập nhật 18:37, 7 thg 11, 2016 ]

Thời xưa cũng như hiện nay, được cắp sách tới trường là một hạnh phúc. Được mảnh bằng đại học trong tay thật là hãnh diện. Nếu cuộc đời sinh viên trong bốn năm đại học đầy những kỷ niệm của tuổi trẻ, thì những ngày thi cử phải thức khuya học bài cũng khó quên. Ở nước ngoài, nhát là ở Mỹ hay ở Nhật nếu ai chịu khó học thì thế nào cũng tốt nghiệp. Ngược lại, thế hệ chúng ta cũng như cha ông trước đây, học là một chuyện, thi đỗ lại là chuyện khác. Vì thế mới có câu “học tài thi phận”. Ngày nay đi học là để có một cái nghề nào đó để nuôi sống bản thân, làm thay đổi cuộc đời. Nhưng thời xưa thi đậu là để làm quan. Thời chiến tranh Việt Nam, thi đậu để khỏi phải đi lính.
I. Chế độ thi cử thời phong kiến.
Đề cập tới nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến tức là nói về xã hội từ thời Hùng Vương cho tới giữa sau thế kỷ thứ 19. Hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung Quốc, có thể nói mô hình giáo dục của xã hội Việt Nam thời bấy giờ rập khuôn Trung Quốc. Hay nói một cách khác, Nho giáo là trung tâm của chế độ thi cử thời phong kiến. Vì Việt Nam chưa có chữ viết nên chữ Nho là gốc. Nho giáo thời Nhà Lý [1009-1225] là thời kỳ hưng thịnh nhất và cũng là thời kỳ nền giáo dục Việt Nam theo mô hình Trung Quốc được thiết lập và phát triển đáng kể. Điểm đặc biệt là vua Lý Thánh Tông đã thành lập Văn Miếu tại thủ đô Thăng Long [Hà Nội] vào năm 1070. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Sang đến thời vua Lý Nhân Tông, “Quốc Tử Giám” được thành lập để con vua và con các đại thần học. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến. Hệ thống giáo dục thời đó gồm trường tư thục, còn gọi là trường làng dành cho đại chúng do các cụ đồ nho mở lớp dạy học. Cấp cao hơn nữa thì có trường quan học dành cho con cái của các quan huyện và phủ. Cấp cao nhất là trường Quốc Tử Giám dành cho con cái triều đình. Giai cấp xã hội thời phong kiến được phản ảnh khá rõ rệt qua cách xưng hô đối với học trò. Con vua, tức các hoàng tử được gọi là Tôn Sinh. Con các quan trong triều đình được gọi là Ấm Sinh. Con các quan huyện/phủ gọi là Cống Sinh.
Chế độ thi cử thời phong kiến được chia thành 3 cấp: Thi Hương, Thi Hội, và Thi Đình.
Thi Hương: Nghĩa là dầu ở đâu mà muốn ghi danh đi thi thì phải về tận quê hương mình để dự thi. Vì thế, thi Hương luôn luôn được tổ chức tại địa phương và được tổ chức từng 3 năm một vào các năm Tị-Sửu-Mẹo-Dần của 12 chi theo lịch Trung quốc. Theo giáo sư Phạm Văn Sơn [Việt Sử Toàn Thư], năm 1462 có 60,000 thí sinh ghi danh dự khoa thi Hương tại 12 trường thi trong cả nước. Trường thi không phải là một trường học như chúng ta thường nghĩ mà là một bãi đất trống rất rộng .Năm 1876 có 6 địa điểm thi: Huế, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội. Mục đích mở các khoa thi thời bấy giờ không phải để khuyến khích dân chúng cắp sách đi học mà là để tuyển lựa người ra làm quan. Chẳng hạn khoa Thi Hương tại Hà Nội năm 1876 có 4,500 sĩ tử vác lều chõng đi thi, chỉ có 25 người đủ điểm đậu để được danh hiệu cử nhân, còn gọi là Hương cống, và 50 người đậu vớt [điểm thấp hơn] để được danh hiệu Tú tài, còn được gọi là sinh đồ. Năm 1884, triều đình ra điều lệ thi mới về tuyển người: nhất cử tam tú. Nghĩa là cứ lấy một người đỗ cử nhân thì cho 3 người đỗ tú tài. Thời gian thi không phải chỉ có một hai ngày mà tới cả tháng cho một khoa thi. Năm 1918 là năm khoa thi Hương được tổ chức lần cuối cùng của chế độ thi cử thời phong kiến tại 4 địa phương: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, và Thanh Hóa. Sở dĩ sau đó không còn tổ chức thi Hương nữa là vì chế độ thi cử của thực dân Pháp đã được thay thế.
Thi Hội: Nếu thi Hương được tổ chức tại các địa phương thì thi Hội chỉ được tổ chức tại triều đình mà thôi. Thi Hội được tổ chức cũng cứ 3 năm một lần, sau mỗi kỳ thi Hương. Nghĩa là ai đậu kỳ thi Hương thì sang năm được ghi danh thi Hội. Năm 1844, cả nước có 281 thí sinh về Kinh đô dự thi, và chỉ có 10 người đủ điểm để đậu chính bảng và 15 người đậu vớt gọi là phó bảng.
Thi Đình: Khác với Thi Hội, Thi Đình do chính nhà vua ra đề thi. Điểm đậu cao nhất là 10 điểm. Nếu ai đậu được điểm này gọi là Trạng Nguyên. Từ năm 1822 tới năm 1919, tổng số có 39 kỳ thi Đình để chọn được 219 tiến sĩ. Năm 1842 là năm có số đỗ tiến sĩ cao nhất là 13 vị. Năm 1865 số tiến sĩ đỗ thấp nhất chỉ có 3 vị. Như vậy, trung bình cứ mỗi kỳ thi Đình thì có 7 người đậu Tiến sĩ.
II. Chế độ thi cử thời Pháp thuộc.
Năm 1884, Hòa Ước Giáp Thân, đặt lãnh thổ Việt Nam dưới quyến bảo hộ trực tiếp của thực dân Pháp. Thời điểm này, chế độ giáo dục và thi cử tại Việt Nam được đổi từ mô hình Trung Quốc sang mô hình nước Pháp. Tiếng Hán nhường chỗ cho tiếng Quốc Ngữ và tiếng Pháp. Bậc tiểu học, trung học và đại học được qui định rõ rệt. Tuy nhiên, hệ thống trường Pháp dành cho con cái người Pháp hoặc những người Việt giàu có, và hệ thống trường Việt, còn gọi là trường Pháp-Việt, có phần khác nhau.
a/ Hệ thống trường Pháp:
 Tiểu học: 5 năm.
 Trung học đệ nhất cấp, còn gọi là Cao Đẳng Tiểu Học :4 năm
 Trung học đệ nhị cấp: 3 năm.
 Sau khi tốt nghiệp Trung học đệ nhị cấp, học sinh người Pháp về Pháp học đại học tại mẫu quốc.
Năm 1924, cả Đông Dương [Việt-Miên-Lào], chỉ có 5 trường Trung Học Đệ Nhất Cấp và 3 trường Trung học đệ nhị cấp [Hà Nội: Lycée Albert Sarraut; Sài Gòn: Lycée Chasseloup Laubat; và Đà Lạt: Petit Lycée]. Năm 1937, số học sinh học tại 3 trường này như sau: Trường Albert Sarraut: 1,126 học sinh [Pháp: 725 và Việt: 401]; Trường Chasseloup Laurat: 979 [Pháp: 830; Việt: 149]; Trường Petit Lycée ở Đà lạt: 387 [Pháp: 342; Việt: 47].
b/ Hệ thống trường Pháp-Việt dành cho người Việt:
1. Hệ Sơ Cấp 3 năm. Chủ yếu học chữ Quốc Ngữ. Tiếng Pháp và tiếng Hán là phụ. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng Sơ Học Yếu Lược.
2. Hệ Sơ Đẳng 3 năm. Học tiếng Pháp là chính. Chữ Quốc Ngữ và chữ Hán trở thành môn phụ.
3. Hệ Cao Đẳng Tiểu Học: 4 năm. Tương đương trung học đệ nhất cấp [thời Việt Nam Cộng Hòa], hoặc Trung học cơ sở theo cách gọi trong nước hiện nay. Tốt nghiệp được cấp bằng Thành Chung.
4. Hệ Lycée Pháp-Việt: 3 năm. Tương đương trung học đệ nhị cấp hoặc Trung học phổ thông. Năm 1929, ở Hà Nội có trường Trung Học Bảo Hộ; ở Sài Gòn có trường Trung Học Petrus Lý; và ở Huế có trường Quốc Học. Số học sinh học tại 3 trường này như sau: Hà Nội: 164 học sinh; Sài Gòn: 159 học sinh; và Huế: 77 học sinh.
Để đào tạo số người thông dịch tiếng Pháp, năm 1886, thực dân Pháp thành lập Trường Thông Ngôn Hà Nội, hệ 4 năm. Tương đương trung học đệ nhất cấp. Điều kiện nhập học là phải tốt nghiệp cấp tiểu học. Năm 1904, trường này được đổi tên là Trường Thành Chung. Sau 4 năm thi tốt nghiệp để lấy bằng Thành Chung, tức bằng Trung học đệ nhất cấp, hoặc bằng Trung học cơ sở theo cách gọi trong nước hiện nay. Các quan thời vua Bảo Đại như ông Ngô Đình Khả hoặc ông Nguyễn Hữu Bài đều tốt nghiệp bằng Thành Chung.
5. Hệ Đại Học được thiết lập đầu tiên ở Việt Nam khi Pháp thành lập trường đại học Y-Dược tại Hà Nội vào năm 1902. Năm 1938, trường này có cả thảy 208 sinh viên. Tổng số sinh viên Việt của 3 kỳ [Bắc-Trung-Nam] là 176 sinh viên, chiếm 85%. Số sinh viên còn lại là Pháp [25 sinh viên], Lào [2 sinh viên], Trung quốc [3 sinh viên], Cămbốt [1 sinh viên], và Ấn độ [1 sinh viên]. Đại học Luật được thành lập năm 1918. Đại học Sư phạm: năm 1917 và đại học Nông-Lâm-Súc: năm 1918.
Điểm đặc biệt khá lý thú về tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học cũng như trung học thời Pháp thuộc. Theo giáo sư Chikada Masahiro, nhìn vào niên khóa 1928- 1929, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học sơ cấp [lớp 1 tới lớp 3]: 33.2%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học sơ đẳng: 68%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học cao đẳng [trung học đệ nhất cấp]: 66.9%. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp [tú tài ]: 31%. Năm 1939, số người biết đọc tiếng quốc ngữ trong cả nước chỉ khoảng 1,800,000 người, tương đương khoảng 10% dân số. Như vậy, tỉ lệ mù chữ tại Việt Nam thời bấy giờ là 90%.
III. Chế độ giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa [1955 - 1975]:
Sau ngày ký Hiệp Định Geneve, Việt Nam bị chia làm hai. Miền Bắc theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, hệ thống giáo dục miền Bắc được cải tổ theo mô hình Liên Xô. Hệ thống giáo dục miền Nam cơ bản vẫn giữ mô hình của Pháp và dần dần theo mô hình của Mỹ. Thời Pháp thuộc, từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 13 năm [Sơ cấp: 3 năm; Sơ đẳng: 3 năm; Cao đẳng tiểu học: 4 năm; và Lycée: 3 năm]. Thời Việt Nam Cộng Hòa chế độ 13 năm được cải tổ lại 12 năm cho 3 cấp như mô hình của Pháp: Cấp tiểu học: 5 năm; trung học đệ nhất cấp: 4 năm; và trung học đệ nhị cấp: 3 năm. Chế độ thi cử được áp dụng để tốt nghiệp các cấp vẫn còn rất khắt khe. Theo cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục Nguyễn Lưu Viên, cứ 100 học sinh nhập học bậc tiểu học thì chì còn phân nửa đậu tiểu học, và chỉ có 7 em tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp. Dựa vào tài liệu của Bộ Giáo Dục miền Nam trước đây, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học vào năm 1966 là 65% và tốt nghiệp tú tài II là 21%. Vì tình trạng chiến tranh, con số sinh viên lọt được vào cổng đại học thật trần ai. Theo thống kê, vào thập niên 1960, tỉ lệ tốt nghiệp tú tài I [lớp 11 bây giờ] là 33%, và tỉ lệ tốt nghiệp tú tài II [lớp 12] là 45%. Nghĩa là cứ 3 người học lớp 11 thì chỉ có 1 người đậu để vào lớp 12. Tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 trung bình là 50%.

Cấp Đại Học:
Sau 1950, miền Nam có 3 trường đại học lớn: Viện Đại Học Sài Gòn, Viện Đại Học Huế và Đại Học Đà Lạt. Trong số này, Đại học Sài gòn là lớn nhất. Niên khóa 1974-1975, tổng số sinh viên toàn miền Nam là 166,475 người thì Viện Đại Học Sài gòn đã chiếm tới hai phần ba số sinh viên. Niên khóa 1972-1973, tổng số giáo sư dạy đại học toàn miền Nam là 1,117. Trong số này có 174 giáo sư có bằng tiến sĩ. Riêng Viện Đại Học Sài gòn đã chiến tới 68% giáo sư trong tổng số giáo sư có học vị tiến sĩ toàn miền Nam.
Điểm đặc biệt chế độ đại học miền Nam thời bấy giờ là chế độ ghi danh và chế độ thi tuyển vào đại học sau khi lọt qua được hai cái cổng thi tốt nghiệp Tú I và Tú II. Chế độ ghi danh được áp dụng cho các khoa Luật, Văn và Khoa học. Còn chế độ thi tuyển được áp dụng cho khoa: Y-Nha-Dược-Kiến trúc-Sư phạm. Đó là lý do tại sao số sinh viên học ở trường Luật, trường Văn khoa và Khoa học lúc nào cũng đông.
IV. Chế độ giáo dục sau năm 1975:
Chiến tranh Việt nam chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Cả nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chế độ giáo dục miền Nam cũng được thống nhất theo mô hình của Liên xô. Tuy nhiên, từ tiểu học tới phổ thông, miền Bắc điều chỉnh lại giống chương trình miền Nam. Nghĩa là theo hệ 12 năm: tiểu học: 5 năm; trung học cơ sở: 4 năm; và trung học phổ thông: 3 năm. Riêng chế độ đại học thì 10 năm đầu sau giải phóng, tức thời bao cấp, được quản lý rất chặt chẽ. Vì thế các sinh hoạt cũng như số sinh viên hầu như không tăng. Nhưng từ khi trong nước bắt đầu có chương trình đổi mới, thì chế độ giáo dục cũng bắt đầu có bước tiến triển. Năm 1998, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mới có luật giáo dục [gồm 110 điều khoản]. Điểm đặc biệt là cấp tiểu học được coi là nghĩa vụ. Ngày 27/6/2005, luật giáo dục thứ hai được ban hành. Luật năm 1998 cũng như năm 2005, cơ bản chế độ giáo dục vẫn do Nhà Nước quản lý. Đó là lý do mà ngày nay nạn tham nhũng đã xâm nhập vào ngành giáo dục. Đưa đến hiện tượng thương mại hóa bằng cấp. Từ bằng đại học đến tiến sĩ. Vì vậy mới có hiện tượng lạm phát văn bằng tiến sĩ. Năm 1990, lần đầu tiên [sau năm 1975] một số trường bán công và dân lập mới được cho phép thành lập. Tuy nhiên, nếu so với thời bao cấp thì chế độ giáo dục trong nước hiện nay được cải thiện rất nhiều.
Tóm lại, từ thời phong kiến tới thực dân và cận đại, thế hệ cha ông cũng như chính bản thân chúng ta đã không có được cơ hội học hành dễ dàng như ở Mỹ hiện nay. Thời bấy giờ, được cắp sách đi học là một may mắn. Tốt nghiệp cấp Tiểu học đã là mừng. Tốt nghiệp lớp trung học lại mừng hơn. Tốt nghiệp tú tài thì khỏi nói. Tốt nghiệp đại học chỉ là giấc mơ. Sở dĩ tỉ lệ tốt nghiệp các cấp từ tiểu học tới đại học rất thấp là do ảnh hưởng xã hội phong kiến, chính sách ngu dân của thực dân Pháp và chính sách “bắt lính” thời chiến tranh. Tuy nhiên, thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mặc dầu cả miền Nam phải đương đầu với cuộc chiến tàn khốc, nhưng nền giáo dục dưới chính thể tự do đã đạt được thành tích xóa nạn mù chữ mà đa số đã có được trình độ tiểu học. Từ năm 1955 tới 1975, chỉ sau 20 năm, miền Nam đã có được một tầng lớp đáng kể có trình độ từ tú tài đến đại học. Đây chính là nòng cốt cơ bản của lớp người tị nạn đã và đang đào tạo cho con cháu chúng ta tại các nước tư bản tiên tiến một thế hệ có nền học vấn đa số tốt nghiệp từ đại học trở lên. Thế hệ này là một tài nguyên vô cùng quí báu cho việc phát triển quê hương Việt Nam trong tương lai.

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

đăng 10:54, 3 thg 11, 2016 bởi dễ nguyễn thị

Ngày nhà giáo Việt Nam[hayngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam] là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày20 tháng 11tạiViệt Nam. Đây là ngàylễ hộicủa ngànhgiáo dụcvà làNgày Nhà giáo, ngày"tôn sư trọng đạo"nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ởParisđã lấy tên làLiên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục[tiếng Pháp:Fédération Internationale Syndicale des Enseignants-FISE].

Nǎm1949, tại một hội nghị ởWarszawa[thủ đô củaBa Lan], Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản"Hiến chương các nhà giáo"gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản,phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên củaFISEtừ năm1953[hội nghị có 57 nước tham dự], đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ26đến30 tháng 8năm1957tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày"Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toànmiền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ởmiền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày28 tháng 9năm1982, Hội đồng Bộ trưởng [nay làChính phủ] đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên"Ngày nhà giáo Việt Nam".


1-3 of 3

Video liên quan

Chủ Đề