Trường tiểu học khương mai có bao nhiêu học sinh năm 2024

Vừa qua, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản ánh từ phụ huynh học sinh của Trường tiểu học Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) về việc thức ăn của nhà trường có vấn đề sức khỏe đối với con em họ đang theo học bán trú.

Cụ thể, qua đường dây nóng, phụ huynh có phản ánh có 02 đợt học sinh bị ngộ độc thực phẩm, gồm đợt 1 là ngày 1- 2/12/2015 và đợt 2 là ngày 5-7/12/2015 tại lớp 1G Trường tiểu học Khương Mai sự việc khiến nhiều em học sinh phải nghỉ học...

Nhận được thông tin, nhóm phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã xuống cơ sở để tìm hiểu.

Trường tiểu học Khương Mai. Ảnh: Phan Thiên

Được biết, Trường Tiểu học Khương Mai có hơn 1.700 học sinh, trong đó có 2/3 là học sinh bán trú.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thúy Hiếu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Khương Mai cho biết, hoàn toàn không có việc ngộ độc xảy ra tại trường như phản ánh.

Bà Hiếu cho biết: “Khi nghe các anh hỏi việc đó tôi rất bất ngờ vì hoàn toàn không có chuyện ngộ độc tại trường này.

Tuy nhiên, vào ngày hôm đó có một đến 2 em bị nôn ói nhưng không phải do ăn tại trường.

Khi kiểm tra thì phụ huynh nhận là thức ăn tại nhà.

Và, dịp đó cũng là thời điểm bắt đầu rét cho nên chắc là thời tiết”.

Sân trường Trường tiểu học Khương Mai với hơn 1.700 học sinh. Ảnh: Phan Thiên

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1G cho biết: "Hôm đó vào buổi sáng cháu Đỗ Anh D. chưa ăn cơm, tầm hơn 10h kém có biểu hiện nôn và sốt. Khi phát hiện cháu như thế chúng tôi đã thông báo cho phụ huynh....

Đến chiều cùng ngày, cháu Đoàn Thanh N. cũng có biểu hiện bị nôn và sốt. Ngay lập tức, cháu được gia đình đón và đi khám, hôm sau cháu đã đi học được".

Lý do các cháu học sinh nôn, sốt, bà Hằng biện minh rằng: "Cách mấy ngày lại có cháu bị biểu hiện như thế... Theo đánh giá là có thể do thời tiết chuyển mùa và vào mùa dịch sốt sốt huyết nên các cháu bị như thế chứ không phải do thực phẩm, vì hơn 1.000 học sinh cũng ăn thực phẩm đó, thời điểm đó, không riêng gì lớp 1G...".

Như vậy, có nhiều trường hợp bị nôn ói, sốt được đại diện nhà trường đánh giá là do thời tiết. Cụ thể, theo bà Hằng cho biết, các cháu đều bị viêm họng hoặc bị sốt sốt huyết...

Khi được hỏi vấn đề nguồn cung cấp thực phẩm cho các em học sinh ăn hằng ngày thì bà Hiếu cho biết: "3 năm nay Trường tiểu học Khương Mai ký hợp đồng liên kết với Công ty Hương Việt Sinh để cung cấp thực phẩm.

Nhà trường thu mỗi bán trú là 25 nghìn đồng/ngày gồm 1 bữa chính và phụ. Nguồn thực phẩm là do phía Công ty Hương Việt Sinh lựa chọn làm sao phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu xảy ra việc gì bất trắc thì Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Theo giới thiệu, bếp ăn của Trường tiểu học Khương Mai là hệ thống 1 chiều được chia làm 3 khu: khu thực phẩm sống, khu chế biến, khu thực phẩm chín.

Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được đi tham quan khu bếp thì Nhà trường không đồng ý và nói "các anh không nên đi tìm hiểu sâu".

Được biết, lớp 1G có sĩ số là 65 học sinh, được liệt vào lớp có sĩ số đông nhất tại các trường tiểu ở thủ đô. Khi được phóng viên hỏi vì sao lớp 1G lại có sĩ số đông như vậy? thì bà Hiệu trưởng Trường tiểu học Khương Mai nói là đó lớp "ngoặc kép", ý là lớp "quan hệ"…

Việc một số em học sinh có biểu hiện nôn ói, sốt đã được phía Nhà trường giải thích là do thời tiết là chưa thuyết phục, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Hơn nữa, việc giấu không cho phóng viên tiếp xúc khu nấu ăn của Trường là một điều cần đánh dấu hỏi lớn?

Các cấp ngành quản lý Trường tiểu học Khương Mai có biết được sự việc trên? Hay lãnh đạo nhà trường đã "giấu nhẹm" thông tin có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm? Thực phẩm mà Công ty Hương Việt Sinh cung cấp có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng?

Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giáo viên trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân: Hạnh phúc lớn nhất của người thầy là được học sinh tin yêu và phụ huynh quý trọng

Trường tiểu học khương mai có bao nhiêu học sinh năm 2024

Đối với nghề “trồng người”, niềm vui và hạnh phúc nhất chính là được học sinh yêu quý, được phụ huynh trân trọng những giá trị lao động của người Thầy. Là một giáo viên trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh nhận thức cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân mỗi giáo viên, bởi cuộc vận động gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vì thế cô luôn ý thức rõ việc học tập để nâng cao hiểu biết là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối một giáo viên trẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh đã đến với nghề bằng tất cả lòng tâm huyết, luôn giữ gìn vị thế và vai trò của người thầy: trách nhiệm, tận tâm trong công việc; thương yêu học sinh; thân thiện và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Cô quan niệm đạo đức người thầy cần thể hiện ở những điều đơn giản nhất như: quan tâm xem học sinh của mình cần gì để chia sẻ với các con; luôn đoàn kết và có ý thức chung tay xây dựng nhà trường. Hạnh phúc lớn nhất của người thầy là có được tình cảm tin yêu của học sinh, sự kính trọng của phụ huynh và quý mến của đồng nghiệp.

Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất phù hợp với nhiệm vụ và thực sự rất cần thiết đối với công việc dạy học của người giáo viên. Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cũng như trường Tiểu học Khương Mai đã tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn cho giáo viên được học tập các lớp CNTT cơ bản và nâng cao, tập huấn sử dụng các phần mềm để thiết kế và sử dụng. Ý thức được điều này cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh đã nỗ lực học hỏi, nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp cùng với cố gắng của bản thân mà từ một giáo viên chưa biết nhiều về công nghệ thông tin hiện nay cô đã thành thạo trong việc ứng dụng CNTT vào bài giảng. Để nâng cao kiến thức chuyên môn thì việc tự nghiên cứu, học tập để đạt hiệu quả như mong muốn là vấn đề cô luôn quan tâm và trăn trở. Điều đầu tiên cô thực hiện đó là cố gắng tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mình bằng nguồn tài liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí, sách chuyên môn, sách tham khảo, qua mạng Internet, đem những kiến thức mà mình đã học tập để truyền đạt lại cho học sinh. Thứ hai, cô luôn quan tâm, gần gũi chia sẻ, động viên học sinh. Cư xử công bằng để tạo mọi niềm tin đối với các em và tạo được sự tin cậy đối với phụ huynh. Trước hết sáng tạo được bắt đầu từ kế hoạch bài dạy đến các đồ dùng dạy học, kế hoạch phải được chuẩn bị đầy đủ, chính xác rõ mục tiêu, ngắn gọn, rõ, dễ thực hiện. Những kiến thức cần sơ đồ hoá, công thức, bản đồ tư duy thì nên làm. Ngoài những hình ảnh trực quan, những thí nghiệm được mô tả trong sách, thì cần có những mẫu vật, chất liệu, tư liệu sống. Hiện nay cô còn sáng tạo thiết kế kho học liệu, phần mềm vui học Toán, ứng dụng CNTT vào dạy học để phát huy được năng lực học tập của học sinh.

Trong nhiều năm nay học, lớp cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh chủ nhiệm đều có ít nhất từ 3 đến 5 học sinh đạt giải cao thi Toán, tiếng Anh Internet cấp Quận và Thành phố.

Những kết quả đạt được trong những năm học gần đây là niềm động viên cho sự cố gắng, quyết tâm, đầu tư về tâm sức, trí tuệ và cả sự hi sinh của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh. Là sự động viên, giúp đỡ, đồng hành của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong khối, trong trường. Là sự chia sẻ, thông cảm, tạo điều kiện của gia đình. Cô nghĩ rằng niềm vinh dự đó sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm nghề của mình.

Trường tiểu học có bao nhiêu học sinh?

Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương. Như vậy, tại trường tiểu học mỗi lớp học không quá 35 học sinh theo quy định hiện hành.

Trường tiểu học tối đa bao nhiêu lớp?

  1. Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 30 lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp; b) Căn cứ điều kiện các địa phương, có thể bố trí các điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.