Trường trung học phổ thông mai thúc loan, hà tĩnh

Đúng rồi, phần lớn đều là các trang web cho vay tiền duyệt vay tự động 24/7, vì vậy vay tiền không phân biệt ngày đêm, vay tiền thứ 7, vay tiền ngày chủ nhật, vay tiền ngày lễ... cũng được giải ngân nhé!

Dayhoctot.com xin gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về Trường THPT Mai Thúc Loan tại Hà Tĩnh.

Chuyên mục mới của dayhoctot.com đang được mọi người quan tâm và học nhiều: Ngữ pháp tiếng anh thông dụng nhất hiện nay.

Danh sách các trường THPT theo tỉnh thành

Đánh giá Trường THPT Mai Thúc Loan – Hà Tĩnh có tốt không? Cơ sở vật chất có khang trang, điểm chuẩn đầu vào như thế nào? Mọi thông tin sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Trường THPT Mai Thúc Loan là ngôi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trường luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục. Hãy cùng Clevai tìm hiểu thêm về ngôi trường này qua những đánh giá trong bài viết sau đây và bạn sẽ giải đáp được thắc mắc trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh có tốt không?

1. Giới thiệu trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh

1.1. Lịch sử hình thành

Trường THPT Mai Thúc Loan được thành lập ngày 01/8/2001 theo Quyết định số 1703/2001/QĐ UB của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các địa phương vùng ven biển Thạch Hà và Can Lộc của tỉnh Hà Tĩnh còn vô cùng khó khăn. Cả 6 xã vùng biển ngang không có trường cấp III, con em trong vùng phải đi học ở các trường huyện ngoài. Vì vậy nguyện vọng tha thiết của nhân dân địa phương là có một trường cấp III cho con em học tập.

Trường THPT Mai Thúc Loan ra đời đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của con em nhân dân 6 xã vùng biển thuộc huyện Thạch Hà. Đồng thời đây cũng là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với địa phương nơi đây.

Ngày đầu thành lập trường chỉ có 9 lớp với 450 học sinh và 22 giáo viên. Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành tập thể nhà trường đã cùng nhau nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để tạo dựng nên những thành tích đáng tự hào. Trở thành ngôi trường có quy mô lớn và là điểm sáng giáo dục tại huyện Lộc Hà nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

1.2. Điểm tuyển sinh đầu vào qua các năm

Điểm tuyển sinh đầu vào của trường THPT Mai Thúc Loan trong những năm học gần đây nhất:

  • Điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 năm học 2019-2020: 24,75

  • Điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 năm học 2020-2021: 20,50

  • Điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 năm học 2021-2022: 22,25

Điểm chuẩn vào lớp 10 của trường THPT Mai Thúc Loan có sự thay đổi theo từng năm. Vì vậy các phụ huynh và học sinh hãy truy cập vào website chính thức của trường để cập nhật điểm tuyển sinh được nhanh chóng và chính xác nhất.

1.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong những tiêu chí để đánh giá trường THPT Mai Thúc Loan có tốt không? Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân, cơ sở vật chất nhà trường không ngừng được tăng cường, đầu tư mở rộng. 

Các dãy nhà cao tầng được xây dựng với các phòng học khang trang được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Số lượng phòng học đáp ứng đủ cho toàn trường học 1 ca, nhà hiệu bộ dành cho cán bộ, giáo viên, nhà trường công tác làm việc. Ngoài ra còn có phòng thư viện, phòng chức năng, khu nhà đa năng.

Cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường được quy hoạch hợp lý, khuôn viên trường xanh - sạch - đẹp. Trường học đảm bảo an toàn với đầy đủ hệ thống tường rào chắc chắn, cổng trường kiên cố có bảo vệ 24/24.

2. Đánh giá trường THPT Mai Thúc Loan-Hà Tĩnh có tốt không?

Mỗi năm học trường THPT Mai Thúc Loan đều xây dựng các kế hoạch công tác đảm bảo khoa học phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương và nhà trường. Đồng thời tổ chức thực hiện để đạt được kết quả cao cho kế hoạch đề ra bằng nhiều biện pháp. 

Nhà trường chú trọng bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV. Hiện tại trường có đội ngũ cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ chức có hiệu quả các giờ thao giảng, giờ dạy điển hình.

Bên cạnh đó thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá sát với đối tượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

Ngoài ra Nhà trường tập trung tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo dục kỹ năng sống để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh. Đồng thời đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các Câu lạc bộ theo sở thích của học sinh hoạt động theo mô hình tự chủ để khơi gợi sự sáng tạo, chủ động và tạo cơ hội cho các em phát triển toàn diện.

Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Trường THPT Mai Thúc Loan đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào:

  • Từ năm học 2015 đến nay tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp luôn đạt trên 99%

  • Số lượng học sinh giỏi tăng nhanh qua từng năm

  • Từ năm học 2015 – 2016 đến nay nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và được Giám đốc Sở tặng Giấy khen

  • Năm học 2020-2021 nhà trường vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen

  • Được Sở giáo dục xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 

3. Học phí trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh như thế nào?

Học phí của trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh được thu theo quy định chung áp dụng cho bậc THPT công lập. Mức thu học phí có thể thay đổi theo từng năm và phụ huynh cùng các em học sinh có thể theo dõi các thông báo của nhà trường.

Trên đây là những thông tin đánh giá về trường THPT Mai Thúc Loan – Hà Tĩnh có tốt không? Mong rằng qua bài viết đã giúp các bạn hoàn toàn yên tâm để lựa chọn ngôi trường này để học tập và phấn đấu. 

1. Sự ra đời

Trường THPT Mai Thúc Loan được thành lập theo Quyết định số 1703/2001/QĐUB ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Sự ra đời của trường đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của con em nhân dân 6 xã biển cửa thuộc huyện Thạch Hà.

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương vùng ven biển Thạch Hà và Can Lộc còn gặp nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận tiện. Cả khu vực 6 xã vùng biển ngang với 4,5 vạn dân nhưng không có trường cấp III, con em phải đi học các trường ngoài huyện, tỉ lệ học sinh được vào cấp III chỉ đạt trên dưới 50%. Nguyện vọng tha thiết của chính quyền và nhân dân địa phương lúc này là có một trường cấp III cho con em học tập. Chính vì vậy, ngày 16/7/2001, UBND tỉnh đã có tờ trình số 128/TT-UB trình Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập trường THPT Mai Thúc Loan và được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý tại kỳ họp thứ 5, khóa XIV. Ngày 01 tháng 8 năm 2001, đồng chí Trần Đình Đàn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1703/2001/QĐUB thành lập trường THPT Mai Thúc Loan.    

2. Những năm đầu thành lập [từ 2001 đến 2005]

Được sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, và trên hết là sự quan tâm, đồng lòng giúp đỡ tạo điều kiện của Chính quyền và nhân dân xã Thạch Châu, thầy trò ra sức lao động, xây dựng trường lớp. Xã Thạch Châu đã quyết định giành 3,3 ha đất khu vực trung tâm xã và huy động công sức của nhân dân để xây dựng trường. Một dãy phòng học cấp 4 với 5 phòng học được hoàn thành phục vụ cho việc học tập của học sinh. Phòng làm việc của Hội đồng sư phạm nhà trường được chính quyền xã Thạch Châu cho mượn tạm cơ sở vật chất của trụ sở UBND xã. Trong phòng chỉ có một cái bàn gỗ nhỏ và dài với hai dãy ghế, nơi đây vừa dùng hội họp, dạy học sinh giỏi, dọn cơm ăn khi giáo viên xa nhà ở thị xã Hà Tĩnh ở lại.  

Lễ Khai giảng năm học đầu tiên [năm học 2001 - 2002] [Ảnh tư liệu]

Năm học đầu tiên, trường có 450 học sinh, được phân chia thành 09 lớp và học 2 ca. Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà trường cũng được hình thành với Chi bộ nhà trường [gồm 5 Đảng viên, do thầy Đặng Quốc Duy làm Bí thư], Ban Giám hiệu nhà trường [có 2 người, gồm thầy Đặng Quốc Duy giữ chức vụ Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Công Huyền giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng], Công đoàn, Đoàn thanh niên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có 22 người được biên chế thành 02 tổ bộ môn [tổ Khoa học tự nhiên do thầy Lê Đình Quyền làm Tổ trưởng, tổ Khoa học xã hội do thầy Lê Đình Hùng làm Tổ trưởng] và 01 Tổ Hành Chính do đồng chí Nguyễn Thị Hương – Kế toán làm Tổ trưởng. Tập thể sư phạm nhà trường tuy còn ít ỏi nhưng đủ mạnh về trí lực, tâm huyết, tinh thần say mê cống hiến. Đây là những người đầu tiên, khai sinh và đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục của trường.

Những cán bộ, giáo viên đầu tiên về trường [Trong ảnh: từ phải sang: thầy Đặng Quốc Duy - Hiệu trưởng, cô Từ Thị Hải Hà - giáo viên và thầy Nguyễn Công Huyền - Phó Hiệu trưởng] [Ảnh tư liệu]

Ngày khai giảng đầu tiên được chọn là ngày 12/9/2001 - ngày Xô viết Nghệ Tĩnh. Lễ khai giảng diễn ra thật cảm động, có mặt đầy đủ học sinh 9 lớp 10 với 450 em, 09 cán bộ, giáo viên, đông đủ phụ huynh, sự có mặt của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Thạch Hà, đại diện Sở giáo dục Hà Tĩnh, đặc biệt còn có cả những người dân tuy chưa có con em học ở trường cũng đến dự lễ khai giảng chung vui với trường.

Tập thể sư phạm nhà trường năm học 2001 - 2002 [Ảnh tư liệu]

Sau ngày khai giảng, cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường lại tiếp tục vừa dạy học vừa lao động xây dựng trường lớp. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân, cơ sở vật chất nhà trường không ngừng được tăng cường, đầu tư mở rộng. Đầu năm 2002, nhà hiệu bộ và 1 dãy nhà học 26 phòng với 2 phòng chờ chính thức được khởi công xây dựng. Tiếp đó, thư viện nhà trường, phòng học, phòng chức năng tiếp tục được xây dựng và đưa vào sử dụng.

Năm học đầu tiên đi qua với những kết quả bước đầu vững chắc. Giáo viên đầy nhiệt tình tâm huyết, giảng dạy chuyên cần, nghiêm túc, học sinh chăm ngoan, cầu học. Tỉ lệ học sinh đạo đức tốt và học lực khá, giỏi đạt tỉ lệ cao. Đặc biệt, tại kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2001 – 2002, nhà trường đã có 8 em đạt danh hiệu học sinh tỉnh. 

Năm 2004, lứa học sinh đầu tiên niên khoá 2003 – 2004 ra trường với 95 % em tốt nghiệp, trong đó có hơn 51 em thi đỗ đại học [chiếm tỉ lệ 12%]. Nhiều em có kết quả học tập xuất sắc, được kết nạp Đảng tại trường như Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Anh, Nguyễn Đức Hoàng, Trần Ngọc Thiết, … và em Phan Thị Anh đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm học 2003 – 2004. 

Từ 9 lớp với 450 học sinh của buổi ban đầu, đến năm học 2004 – 2005, quy mô nhà trường được mở rộng lên 36 lớp với hơn 1700 học sinh, đội ngũ giáo viên cũng đông đảo dần lên.

 Một số chỉ số giáo dục của nhà trường giai đoạn 2001 - 2005

                                                             [Đơn vị: Học sinh]

[Nguồn: Tư liệu 10 năm thành lập trường]

Có thể khẳng định, giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn nhiều khó khăn, gian khổ của những ngày đầu thành lập. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp chính quyền, đặc biệt là là chính quyền và nhân dân xã Thạch Châu, thầy và trò nhà trường đã từng bước ổn định được hoạt động dạy học. Chất lượng giáo dục bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ giáo viên được đảm bảo về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất, cảnh quan trường học từng bước được cải thiện, bộ mặt nhà trường khang trang, sạch, đẹp. Những kết quả đó đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển ổn định và ngày càng đi lên của những năm tiếp theo.

3. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010

Từ năm học 2005 – 2006, trường tiếp tục vững bước tiến vào giai đoạn mới. Giai đoạn này ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, thực hiện các cuộc vận động lớn trong toàn ngành: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động: “Hai không” [nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục]; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới công tác quản lý và tài chính, xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu của giáo dục thời kỳ mới.

Lễ Khai giảng năm học 2009 - 2010 [Ảnh tư liệu]

Năm học 2005 – 2006 nhà trường tiếp tục tuyển thêm 561 học sinh, quy mô nhà trường được nâng lên thành 38 lớp. Cũng trong năm học này, nhà trường đã đưa vào sử dụng dãy nhà học số 2 với 12 phòng học, nâng tổng số phòng học cao tầng của nhà trường lên 38 phòng. Từ năm học 2006 – 2007, nhà trường chuyển sang học 1 ca vào buổi sáng, các buổi chiều tập trung cho việc nâng cao chất lượng mũi nhọn và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Việc dạy khối, dạy phụ đạo theo nguyện vọng của phụ huynh và học sinh được đáp ứng.

Dãy nhà học cao tầng [Ảnh tư liệu]

Năm 2006, thầy Nguyễn Xuân Ninh – Phó Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh được phân công về làm Phó Hiệu trưởng nhà trường. Từ thời điểm này, Ban Giám hiệu đã bảo đảm cơ cấu số lượng theo quy định. Chất lượng đội ngũ ngày càng được khẳng định, nhiều giáo viên nhà trường đã nỗ lực phấn đấu gặt hái được nhiều kết quả xuất sắc, được các cấp các ngành ghi nhận như cô giáo Thái Thị Thanh Huyền [môn Ngữ văn], thầy Phan Quang Tấn [môn Toán], ...

Học sinh tham gia thi đấu bóng chuyền [Ảnh tư liệu]

Điểm nổi bật nhất góp phần tạo dựng nên thương hiệu và uy tín của nhà trường trong thời kì này là các kết quả về chất lượng mũi nhọn. Hằng năm, số lượng học sinh giỏi của nhà trường đều ở vị trí tốp đầu của tỉnh, có nhiều năm xếp ở vị trí thứ 3, thứ 4 thậm chí có năm chỉ xếp sau trường Chuyên tỉnh. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và đậu vào đại học, cao đẳng hằng năm luôn duy trì ở mức cao, năm thấp nhất là 29,2%, năm cao [2008] có 255 em, bằng 40,3% số học sinh khối 12, thường xếp thứ 8 - 9 trong 46 trường THPT toàn tỉnh. Đặc biệt, năm học 2005 – 2006 có 96 em đậu Đại học, trong đó có 5 em đỗ vào đại học đạt điểm từ 26 – 30 điểm, riêng em Phạm Ngọc Thắng đậu thủ khoa trường Kinh tế Quốc dân với điểm tuyệt đối 30/30, được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Từ năm học 2008 – 2009 nhà trường có nhiều biến động về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên. Đầu năm 2008, thầy giáo Đặng Quốc Duy được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh điều động về công tác tại trường THPT Lý Tự Trọng, giữ chức vụ Hiệu trưởng. Thầy Nguyễn Công Huyền – Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách nhà trường. Tháng 11/2008, Thầy Nguyễn Công Huyền được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng. Đến tháng 6/2009, thầy Nguyễn Xuân Ninh – Phó Hiệu trưởng được điều động về làm Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt Đức. Cũng trong năm 2009, trường THPT Thành Sen ở thành phố Hà Tĩnh được thành lập, nhiều giáo viên quê thành phố xin chuyển về trường mới. Tháng 11/2009, thầy giáo Lê Ngọc Hà được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng.  

Học sinh nhà trường trong một hoạt động ngoại khóa [Ảnh tư liệu]

Nhìn chung, tuy có nhiều biến động về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên, nhưng giai đoạn này tiếp tục chứng kiến những bước phát triển vững chắc của nhà trường. Kết quả giáo dục đại trà tiếp tục được duy trì, chất lượng mũi nhọn tiếp tục khẳng định vị trí tốp đầu trong toàn tỉnh. Chi bộ nhà trường đã khẳng định và phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện nhà trường. Các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên tiếp tục phát huy được vai trò, trách nhiệm cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.

4. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015

Trong 5 năm từ 2011 đến 2015 nhà trường luôn duy trì quy mô trường hạng I với số học sinh dao động từ 1400 đến 1800, quy mô từ 34 – 37 lớp. Chất lượng đầu vào của học sinh khá cao, hàng năm điểm tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường thuộc tốp các trường có điểm chuẩn cao trong tỉnh.

TTNăm họcSố lớpSố HSSố  CB, GV, NV
TSNữGHGVNV
12010-201137170991493835
22011-201236161292603836
32012-201336158992563836
42013-201435149494543856
52014-201534138793533846

Quy mô học sinh và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, giai đoạn 2010 - 2015

 Về tổ chức bộ máy, Ban Giám hiệu nhà trường gồm có 3 người, thầy giáo Nguyễn Công Huyền – Hiệu trưởng, hai Phó Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Duy Ngọc và thầy Lê Ngọc Hà. Tháng 5/2011 thầy giáo Nguyễn Duy Ngọc – Phó Hiệu trưởng được điều động về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh công tác, tháng 6/2012 thầy giáo Phan Quang Tấn được điều từ trường THPT Chuyên Hà Tĩnh trở lại trường giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng. 

Ban Giám hiệu nhà trường nhận hoa chúc mừng 

nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường [Ảnh tư liệu]

Đội ngũ giáo viên ổn định với số lượng từ 91 – 94 người, hầu hết còn trẻ, có phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, nỗ lực vượt khó vươn lên, có thế mạnh về dạy bồi dưỡng sinh giỏi, dạy ôn thi đại học, cao đẳng. Công tác chăm lo, phát triển đội ngũ tiếp tục được nhà trường hết sức coi trọng. Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cứu để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được giáo viên nhà trường quan tâm. Từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, nhà trường đã có 14 sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học ngành công nhận.

Năm họcTổng
số giải
Giải nhấtGiải nhìGiải baGiải
Khuyến khích
Tỉ lệ
đạt giải
Xếp thứ tự trong tỉnh
2009 - 2010 49516181054,443
2010 - 2011 6229361568,884
2011 - 2012 6337272671,56Không xếp
2012 - 2013 76316263174,50Không xếp
2013 - 201462110222979,48Không xếp
Kỳ I 
2014 - 2015
16135761,54Không xếp

Kết quả học sinh giỏi của nhà trường, giai đoạn 2009 - 2015

Chất lượng mũi nhọn tiếp tục được duy trì và đạt ở mức cao với số lượng học sinh giỏi tỉnh, học sinh đậu vào các trường đại học tăng. Trong giai đoạn này, nhà trường đã có 335 giải học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa, tỉ lệ đạt giải hàng năm đều ở mức cao, nằm trong nhóm các trường dẫn đầu toàn tỉnh. Đặc biệt, năm học 2014 – 2015, em Trần Thị Tuyết Mai học sinh lớp 12A1 đã đạt giải Ba học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp luôn xếp ở tốp các trường dẫn đầu trong toàn tỉnh. Số học sinh có điểm thi đại học 3 môn đạt 27 điểm từ năm 2011 đến 2015 có 18 em.  

Dạ hội văn nghệ chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập trường 

Nhà trường tiếp tục được nhà nước đầu tư xây dựng dãy phòng bộ môn nên cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đầy đủ và quy hoạch hợp lí. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể sư phạm nhà trường, sự đồng hành của các cấp chính quyền và phụ huynh học sinh, ngày 28/6/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2096/QĐ-UBND công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 – 2021.

5. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Ở tuổi 15, tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó đã kết tinh thành truyền thống của trường. Trước những biến chuyển mạnh mẽ của ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhà trường đã có nhiều bước phát triển mới.

Tập thể sư phạm nhà trường năm học 2020 - 2021 [Ảnh tư liệu]

Trong giai đoạn này cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường có nhiều điều chỉnh về nhân sự: năm 2015, thầy Lê Thái Phi được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Công Huyền chuyển về công tác tại Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm và giáo dục thường xuyên tỉnh; đến năm 2018, thầy Phan Quang Tấn được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Lý Tự Trọng, thầy Lê Viết Lượng và thầy Trần Đình Dương được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng. Đến thời điểm này, Ban Giám hiệu nhà trường đủ về số lượng và cơ cấu. Số lượng giáo viên, nhân viên duy trì ở mức từ 90 đến 93 người. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường từng bước được trẻ hóa và tiếp tục có những bước trưởng thành về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 19 người có trình độ Thạc sỹ. Cùng với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được giáo viên nhà trường tích cực triển khai và gặt hái được nhiều kết quả xuất sắc. Từ năm 2015 đến nay nhà trường có 8 giáo viên được công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có 42 sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học ngành công nhận.

Lễ tổng kết năm học 2015 - 2016 [Ảnh tư liệu]

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ giáo viên nhà trường cũng tích cực tham gia các cuộc thi do các cấp các ngành tổ chức và thu được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Liên tục từ năm học 2018 – 2019 đến nay nhà trường luôn có giáo viên tham gia và đạt giải cao tại cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, trong đó có 01 giải Nhì của cô giáo Nguyễn Thị Diệu, 2 giải Ba của cô giáo Trần Thị Thành Lê và cô giáo Trương Thị Thành. Cũng từ trong các phong trào thi đua sáng tạo, đã nổi lên nhiều tấm gương xuất sắc được Hội dồng thi đua khen thưởng các cấp ghi nhận. Cụ thể, trong hơn 5 năm qua đã có 85 lượt giáo viên được công nhận chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 20 cán bộ, giáo viên được Giám đốc Sở tặng giấy khen; 01 đồng chí được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 đồng chí được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh. Đặc biệt, năm 2020, thầy giáo Phan Bá Tân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thầy giáo Phan Bá Tân được Tỉnh ủy Hà Tĩnh vinh danh điển hình 

trong "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" [Ảnh tư liệu]

Quy mô giáo dục của nhà trường giai đoạn này tiếp tục được giữ vững ổn định từ 34 đến 36 lớp. Năm học 2015 – 2016, trường có 34 lớp với 1347 học sinh; năm học 2016 – 2017, trường có 35 lớp với 1359 học sinh và đến năm học 2021 – 2022 trường có 36 lớp với 1389 học sinh. Với quy mô giáo dục này, trường tiếp tục là trường có số học sinh đông, chất lượng văn hóa và đạo đức đạt kết quả cao. Điểm tuyển sinh đầu vào luôn xếp tốp đầu toàn tỉnh. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều khởi sắc, chất lượng đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn tiếp tục được duy trì. Từ năm học 2015 đến nay tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp luôn đạt trên 99%, số lượng học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa đạt 254 giải, thể dục thể thao đạt 54 giải cấp tỉnh và 3 giải Quốc gia [2 Huy chương Vàng đồng đội chạy tiếp sức, 01 Huy chương Đồng chạy 400 m trong năm học 2019 – 2020]. Hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các cuộc thi do các cấp, các ngành tổ chức cũng thu hút sự tham gia tích cực và có hiệu quả của học sinh nhà trường. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh hàng năm nhà trường luôn có từ 2 đến 3 sản phẩm tham gia và đạt giải. Từ năm học 2018 – 2019 nhà trường luôn có nhiều học sinh đạt giải tại cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”  cấp Quốc gia, trong đó có 1 giải Nhì, 3 giải Ba và nhiều giải Khuyến khích.

Học sinh nhà trường tại lễ tuyên dương Học sinh giỏi quốc gia 

năm học 2019 - 2020 [Ảnh tư liệu]

  Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống được nhà trường triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu phát huy hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp tâm lí lứa tuổi, sự hình thành của các Câu lạc bộ theo sở thích trở thành nét riêng độc đáo trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đến nay, nhà trường đã có 7 câu lạc bộ theo sở thích của học sinh hoạt động theo mô hình tự chủ. Tiêu biểu trong đó là hoạt động của câu lạc bộ thiện nguyện và môi trường Lá Lành. Với những dự án hoạt động sáng tạo, có ý nghĩa nhân văn cao như “Đông ấm miền ngược”, “Trung thu cho em”, “Nói lời cảm ơn”,… Câu lạc bộ Lá Lành đã được vinh danh là 1 trong 20 câu lạc bộ tiêu biểu toàn quốc, được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và các Cấp ủy Đảng khen thưởng, ghi nhận.

Câu lạc bộ Lá lành tặng quà cho trẻ em đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre, Hương Khê 

                                                                  [Ảnh tư liệu]

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động đổi mới quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh được triển khai đồng bộ, có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thông qua việc sử dụng các ứng dụng quản lí điểm, nhân sự, hồ sơ, … trên nền tảng internet nhờ đó đã có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính và điều hành, quản lí. Công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai với những bước đi vững chắc, thiết thực và hiệu quả. Trong 6 năm qua, nhà trường đã được các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và huy động được nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. Cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường được giữ gìn xanh - sạch - đẹp, an toàn. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ được phát huy, các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà trường. Việc quản lý của Ban giám hiệu được đổi mới, tinh gọn và hiệu quả. Nhà trường đã thực hiện dân chủ công khai các hoạt động của trường, động viên kịp thời cán bộ, giáo viên, học sinh.

Các thế hệ học sinh cũ luôn có các hoạt động hướng về nhà trường. Hình ảnh chương trình "Mai Thúc Loan ơi, chúng tôi đã về!" 

và Cựu học sinh khóa 1 tặng cây cảnh cho nhà trường [Ảnh tư liệu]

Với những kết quả nỗ lực và phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, liên tục từ năm học 2015 – 2016 đến nay nhà trường đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, được Giám đốc Sở tặng Giấy khen. Đặc biệt, năm học 2020 – 2021, tập thể nhà trường đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen, Sở giáo dục xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Toàn cảnh Lễ Khai giảng năm học 2020 - 2021 [Ảnh tư liệu]

Kỷ niệm 20 năm thành lập trường, trước hết để tôn vinh những giá trị, những thành quả giáo dục của trường THPT Mai Thúc Loan đã đạt được làm nên truyền thống vẻ vang của trường. Công đầu là của các thế hệ thầy cô giáo, học sinh, nhân dân, của lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, của ngành giáo dục. Đây cũng là dịp để hội tụ những giá trị tình cảm cao quý thầy trò, bè bạn, đồng chí đồng nghiệp, thắp lên niềm tự hào cho thế hệ học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường hôm nay, chắp cánh những ước mơ và niềm tin vào sự phát triển càng ngày càng rực rỡ của trường THPT Mai Thúc Loan cho hôm nay và mai sau.

                                                                                  Tin bài. Ban truyền thông.

Video liên quan

Chủ Đề