Tuyến mồ hôi mèo tập trung ở đâu

Một trong những cách khử mùi hôi chó mèo đơn giản, hiệu quả chính là làm sạch lông và chải lông chúng mỗi ngày. Đặc biệt với những giống chó mèo lông dài, những đám lông bị rối “bùi nhùi” sẽ khiến tuyến mồ hôi không thoát ra được. Mồ hôi đọng lại, tích tụ dần trên đám lông, khiến các nút thắt càng rối chặt hơn và tạo ra mùi hôi khó chịu.

Vì thế, bạn nên mua loại lược răng thưa dùng để gỡ rối lông. Sau đó, dùng lược răng khít để chải chuốt kỹ lưỡng giúp lông chó, mèo vào nếp và mềm mại.

Chải lông thường xuyên vẫn chưa đủ để khử mùi hôi chó, mèo triệt để. Chính vì vậy, cách khử mùi hôi cho chó mèo tốt nhất là lên kế hoạch tắm rửa cho chúng. Bạn nên tắm rửa cho chúng 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần. 

Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm sữa tắm khử mùi hôi cho chó mèo để tăng hiệu quả khử sạch mùi hôi, làm mượt lông và tạo mùi hương thơm tho.

  • Xả nước mát làm ướt đều lông chó, mèo.

  • Hòa chút nước cốt chanh vào sữa tắm. Đặt chó, mèo vào chậu và thoa đều hỗn hợp này lên khắp thân mình chúng. Tinh dầu từ chanh sẽ giúp khử mùi hôi tốt hơn và giúp thú cưng của bạn thơm lâu hơn.

  • Xả nước sao cho sạch xà phòng sữa tắm.

  • Sau khi xả sạch, bồng bế chó, mèo ra ngoài và dùng khăn sạch lau khô. Lưu ý, bạn không được để lông chó, mèo bị ướt, sẽ khiến thú cưng dễ bị cảm và nấm da.

Một trong những bệnh thường gặp ở chó, mèo là nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn, khiến tai chó, mèo có mùi hôi. Do vậy, bạn cần lưu ý vệ sinh tai cho chó, mèo theo các bước sau.

  • Dùng khăn mỏng thấm nước lau sơ qua. 

  • Tiếp đến, thấm một ít dung dịch rửa tai để vệ sinh thật kĩ chất bẩn.

  • Cuối cùng lau lại lần nữa với nước sạch.

Nếu bạn đã thực hiện vệ sinh tai cho chó mèo thường xuyên mà mùi hôi vẫn xuất hiện, thì thú cưng đã nhiễm nấm, vi khuẩn rồi đấy. Trong trường hợp này, hãy dẫn chó mèo đến gặp bác sĩ thú y để được tư vấn sử dụng loại thuốc thoa tai cho đúng nhé.

Bên cạnh các cách khử mùi hôi trên, bạn cũng nên tập cho chú chó, mèo của mình thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Hoặc bạn hãy thiết kế riêng cho thú cưng của một khu vực chuồng, nơi sinh hoạt ăn uống nhất định và khoa học.

Khi học được cách đi vệ sinh đúng chỗ, chó mèo sẽ không tè “bậy” khắp nơi và hạn chế mùi hôi xuất hiện trong nhà. Mặt khác, bạn cũng đỡ bực dọc và mệt mỏi vì đi dọn các “bãi chiến trường” mà các em ấy để lại.

Thường ngày, lông chó, mèo dễ bị rụng và vương vãi trên nền nhà, sofa, thảm trải sàn... Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu cho ngôi nhà của bạn. 

Bạn có thể dùng máy hút bụi, hoặc chổi quét nhà để loại bỏ lông chó trên sàn nhà và sofa nhanh hơn. Tuy nhiên, chỉ loại bỏ đám lông vẫn chưa thể khử được mùi hôi nước tiểu vẫn còn dính trên sàn. Lúc này, bạn hòa ít nước lau sàn vào nước và thực hiện lau chùi thường xuyên để loại bỏ sạch vết bẩn và tạo mùi hương thơm tho.

Công dụng của baking soda trong tẩy rửa kết hợp cùng bột giặt sẽ giúp làm sạch và khử mùi hôi nước tiểu triệt để trên sàn.

  • Rắc baking soda hoặc ít bột giặt lên sàn nhà, đặc biệt những nơi chú chó của bạn thường đến. 

  • Sau đó để khoảng 30 phút rồi dùng máy hút bụi hút sạch phần baking soda và bột giặt đó. 

  • Cuối cùng là lau lại với nước sạch, hoặc dùng thêm nước lau nhà chất lượng để khử sạch mùi hôi chó. 

Công dụng của chanh trong tẩy rửa mùi hôi có lẽ không còn quá xa lạ với bất kỳ chị em nội trợ nào. Tinh dầu trong chanh sẽ giúp át mùi hôi, tẩy ố vàng và mang lại hương thơm tinh khiết, sảng khoái. Cách khử mùi hôi chó, mèo trên sàn như sau:

  • Pha hỗn hợp nước cốt chanh và nước lọc pha theo tỉ lệ 1:2. Nếu không có chanh, bạn có thể thay thế bằng giấm ăn cũng được. Tuy nhiên nếu dùng giấm thì bạn nên pha với nước ấm. 

  • Dùng giẻ lau lần một phần nước tiểu của chó, mèo với nước sạch

  • Xịt dung dịch vừa tạo lên vị trí nước tiểu vừa được lau [có thể thêm một vài giọt nước rửa chén lên để tăng hiệu quả]

  • Lau sạch hỗn hợp trên với nước sạch.

Cách khử mùi hôi này không chỉ giúp làm sạch mùi hôi nước tiểu của chó, mèo mà còn giúp sàn không bị ố, sạch vết bẩn nhanh chóng.

Thảm trải sàn lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu và ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Đặc biệt, nếu bạn nuôi chó thì thảm trải sàn chính là nơi mà chú cún sẽ ưa thích nằm nhất. Do đó, mùi hôi của chó sẽ bám dính trên thảm rất lâu. Để khử mùi hôi chó triệt để, bạn cần giặt thảm 3 ngày hoặc 1 tuần giặt một lần để đảm bảo vệ sinh. Giặt thảm trải sàn vừa khử sạch mùi hôi chó vừa có thể giúp không gian sống của bạn không ẩn chứa những vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thú cưng như chó mèo là một trong những loài động vật được nhiều gia đình yêu thích. Và việc nuôi thú cưng cùng kèm theo những phiền toái như không gian nhà có mùi hôi, lông trên sàn nhà & sofa,... Để khắc phục tình trạng này, nhiều thương hiệu về chăm sóc thú cưng đã cho ra đời những loại xịt khử mùi hôi hiệu quả. 

Sản phẩm với nhiều mùi hương đa dạng, bạn chỉ cần mua về và xịt trực tiếp lên cún cũng như các khu vực xung quanh nơi cún ở trong nhà bạn. Xịt khử mùi hôi chó sẽ giúp loại bỏ mùi hôi nhanh chóng, đơn giản và không tốn nhiều thời gian của bạn. 

Tính dầu là một trong những sản phẩm không chỉ giúp không gian nhà bạn trở nên thơm mát mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hiện nay cũng có khá nhiều loại tinh dầu dành riêng cho thú cưng của bạn. Theo nghiên cứu, sử dụng tinh dầu không chỉ khử mùi hiệu quả mà còn có nhiều lợi ích như giúp thú cưng nhà bạn cảm thấy dễ ngủ, thư giãn,...Ngoài ra, tinh dầu còn làm xua đuổi bọ chét, chấy rận trên cơ thể thú cưng, hạn chế mùi hôi chó mèo hiệu quả. 

Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần và mùi hương cũng như tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ thú y để xem loại tinh dầu nào phù hợp với thú cưng nhà bạn. 

Máy khử mùi hôi chó mèo được hoạt động trên cơ chế thông minh. Chắc hẳn những gia đình thường xuyên nuôi chó mèo thì không thể nào không biết đến thiết bị này. Máy có chế độ cảm biến tự động sẽ nhận biết khi chó mèo đến gần. Lúc này máy sẽ tự động kích hoạt, làm sạch các mùi hôi trong không khí, đặc biệt là khu vực gần chó mèo. 

Hiện nay có một số loại máy khử mùi chó mèo như: Máy khử mùi phân và nước tiểu cho mèo tự động Xiaomi Eco Chain, máy khử mùi chó mèo Petkit Pura Air,...

Việc vệ sinh tắm rửa hằng ngày cho chó mỗi ngày vẫn không khiến mùi hôi của loại thú cưng này được loại bỏ triệt để. Chính vì thế mà hiện nay có nhiều người thường áp dụng phương pháp cắt tuyến mồ hôi chó. Vậy tuyến mồ hôi chó nằm ở đâu? Câu trả lời là tuyến mồ hôi của chó sẽ nằm ngay hậu môn.

Thông thường nhiều người sẽ chọn cách cắt tuyến mồ hôi ở chó và thao tác này cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay bóp nhẹ ở phần dưới hậu môn của chú chó tương tự như cách bạn nặn mụn. Lúc nào tuyến nhờn cũng như tuyến mồ hôi sẽ chảy ra theo lỗ hậu môn. Tuy nhiên, khi thực hiện vắt bạn cần có ít nhất hai người để thực hiện dễ dàng hơn, tránh việc chó bị hoảng sợ, bỏ chạy. Sau khi cắt tuyến mồ hôi cho chó xong thì bạn cần vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho chó để tránh làm viêm nhiễm. 

Đối với những trường hợp bạn muốn cắt tuyến mồ hôi cho chó triệt để thì hãy đưa chú chó nhà bạn đến bác sĩ thú y để được tư vấn và thực hiện theo phương pháp khoa học, an toàn nhất nhé. 

Ngoài ra, đồ nội thất như bàn ghế, sofa cũng là nơi mà chú chó, mèo của bạn sẽ thường xuyên nằm. Do đó, hãy vệ sinh thường xuyên để tạo không gian không còn mùi hôi chó. mèo. Cách thực hiện như sau:

  • Đối với bàn ghế gỗ: Bạn cho nước ấm và và giọt xà phòng vào trong xô, sau đó tạo bọt. Tiếp đến bạn dùng một bàn chải để làm sạch bàn ghế gỗ. Chú ý chà nhẹ và đều trên khắp mặt của đồ nội thất. Sau đó, dùng vải ẩm để lau lại rồi để khô tự nhiên. 

  • Vệ sinh ghế sofa da và vải: Bạn pha giấm với nước theo tỉ lệ bằng nhau. Rồi lấy một miếng vải ngâm vào trong dung dịch đó, sau đó vắt nước, sao cho vải chỉ còn ẩm ướt. Tiếp đến, thực hiện lau lên bề mặt sofa để mùi hôi của chó được khử sạch.

Trên đây là những cách khử mùi hôi chó dễ thực hiện và hiệu quả nhất, bạn có thể áp dụng nếu bạn đang nuôi cho mình một chú cún nhé. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để cập nhật thêm những thông tin chăm sóc nhà cửa hữu ích ngay hôm nay!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 28 tháng 7 năm 2021

Chó và mèo

Chó giải nhiệt bằng cách thở gấp. Ảnh:The Dogington Post.

"Mọi cách giải nhiệt ở động vật có vú đều thông qua việc chuyển nước từ dạng chất lỏng thành dạng hơi để giải tỏa nhiệt năng trong quá trình đó", Yana Kamberov, giáo sư di truyền học Khoa Y học Perelman, Đại học Pennsylvania nói vớiScience Friday.

Chó và mèo làm nước bốc hơi nhờ sự đối lưu nhiệt khi chúng thở gấp, qua đó làm mát cơ thể. Chúng cũng đổ mồ hôi, nhưng khác với con người, mồ hôi không giúp chúng bớt nóng. Với phần lớn động vật có vú, các tuyến mồ hôi chỉ tập trung vào một nơi nhất định.

Phần đệm dày dưới bàn chân mèo chính là đệm mồ hôi. Đệm mồ hôi của mèo không phải để giải nhiệt mà là tạo lực bám, tương tự như khi ta dùng bàn tay khô chạm vào đồ vật thì sẽ thấy trơn trượt hơn tay ẩm.

Ngựa

Ngựa đổ mồ hôiđể làm mát cơ thể khi chạy. Ảnh:FeedXL.

Cách giải nhiệt chính của ngựa cũng là thở gấp. Nhưng không giống chó mèo, ngựa còn làm mát cơ thể nhờ mồ hôi. Tuyến mồ hôi của chúng khác với con người. "Nhiều loài vật thường xuyên chạy cũng có tuyến mồ hôi dạng này. Đó là các tuyến đầu tiết và gắn với lông trên mình ngựa", Kamberov giải thích.

Khi đổ mồ hôi, ngựa không chỉ tiết ra muối và nước. Chúng tiết ra một hỗn hợp gồm nước, lipid, chất béo và protein. Ngựa chạy rất nhiều và việc thở gấp không hiệu quả khi chúng đang đạt tốc độ tối đa. Lúc này, chúng làm mát cơ thể bằng cách đổ mồ hôi.

Khác với con người, ngựa có lớp da dày và chống thấm nước, làm cản trở mồ hôi bay hơi. Để giải quyết vấn đề này, chúng tạo ra loại mồ hôi giàu protein có thể làm ướt lông, giúp mồ hôi dễ bay hơi hơn.

Thằn lằn sa mạc

Thằn lằn há miệng để giúp cơ thể bớt nóng. Ảnh:The Lizard Log.

"Những loài máu lạnh có rất nhiều đặc tính giúp làm mát", Rory Telemeco, nhà nghiên cứu tại Đại học Auburn cho biết. Một trong những đặc tính quan trọng các loài bò sát đạt được khi tiến hóa là lớp da dày dạng vảy, giúp chúng giữ nước.

Động vật máu lạnh cũng phải xoay xở một chút khi muốn giải nhiệt. Thằn lằn sa mạc có thể há miệng để sự bay hơi diễn ra trên màng ướt. Chúng còn một phương pháp cơ bản khác là di chuyển qua lại giữa nơi nóng và nơi mát. Không chỉ thằn lằn, hành vi này cũng phổ biến ở nhiều loài vật khác.

Phương pháp này thường đượcsử dụng khi động vật không có cơ chế để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể mà thay vào đó phải điều chỉnh hành vi để chống lại sự chênh lệch nhiệt độ.

Bươm bướm

Bươm bướm điều chỉnh nhiệt độ bằng hành vi. Ảnh:Flickr.

Giống loài bò sát, bướm cũng điều chỉnh nhiệt độ bằng hành vi. Vào những ngày nắng nóng, chúng sẽ di chuyển vào bóng râm làm mát, sau đó lại bay ra ngoài. Chúng cũng có thể tự làm mát trong lúc bay vì sự đối lưu nhiệt xảy ra khi vỗ cánh.

Côn trùng chịu nhiệt rất tốt, nhưng chúng cũng bị ảnh hưởng nếu quá nóng. "Đầu tiên chúng gần như rơi vào trạng thái lờ đờ. Chúng sẽ bị căng trương lực nếu tiếp tục giữ mức nhiệt như vậy. Sau đó, côn trùng có thể phục hồi lại khi nhiệt độ giảm. Nhưng nếu tăng lên một độ hoặc hơn thì chúng sẽ chết", Telemeco giải thích.

Con người

Con người đổ mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể. Ảnh:YouTube.

Tinh tinh, loài vật rất gần với con người, giải nhiệt bằng cách thở gấp. Tuy nhiên, con người lại giải nhiệt chủ yếu nhờ đổ mồ hôi. Ngoài việc mũi người không đủ dài để làm mát bằng đối lưu nhiệt thông qua hoạt động thở gấp, còn có hai giả thuyết khác về hoạt động đổ mồ hôi.

"Thứ nhất, nó cho phép chúng ta đến những nơi không có thú dữ. Nếu làm mát cơ thể bằng cách đổ mồ hôi, bạn có thể ra ngoài vào những thời điểm nóng nhất trong ngày, khi phần lớn thú dữ phải ẩn mình tránh cái nóng", Kamberov nói. Con người có thể chịu nóng trong thời gian dài vì chúng ta liên tục đổ mồ hôi để giảm nhiệt.

Giả thuyết thứ hai liên quan đến thời điểm hai triệu năm trước, khi con người bắt đầu tiến hóa thành những "vận động viên chạy bền". Hoạt động chạy tạo ra sức nóng khủng khiếp cho cơ thể và những lúc đó, việc đổ mồ hôi hiệu quả hơn nhiều so với thở gấp.

Tuy nhiên, các tuyến mồ hôi ở bàn tay và bàn chân con người thì khác, Kamberov giải thích.Đây là một đặc điểm di truyền từ tổ tiên loài người và chúng không hề giốngnhững tuyến mồ hôi giải nhiệt còn lại.

Thu Thảo

Video liên quan

Chủ Đề