Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp xã hội, động viên người dân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

TTXVN- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng văn hóa. Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hằng năm là “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”.

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Năm 2014, quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Ngày 1/12/1999, Khu di tích Mỹ Sơn (Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt / TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới. Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Ngày 2/12/2000, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005, năm 2008 được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Năm 2023, Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021. (Ảnh: Trần Lê Lâm/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Hội kéo chữ là một nét đẹp trong Lễ hội Phủ Dầy, phản ánh phong tục tập quán, thể hiện sự đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn. Lễ hội Phủ Dầy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. (Ảnh: Công Luật/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Màn sử thi tái hiện cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại tại khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng (Hà Nội). Năm 2018, Lễ hội đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Thành Đạt / TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Hát ca trù, loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009. (Ảnh: Nhật Anh/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. (Ảnh: Quang Đán/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được UNESCO chính thức công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003. (Ảnh: Hồ Cầu/ TTXVN)

Tuyên truyền ngày di sản vaăn hóa việt nam 23-11 năm 2024

Đua bò Bảy Núi An Giang là lễ hội đậm nét văn hóa truyền thống gắn với lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 2016, Lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Công Mạo/ TTXVN)

Những quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”- lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng - đã khẳng định, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.