Tỷ lệ động viên của thuế trên gdp là gì năm 2024

Thứ Ba, 15:25, 31/10/2017

VOV.VN - Thu nhập bình quân chỉ ở mức trung bình của khu vực nhưng mỗi người dân Việt Nam phải gánh thuế và phí trên GDP gấp 1,4-3 lần so các nước khác.

Ngày 31/10, thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Quốc hội Lê Minh Chuẩn (đoàn Quảng Ninh) đề cập đến vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao, trong đó thu ngân sách tiếp tục giảm.

Tỷ lệ động viên của thuế trên gdp là gì năm 2024
Dù tăng thu tối đa song thu ngân sách chưa đạt mục tiêu (Ảnh minh họa: KT)

Ông Chuẩn cho rằng, việc ngân sách trung ương năm 2017 có khả năng hụt thu là điều rất đáng quan tâm. Thực trạng thu không đủ chi nên đã tính đến giải pháp tăng thu thông qua tăng mức thuế và phí cao. Điều này lại dẫn đến làm hạn chế việc đầu tư phát triển và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng

Đại biểu Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nêu thực tế: Có những lĩnh vực doanh nghiệp đã phải chịu từ 12 - 15 loại thuế và phí, dẫn đến giảm sự đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Theo ông Chuẩn, Việt Nam là 1 trong những nước có nguồn thu từ người dân tính trên tổng thu nhập của xã hội là rất cao so với các nước cùng có mức thu nhập và trình độ phát triển. Nếu tính tỷ lệ thu ngân sách/GDP thì Việt Nam đang đứng ở thứ 3, sau Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực (Theo tổ chức kinh tế thế giới WTO, tháng 4/2017).

Ông Chuẩn dẫn chứng số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho hay, tỷ lệ huy động thuế, phí của Việt Nam hiện nay ở mức bình quân khoảng 20%, cao hơn so với Thái Lan là 16,1%, Philippines 13,5%, Indonesia 12,4% và Malaysia 14,3%.

Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách 9 tháng năm 2017 mới đạt 69,5% dự toán, trong đó thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 60,1% dự toán; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 66,3% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,1% dự toán. Hầu hết đều rất thấp so với cùng kỳ những năm trước.

So với thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của khu vực nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu khoản thuế và phí trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước khác. Tỷ lệ huy động thuế, phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới 39,4% lợi nhuận, tức là làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng. Như vậy, thực tế năm 2017 cho thấy đã áp dụng tối đa các giải pháp tận thu nhưng kết quả thu ngân sách vẫn giảm, không đủ chi, ông Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh.

Nuôi dưỡng nguồn thu

Từ những phân tích trên, ông Chuẩn khẳng định, dù đã tăng thu tối đa, với mức thuế và phí rất cao song kết quả thu ngân sách nhà nước không đạt được như mục tiêu và mong muốn đề ra.

Tỷ lệ động viên của thuế trên gdp là gì năm 2024
Đại biểu Quốc hội Lê Minh Chuẩn

Do đó, đại biểu này đề nghị xem xét lại chính sách thuế và phí đang hiện hành thay cho việc tận thu, hành thu doanh nghiệp sang dưỡng thu, nuôi dưỡng nguồn thu, làm mục tiêu quyết định cho sự ổn định và phát triển nguồn thu.

Bên cạnh đó, ông Chuẩn cho rằng, cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu, đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, phí, hải quan, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu ngân sách.

Ngoài ra, nuôi dưỡng nguồn thu càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do, nhiều hiệp định lớn bắt đầu vào giai đoạn thực thi và các quy định cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp nước ngoài, rất cần có trang bị các lá chắn về mặt pháp lý để tự bảo vệ mình, đủ tự tin bước vào môi trường cạnh tranh mới, ông Chuẩn nêu ý kiến./.

Bộ tài chính đưa ra đề xuất tăng thuế lên từ 10 đến 12%. LÝ DO là vì thuế của Việt Nam thấp hơn so với thế giới nên cần phải tăng. Một số người nói rằng tăng thuế cũng không ảnh hưởng đế người nghèo.

Thấy gì từ số liệu thu thuế của VN: TẬN THU và THAM NHŨNG.

Xem các bảng 1 và 2 để biết chi tiết. Qua các số liệu có thể có mấy nhận định

Tỷ lệ động viên của thuế trên gdp là gì năm 2024

Bảng 1 – Tỷ lệ thu thuế trên GDP (2013)

1.Tỷ lệ thu thuế của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Bảng 1 trích số liệu World Bank cho thấy:

  • Tỷ lệ thu thuế của VN là 19% trên GDP.
  • So với trung bình thế giới là 14.31%
  • Các nước kinh tế phát triển cao OECD là 15.2%,
  • Các nước thu nhập trung bình là 12.4%
  • Các nước thu nhập thấp là 12.3%
  • Các nước Châu Âu là 18.8%

Tỷ lệ động viên của thuế trên gdp là gì năm 2024

Bảng 2 – Thống kê thuế TNDN, TNCN, VAT, Xếp hạng tham nhũng, và tỷ lệ thu thuế trên GDP

2. 19% trên GDP là con số cao khủng khiếp. Bảng 2, cột 8, cho thấy tỷ lệ tận thu thuế của Việt Nam chỉ thua 2 nước Úc và Pháp (nhưng chắc chắn dịch vụ công và chất lượng sống ở 2 quốc gia này cao hơn chúng ta rất xa), còn lại cao hơn tất cả các nước khác trong bảng từ Mỹ, Nhật, Thụy sĩ, đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Cambodia.

3. Nói nôm na mỗi người dân đang đóng thuế bằng 1/5 thu nhập hàng năm.

4. Bảng 2, cho thấy mức thuế VAT/ Sales/ GST của 20 quốc gia, trong đó 9 quốc gia có biểu thuế dưới 10%, 5 quốc gia có biểu thuế 10%, 1 quốc gia thuế trên 10%, và 5 quốc gia còn lại có biểu thuế dao động từ dưới 10 đến trên 10% cho từng loại mặt hàng khác nhau. Trong các nước ASEAN, chỉ có Philipine có VAT là 12%, các nước khác đều 10 hay dưới 10%. Nên VAT hiện tại của VN 10% là mức cao chứ ko phải thấp như đang công bố.

5. Bảng 2, cột 7, xếp hạng mức độ tham nhũng của các quốc gia, Việt Nam xếp 113 chỉ trên Camdobia, và Bắc Hàn (đội bảng 176).

6. Với dữ liệu này có thể tạm kết luận: không có chuyện thuế của Việt Nam đang thấp, mà thực ra tổng thu thuế từ dân thuộc hàng cao nhất thế giới và mức độ tham nhũng cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới.

7. Thuế không thấp, vậy thử xem chất lượng sống của VN thế nào?

– Movehub.com: xếp VN thuộc nhóm 10 quốc gia có chất lượng sống thấp nhất. (Hình 3)

– USnews.com: xếp VN hạng 40/80 quốc gia về chất lượng sống.

PS 1. Lâu lâu nói chuyện số liệu cho vui, mà thấy hổng vui nổi. Mà giờ thấy không thể tin nổi các bác. Bác nói gì cũng phải kiểm tra cho kỹ. Toàn nói điêu.

PS 2. trích 1 câu comment của 1 bạn doanh nghiệp “Không chỉ đóng thuế, chúng em còn đóng CHO thuế nữa”

PS 3. Các số liệu trong bảng 1 lấy năm 2013 là năm cuối có số liệu cập nhật của VN trong data base của World Bank. Số liệu bảng 2 là số liệu 2016, ngoại trừ cột số 8 (2013, như bảng 1)

PS 4. Bài này là quan điểm riêng của người viết, dựa trên các nguồn dữ liệu có được. Bạn đọc cần cẩn trọng xem xét trước khi rút ra kết luận cho riêng mình.

PS 5. Số liệu của các nguồn khác nhau có thể khá khác nhau, do cách tính và định nghĩa. Số liệu về Tổng số thu thuế trên GDP có sự khác biệt giữa các nguồn World Bank, Wiki, và CIA. Tuy nhiên sau khi cân nhắc mình vẫn chọn World Bank. Lý do: Wiki thu thập số liệu từ nguồn thứ ba nên kém tin cậy hơn World Bank. CIA không thực sự trùng khái niệm Tax revenue mà là Taxes and other Revenues. Để đảm bảo tính khách quan mình vẫn dẫn các nguồn đó ở đây.

PS 6. (edit 21/8/2017): đã tìm ra lý do tại sao có sự khác biệt khá lớn giữa số liệu Tax revenue của World bank và các nguồn như CIA, Wiki, và OECD. Cụ thể World bank: không tính social security contribution (các khoản bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp và người lao động đóng?) còn các nguồn kia đều tính cả social security. Kết luận: nếu chỉ nhìn câu chuyện thuế thì nguồn World bank nói đúng bản chất câu chuyện đang tranh luận. OECD nếu bỏ social security contribution thì đúng như số liệu world bank dẫn. Kết luận bảng 1 giữ nguyên giá trị.