Uống thuốc xong uống nước ngọt có sao không

Nên uống thuốc với nước gì?

Uống thuốc xong uống nước ngọt có sao không
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh...) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu!

Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?

Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.

Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như: canxi, natri... có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
Nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

Các loại nước nào không nên dùng để uống thuốc?

Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:

Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh (như tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.

Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.

Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit, là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp...) nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như: metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.

Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.

PGS. TS. DS. Nguyễn Hữu Đức(SK&ĐS)

Chi tiết Thông tin thuốc Được viết: 21 Tháng 8 2009 Lượt xem: 38881
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh...) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu!

Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?

Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.

Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như: canxi, natri... có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.

Uống thuốc xong uống nước ngọt có sao không

Nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

Các loại nước nào không nên dùng để uống thuốc?

Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:

Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh (như tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.

Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.

Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit, là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp...) nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như: metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.

Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.

PGS. TS. DS. Nguyễn Hữu Đức - www.suckhoedoisong.vn

Tôi đang điều trị bệnh nấm da theo đơn của bác sĩ nên phải uống một số loại thuốc viên. Mấy hôm nay trời rất lạnh mà tính tôi lại ít uống nước từ khi chưa mắc bệnh này nên rất ngại uống thuốc. Xin hỏi, có thể uống thuốc với nước chè để đỡ phải uống nhiều nước và chống lạnh được không?

Nguyễn Văn Bảy (Sầm Sơn - Thanh Hóa)

Trước hết, xin trả lời bạn về việc uống thuốc với nước chè nóng là không tốt cho việc điều trị bệnh của bạn. Do không biết rõ bạn đang uống loại thuốc nào nên chúng tôi chỉ đưa ra một số lời khuyên chung như sau:

Uống thuốc xong uống nước ngọt có sao không

Việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể trong mùa lạnh, đặc biệt trong mùa rét đậm ở miền Bắc nước ta, nhiều người thường không xem trọng. Hằng ngày, mọi người cần uống khoảng 2 lít nước để bù vào lượng nước được bài tiết ra khỏi cơ thể (qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở…). Có người cho rằng, nước trong cơ thể chỉ đóng vai trò giúp điều hòa thân nhiệt, tức là giúp tạo mồ hôi, thải nhiệt và làm mát da khi trời nóng, vì vậy vào mùa đông trời rét, cơ thể không đổ mồ hôi nên không cần uống nước. Thật ra, dù trời lạnh vẫn cần uống nước đầy đủ (tất nhiên lượng nước có thể giảm so với khi trời nóng bức) để bảo đảm cơ thể hoàn thành tốt các chức năng sinh lý.

Khi đang phải uống thuốc để trị bệnh, nên đưa thuốc vào cơ thể bằng nước đun sôi để nguội. Không nên uống thuốc với bất cứ một chất lỏng nào khác như nước chè, sữa, nước ngọt có ga hay các loại nước lá khác. Với các thuốc chống nấm phổ biến như griseofulvin, ketoconazol, metronidazol... nên uống thuốc với nước nguội vào thời điểm gần bữa ăn để giúp hấp thu thuốc tốt. Tuyệt đối không uống thuốc với nước chè vì nước chè có chất tanin làm giảm hấp thu hoặc mất tác dụng của thuốc.

Đối với nhiều loại thuốc viên dùng để uống, việc tạo cho thuốc có một lượng nước vừa đủ để hòa tan trong dạ dày giúp thuốc nhanh chóng được hấp thu tốt vào cơ thể là điều cần thiết. Khi uống các loại thuốc viên này cần phải uống với một lượng nước lớn khoảng 150-200ml. Các thuốc kháng sinh như amoxicilin, ampicilin, penicilin, erythromycin đều nên uống xa bữa ăn với nhiều nước. Với các trường hợp cụ thể, nên hỏi thầy thuốc để được tư vấn uống thuốc đúng cách giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt.         

            ThS. Nga Anh