Vấn phòng khách sạn, nhà nghỉ cao 5 tầng có thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy

Các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ nằm trong diện bắt buộc phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh việc cung cấp cho khách lưu trú những dịch vụ tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, các khách sạn phải luôn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng cho họ. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là phòng tránh sự cố cháy, nổ. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định về thiết kế phòng cháy chữa cháy trong khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở kinh doanh lưu trú. 

Quy định thiết kế phòng cháy cho khách sạn – Nhà nghỉ có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m

Tại khoản 1 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định phòng cháy chữa cháy với nhà nghỉ, khách sạn có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m  được quy định cụ thể như sau:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà nghỉ.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong nhà nghỉ.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh nhà nghỉ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy của nhà nghỉ, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện thiết bị báo cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà nghỉ bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Quy định thiết kế phòng cháy cho khách sạn – Nhà nghỉ cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000m3

Cụ thể, được quy định tại khoản 2 điều 7 của nghị định như sau: Các cơ sở kinh doanh khách sạn cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Quy định thiết kế phòng cháy cho khách sạn và nhà nghỉ cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên

Các nhà nghỉ, khách sạn cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

Những lưu ý về công tác phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn – Nhà nghỉ

Quy định đã ban hành rõ ràng, tuy nhiên, hiện nay ở một số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, trong đó nổi lên một số vấn đề sau:

  • Một số khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch xây dựng không đảm yêu cầu về PCCC, không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn chống cháy lan, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy.
  • Hệ thống PCCC, đường cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra cháy tại một số các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch còn nhiều thiếu sót bất cập.
  • Nhiều khu du lịch khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy; tranh, tre, nứa, lá. Nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho các nhà hàng là khí gas.
  • Hệ thống điện chiếu sáng sự cố, hướng dẫn lối thoát nạn không có.
  • Nhiều Khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch có qui mô lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng lại ở cách xa đơn vị PCCC, trong khi đó lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.

Theo qui định của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ/CP của Chính phủ, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp chính quyền trực tiếp quản lý khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch. Để đảm bảo an toàn PCCC khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch chủ cơ sở tổ chức thực hiện triệt để các vấn đề sau:

  • Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, qui định về PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch để khắc phục kịp thời, triệt để những sơ hở thiếu sót, nguy cơ cháy nêu trên.
  • Đối với công trình xây dựng mới hcặc cải tạo khu du lịch, nhà nghỉ và khách sạn trước khi thi công phải trình thẩm duyệt thiết kế phòng cháy nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các qui chuẩn, tiêu chuẩn an toàn PCCC; lắp đặt cải tạo hệ thống PCCC, hệ thống điện theo đúng qui định an toàn PCCC, các hệ thống điện riêng biệt để chỉ dẫn lối thoát nạn, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ các thiết bị PCCC.
  • Các chủ cơ sở khi xây dựng, sửa chữa các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch nên chọn các vật liệu không cháy. Còn nếu vì lý do nào khác mà sử dụng các vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên có biện pháp để tăng mức chịu lửa cho vật liệu đó như; sử dụng sơn chống cháy, hoá chất chống cháy,…
  • Hệ thống thoát nạn trong các nhà nghỉ, khu du lịch, khách sạn khi xảy ra cháy phải bố trí theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước qui định, đặc biệt là đối với Khách sạn, nhà nghỉ cao tầng và có tầng hầm v.v….
  • Ban hành và tổ chức thực hiện qui định nội qui PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.
  • Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót gây cháy, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm qui định nội qui PCCC tạo ra nguy cơ gây cháy.
  • Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ quân số tổ chức thường trực chữa cháy trong ngày, nhất là vào ban đêm và các dịp lễ tết, lựa chon những người có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao để tham gia đội PCCC cơ sở. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở để lực lượng này có đủ kiến thức năng lực thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ.
  • Đầu tư kinh phí cho công tác PCCC để trang bị các thiết bị chữa cháy tại chỗ, phương tiện cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy, đặc biệt chú ý đến nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, duy trì các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và các lực lượng PCCC khác.
  • Các cơ sở phải xây dựng các phương án chữa cháy giả định nhiều tình huống có thể xảy ra cháy khác nhau và thường xuyên tổ chức thực tập để xử lý các tình huống nhằm chủ động bố trí lực lượng phương tiện và có chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy thì dập tắt tại chỗ, kịp thời, có hiệu quả.

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế, thi công phòng cháy chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ, hãy liên hệ ngay với công ty phòng cháy Hải Minh. Chúng tôi sẽ tới khảo sát và báo giá dịch vụ nhanh nhất. 

Kinh doanh nhà nghỉ có phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy? Trường hợp nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Kinh doanh nhà nghỉ có phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy? Trường hợp nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi hiện đang xây nhà nghỉ 3 tầng diện tích là 8.8m x 21m2, gần 200m2/san. Tầng 1 tôi làm gara xe và sinh hoạt gia đình. Tôi kinh doanh tầng 2 và tầng 3 là 14 phòng. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có cần phải xin giấy phép công an phòng cháy chữa cháy không?Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư 33/2010/TT-BCA

Nghị định 79/2014/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 3 Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định kinh doanh nhà nghỉ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Vì vậy, về nguyên tắc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy. 

Xem thêm: Kinh doanh đa cấp là gì? Các mô hình kinh doanh đa cấp tại Việt Nam?

Căn cứ Danh mục phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về nhà nghỉ, khách sản như sau: 

– Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy;

– Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc diện danh mục cơ sở có nguy cơ cháy, nổ. Nhà nghỉ thuộc danh mục này phải xin cấp giấy phép về phòng cháy chữa cháy. 

– Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao từ 07 tầng trở lên thuộc danh mục thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

– Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. 

Với trường hợp của bạn, nhà nghỉ của bạn có 3 tầng với tổng khối tích dưới 5000m3 cho nên không phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy. 

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022

Video liên quan

Chủ Đề