Ví dụ về doanh nghiệp kinh doanh thương mại

Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Đây là những đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động trong kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận.

Đây là một loại hình doanh nghiệp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động mà doanh nghiệp thương mại cần hiểu rõ và nắm bắt được trong công việc kinh doanh của mình.

  • Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa : là các doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng trong đời sống và sản xuất cụ thể.
  • Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp : kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau.
  • Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa : các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại.
  • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
  • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường.

Có nhiều người thường khó phân biệt thế nào là doanh nghiệp sản xuất và thương mại bởi 2 loại hình này có khá nhiều nét tương đồng nhau. Tuy nhiên khác với doanh nghiệp sản xuất chuyên về việc sản xuất và chế biến các loại hàng hóa thì các doanh nghiệp thương mại chỉ làm hoạt động mua bán và kinh doanh các loại hoạt động đó. Với số lượng hàng hóa kinh doanh cụ thể hoặc không cụ thể với việc luân chuyển hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ. Đem lại một thị trường làm ăn và kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Xem thêm: DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LÀ GÌ?

  • Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. Là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng.
  • Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi chỉ có như vậy thì mới có thể tạo nên một dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Tạo nên một mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả trong công việc này cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường này.
  • Doanh nghiệp thương mại [DNTM] khi tiến hành đăng ký và hoạt động cần đăng ký đúng với mục đích hoạt động của mình với cơ quan pháp luật của Việt Nam. Đáp ứng được những yêu cầu trong việc hoạt động kinh doanh của mình.
  • DNTM phụ thuộc trực tiếp vào số lượng lợi nhuận của mình để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó cần có sự quản lý và cân đối sao cho phù hợp nhất thì mới có thể hoàn thành tốt được công việc này.
  • DNTM gắn kết lợi nhuận của mình trực tiếp với nhân viên trong công ty. Chính vì vậy cần có những chính sách khuyến khích, khen thưởng phù hợp thì mới có thể phát huy được hết khả năng từ nhân viên của mình.
  • Trách nhiệm với xã hội : doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng điều tiết và phân phối hàng hóa với khách hàng và người tiêu dùng. Chính vì thế cần đảm bảo được chất lượng hàng hóa như đăng ký trong kinh doanh và sản xuất. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng chính là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thương mại phải có nghĩa vụ với các loại thuế với cơ quan nhà nước.
  • Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất. Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các nghành nghề kinh tế và đời sống hàng ngày.
  • DNTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.
  • DNTM thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.
  • DNTM có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật

Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và công ty thương mại mà bạn có thể lựa chọn thành lập cho mình gồm :

Lưu ý về việc thành lập công ty thương mại :

Ý tưởng kinh doanh: hiện nay có rất nhiều nghành nghề có thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại do đó cần có sự lựa chọn riêng biệt dành cho mình. Tạo nên sự khác biệt là chìa khóa để bạn vượt qua được các đối thủ của mình.

Chuẩn bị vốn: đối với một doanh nghiệp thương mại thì vốn đầu tư kinh doanh chính là vấn đề quan trọng nhất để duy trì sự phát triển của một doanh nghiệp. Bởi vậy cần chuẩn bị số vốn kỹ lưỡng để hoàn thành công việc của mình.

Thương mại và dịch vụ : vừa là cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp muốn thử sức mình với công việc này.  Bởi đây là loại hình kinh doanh có phạm vi hoạt động rất rộng và yêu cầu về vốn rất nhiều.

Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì, thế nào là thương mại, cùng với những yêu cầu xung quanh công việc này. Do đó nếu đang muốn tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ vốn và nguồn lực trực tiếp của mình. Có như vậy mới giúp cho công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi cho mình. Chúc bạn thành công.

Luật sư trả lời:

Đối với 3 thuật ngữ "kinh doanh, kinh tế, thương mại" thì đây đều là thuật ngữ khoa học, không phải thuật ngữ pháp lý.

- Kinh doanh [tiếng Anh: Business] là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như sản xuất, bán hàng,...

Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các hình thức thành lập như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất - buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,...

Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình [bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...] trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.

Ví dụ: kinh doanh dịch vụ Spa, thành lập công ty kinh doanh quần áo,...

- Thương mại [tiếng Anh: Commerce] hiểu theo nghĩa tiếng Việt [Hán Việt] thì "Thương" ở đây có nghĩa là giao thương, có sự vận động, nhắm đến mục tiêu lợi nhuận.

Hiểu theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Hiểu theo nghĩa hẹp: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích các chính sách xã hội.

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác".

Hoạt động thương mại có vai trò:

+ Điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

+ Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

+ Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại là 2 khái niệm khá tương đồng, bởi vì bản chất đều là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận. Rất khó phân biệt được rạch ròi, mà chỉ tương đối thôi.

- Kinh tế [tiếng Anh: Economics] là phạm trù khoa học, mang tính vĩ mô.

Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. KINH trong KINH BANG- trị nước và TẾ trong TẾ THẾ - giúp đời! [chữ này là do vua Minh Trị của Nhật đã yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh, nhờ chữ này mà Minh Hoàng lôi kéo được tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và làm giàu]. Lại nữa, "kinh tế" nguyên nghĩa của cụm từ này, kinh là trao đổi một cách nhẹ nhàng, tế là tạo sự quân bình hợp lý. Như vậy kinh tế là sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất. Trong sự trao đổi, giữa bên cung và bên cầu muốn được dễ dàng thuận lợi, bắt buộc xã hội phát sinh một dạng vật chất gọn nhẹ hợp lý,dùng để đo lường, trao đổi, gọi là tiền tệ, ngân phiếu hoặc ngân lượng. Thế nên khi nói đến kinh tế thì nó thường liên quan đến tiền tệ.

Nói chung ý nghĩa của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Ví dụ câu: Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 10% năm 2018.

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Nói đơn giản kinh tế có nghĩa là: Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 5 câu hỏi:" Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lưu thông, Phân phối như thế nào? Phát triển sản phẩm theo hướng nào?"

Hoạt động kinh doanh và thương mại cấu thành nên một nền kinh tế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bùi Thị Điệp – Chuyên viên tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề