Vì sao chị Dậu phải chống đối lại tên cai lệ

Vì sao chị dậu từ chỗ nhún nhường lại vung lên chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.64 KB, 1 trang )

Vì sao chị Dậu từ chỗ nhún nhường lại vung lên chống lại tên cai lệ và
người nhà lý trưởng.
Trong đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” ta thấy tâm lý và hành động của c Dậu có sự thay đổi bất
ngờ nhưng hợp lý. Từ chỗ nhún nhường chị đã vùng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lý
trưởng. Sự thay đổi đó được lý giải bằng các nguyên nhân sau: Chị Dậu không chịu đựng được
thêm nữa sự áp bức bóc lột thô bạo dã man mất hết tính người của hai tên tay sai. Sự uất hận của
chị như “giọt nước tràn ly” như ” tức nước vỡ bờ” hành động vùng lên chống lại áp bức bóc lột
bất công của chị Dậu chứng tỏ một quy luật của cuộc sống: Có áp bức có đấu tranh.

Xuất phát từ tình yêu thương chồng con tha thiết từ ý thức bảo vệ người chồng đang đau ốm.
Ẩn sâu trong con người chị chị là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ cứng cỏi dường như công
việc dồn lên đôi vai chị. Ở chị có một tinh thần khỏe khoắn, một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
nên không thể bị khuất phục trước những khó khăn cản trở nào.
Ở chị Dậu có những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
Là một phụ nữ chu đáo, đảm đang, tháo vát, dịu dàng, chịu thương chịu khó, tần tảo là người phụ
nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.
Có tính cách thẳng thắn, mạnh mẽ, cứng cỏi, dũng cảm và đặc biệt có sức sống mãnh liệt, tiềm
tàng, tinh thần bất khuất chống lại cường hào.



Trong đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” ta thấy tâm lý và hành động của c Dậu có sự thay đổi bất ngờ nhưng hợp lý. Từ chỗ nhún nhường chị đã vùng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Sự thay đổi đó được lý giải bằng các nguyên nhân sau: Chị Dậu không chịu đựng được thêm nữa sự áp bức bóc lột thô bạo dã man mất hết tính người của hai tên tay sai. Sự uất hận của chị như “giọt nước tràn ly” như ” tức nước vỡ bờ” hành động vùng lên chống lại áp bức bóc lột bất công của chị Dậu chứng tỏ một quy luật của cuộc sống: Có áp bức có đấu tranh.

Xem thêm:

Xuất phát từ tình yêu thương chồng con tha thiết từ ý thức bảo vệ người chồng đang đau ốm.

Ẩn sâu trong con người chị chị là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ cứng cỏi dường như công việc dồn lên đôi vai chị. Ở chị có một tinh thần khỏe khoắn, một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nên không thể bị khuất phục trước những khó khăn cản trở nào.

chị Dậu có những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Namtrong xã hội xưa.

Là một phụ nữ chu đáo, đảm đang, tháo vát, dịu dàng, chịu thương chịu khó, tần tảo là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.

Có tính cách thẳng thắn, mạnh mẽ, cứng cỏi, dũng cảm và đặc biệt có sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, tinh thần bất khuất chống lại cường hào.

Từ khóa tìm kiếm:

cảm nhận về chị dậu trong tức nước vỡ bờ,cảm nghĩ về chị dậu trong tắt đèn,nêu cảm nhận về chị dậu,cảm nhận về nhân vật chị dậu,cảm nhận về nhân vật chị dậu trong tắt đèn,cảm nhận về hình ảnh chị dậu,cảm nhận về vẻ đẹp của chị dậu,bài văn cảm nhận về nhân vật chị dậu,trình bày cảm nhận về nhân vật chị dậu,bài viết cảm nhận về nhân vật chị dậu,viết bài văn cảm nhận về nhân vật chị dậu,cảm nhận của em về chị dậu,cảm nhận của e về nhân vật chị dậu,cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của chị dậu,cảm nhận của em về hình ảnh chị dậu

Nguồn:

Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ

  • Dàn ý phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
  • Bài văn mẫu phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
    • Bài văn mẫu 1
    • Bài văn mẫu 2
    • Bài văn mẫu 3
    • Bài văn mẫu 4
    • Bài văn mẫu 5
    • Bài văn mẫu 6
    • Bài văn mẫu 7
    • Bài văn mẫu 8
    • Bài văn mẫu 9
    • Bài văn mẫu 10
    • Bài văn mẫu 11
    • Bài văn mẫu 12
    • Bài văn mẫu 13
    • Bài văn mẫu 14

Dàn ý phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cần phân tích: Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Những tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao, vừa giàu giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật viết truyện. Trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trong tiểu thuyết " Tắt đèn", nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Tác phẩm "Tắt đèn" viết năm 1936, xã hội bấy giờ là thực dân nửa phong kiến, người nông dân phải chịu nhiều tầng áp bức. Đời sống nhân dân đói khổ, bần cùng, đất nước lầm than, nô lệ.
  • Nhân vật chị Dậu đã góp một mảng màu chân thực vào hiện thực bấy giờ, đồng thời còn thể hiện chiều sâu tư tưởng và nhân đạo của nhà văn.

2. Phân tích nhân vật chị Dậu

a. Số phận

  • Có hoàn cảnh đáng thương.
  • Là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế mà phải bán hết gánh khoai, ổ chó và đứa con gái là cái Tý cho ông Nghị Quế nhưng chỉ đủ nộp sưu cho chồng. Chú Hợi là anh ruột của anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng cũng không tránh khỏi nộp sưu.
  • Anh Dậu đang ốm nặng, bọn cường trói anh suốt ngày đêm sai tay chân vác anh về như cái xác chết rũ rượi. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị.
  • Gánh nặng sưu thuế đã dồn người nông dân vào cuộc sống lầm than cơ cực. Đó là giai đoạn với bao nỗi kinh hoàng khi bọn thực dân phong kiến ra sức bóc lột nông dân với đủ mọi thứ thuế. Chị Dậu cũng như bao người nông dân bấy giờ là nạn nhân trong xã hội ấy.

b. Phẩm chất

  • Người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương
  • Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Khi chồng ốm, trước hàng loạt những tiếng trống thúc thuế, chị vẫn khẩn khoản, thiết tha mời chồng: " Thầy em cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Hành động ấy chứa đựng biết bao tình yêu thương vỗ về.
  • Dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng
  • Bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, lòng người mẹ nào không đau cho được. Lòng chị chắc hẳn luôn quặn thắt luôn nhói đau.
  • Người phụ nữ đúng mực có cương có nhu.
  • Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại
  • Tên cai lệ " Rút dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình". Tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng cũng như nhân phẩm chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ chỗ nhún mình chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất.Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Con giun xéo mãi cũng quằn, bị dồn tới bước đường cùng người nông dân phải tự giải thoát cho mình.

3. Đánh giá

  • Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng vốn từ ngữ giàu có sinh động, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, qua đó thể hiện chiều sâu nhân đạo cũng như triết lý: Có áp bức thì sẽ có đấu tranh.

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về nhân vật: Chị Dậu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Qua đó ta thêm hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ đồng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.