Vì sao gọi là môi giới

Đã bao giờ bạn tự hỏi sao người Việt Nam hay gọi mấy cái nghề mang tính môi giới là “cò”, như cò đất, cò bệnh viện, cò dự án, cò bến xe… Dân mình gọi thế với thái độ chẳng tích cực gì, toàn thấy gọi là bọn “cò” chứ có thấy gọi anh cò, cô cò , hay bác cò gì đâu vì vốn lẽ dân mình rất dị ứng với những cái tên trên. Vì đâu nên nỗi những cái nghề mang tính kết nối giữa cung và cầu quan trọng trong vận hành một nền kinh tế bị dân mình hạ thấp vậy? Vậy tại sao lại gọi là cò đất???

Tại sao lại gọi là cò đất? Con cò hay được ví von với người làm môi giới.

Theo thiển ý của mình những cái nghề có chữ cò đứng trước đều xuất phát từ hai từ “cò môi”. Dân mình con gì động đậy cũng ăn được nên con cò dù trong văn thơ dân gian nó có hình ảnh đẹp thế cũng bắt ăn được, để bắt cò người ta dùng cò mồi họ nuôi để bắt những con cò tự nhiên, họ làm những vồng cỏ kết lại để lại nơi mé nước và cho cò mồi đã bị buộc dây đứng đó, xung quanh là những vồng cỏ khác cắm đầy bẫy dính. Khi có đàn cò bay qua người ta nấp trong bụi kín giật giây cho các con cò mồi liêu xiêu mà vẫy cánh, bọn cò trên trời thấy có đồng loại bên dưới đang vẫy cánh tưởng an toàn sà xuống và bị tóm gọn, vì loài cò không biết nói nên chúng mãi chả rút kinh nghiệm cho nhau được là thấy bọn cò mồi thì đừng có bay xuống nên họ hàng chúng đưa nhau vào sách đỏ cả rồi. Dân mình gọi những người lừa gạt đưa người khác vào chỗ bất lợi là bọn cò mồi, sau này gọi ngắn lại còn mỗi chữ cò thôi!

Môi giới bất động sản đang tư vấn cho khách hàng.

Mình tin vào nhân quả! Suy nghĩ và hành động xấu thì sao có kết cục đẹp được, lừa đảo xúi người ta ôm bđs xấu, chộp giựt… thôi thì đủ 36 kế bán nhà bán đất cuối cùng vay rồi cũng trả đủ thôi. Thiết nghĩ những chuyện xấu thì cũng tại anh tại ả tại cả đôi bên mình không bàn sâu, nhưng cái quyết định vẫn là cái tâm của nghười theo nghề. Mình giúp khách hàng được thì ngoài cái lợi tài chính dù có ít tí thì còn cái lợi tích phúc đức cho con cháu sau này cái đó lớn không đo đếm được. Chúc các cò sớm bỏ tà theo chính bỏ ngay chữ cò mà bấy lâu nay các cò theo đuổi, một nền kinh tế lành mạnh thì ai cũng có lợi trong đó, nên nhớ các cò vẫn chỉ có cái lợi rất ít về tài chính thôi còn con gì đứng sau lợi khủng thì dừng ba giây là nghĩ ra ngay!

Xin đừng gọi Chúng tôi là cò!!
Môi giới Bất Động Sản khác gì cò đất. Thực tế môi giới hay cò đều là những ngườ kết nối giữa người mua và người bán Bất Động Sản với nhau. Vậy vì sao môi giới bất động sản không thích mình bị gọi là “cò”. Thế nhưng về bản chất “Môi Giới” và “Cò” hoàn toàn khác nhau. Với những lý do sau đây.

Training Pháp Lý Dự Án

BẰNG CẤP

Môi giới Bất Động Sản yêu cầu bằng cấp từ trung cấp trở lên và được đào tạo đầu vào bài bản trải qua nhiều khóa huấn luyện kĩ năng, phân tích thị trường, đàm phán…. Nắm rõ pháp lý, quy định của nhà nước về luật đất đai, khoản vay ngân hàng…. Giúp nhà đầu tư thực thực hiện thành công các giao dịch Bất Động Sản “tốt nhất” mà  không gặp phải những vấn đề về pháp lý.

Cò nhà đất là những người làm việc tự do không lệ thuộc vào bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề. Dựa vào  tài ăn nói khéo léo, thuyết phục khách hàng mua khu đất, khu nhà mà hoàn toàn không hiểu biết về pháp lý cũng như những điều khác.Thường làm việc tự do hoặc làm trong các công ty nhỏ.

Chu kỳ Bất Động Sản

ĐỊNH HƯỚNG

Môi giới Bất Động Sản sẽ đàm phán, đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho người mua và bán Bát Động Sản. Phân tích thị trường đánh giá sản phẩm. Tính toán được các rũi ro cho khách hàng. Giải quyết những tình huống mà khách hàng gặp phải. Lên kết hoạch đầu tư, hỗ trợ tái đầu tư thời điểm hợp lý nhất.

Để có mội giao dịch bất động sản thành công. Những người Cò nhà đất rất hay nói nhiều, đánh lạc hướng câu hỏi của khách hàng, hay đi sâu vào vấn đề có lợi và lảng tránh vấn đề bất lợi, luôn có từ ngữ khẳng định và lợi dụng điểm yếu của khách hàng để thúc ép người mua. Tạo ra các thông tin không đúng sự thật. Luôn nói về những lợi nhuận khủng lồ khi đầu tư để đánh vào long tham của người mua. Mục đính chính để nhận được tiền hoa hồng trong giao dịch mà bỏ qua những lợi ích khác của khách hàng.

ĐỊA CHỈ LÀM VIỆC

Môi giới Bất Động Sản làm việc cố định tại các công ty lớn. Lý lịch và địa chỉ liên hệ rõ ràng, khách hàng dễ tìm kiếm. Làm việc ổn định tại các công ty  Bất Động Sản lớn cũng. Các giao dịch phát sinh được giao dịch ngay tại công ty đang làm việc.

Cò nhà đất  là công việc tự do mang tính tự phát cao. Liên hệ với cò đất thường thông qua điện thoại không có địa chỉ cụ thể. Các cuộc giao dịch đa số tại quán café. Hay Xuất Hiện tại các vị trí sốt đất để mua bán thuận thiện hơn.

Thông tin thị trường Bất Động Sản

THÔNG TIN ĐƯA ĐẾN KHÁCH HÀNG

Môi giới bất động sản có trách nhiệm truyền đạt thông tin chính xác về tình hình Bất Động Sản đến với khách hàng. Họ phải có trách nhiệm đối với những thông tin của mình đưa ra, tạo niềm tin với khách hàng bằng những pháp lý giấy tờ hợp lệ.

Cò nhà đất chỉ cần nhắm thật nhiều thông tin là đủ. Không có  trách nhiệm phải xác thực thông tin. Đưa thông tin làm thị trường càng sôi động càng tốt. Mục đích chính để bán được sản phẩm.

Tóm lại thời buổi này để khách hàng tìm ra được các nhà môi giới Bất Động Sản “ có tâm và có tầm” rất thực sự khó. Nghề môi giới quá đại trà ai cũng có thểm làm Môi giới Bất Động Sản . Các công ty bất đông sản vừa và nhỏ thu hút rất nhiều nguồn  lao động khác nhau. Việc cò nhà đất lợi dụng niềm tin của khách hàng vào môi giới bất động sản để khiến cho nhiều khách hàng dở khóc dở cười, nên nhiều người đã quan niệm cò đất và môi giới bất động sản chính là một. Nhưng đó là 2 nghề khác nhau hoàn toàn. Nhà đầu tư phải tỉnh táo chọn được cho mình các bạn  môi giưới thật sự chất lượng và uy tín nhất. Nếu bạn đọc là nhân viên môi giới Bất Động Sản hãy học tập không nhừng tạo ra những giá trị cho khách hàncomg phát sinh giao dịch sẽ tự đến với bạn tin tôi đi.

Mọi người bình luận bênh dưới nhé!

Xin chào mọi người! Nhapho24h là kênh thông tin Bất Động Sản. Cung cấp các thông tin dự án, phân tích ưu, khuyết điểm của từng dự án, và phân tích mức độ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Đưa ra các giải pháp đầu tư thiết thực, giảm thiểu tối đa các rủi ro mắc phải cho các nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản [có chứng chỉ hoặc kiến thức trong mua bán bất động sản, trợ giúp bên mua và bán trong thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu], ở Việt Nam còn có một dạng khác gọi là cò đất [chỉ chuyên làm trung gian giới thiệu], là những hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014[1] quy định môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Môi giới bất động sản khác nhân viên bán hàng ở chỗ, nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần là tìm kiếm người mua còn môi giới bất động sản là tìm kiếm và kết nối người bán và người muốn mua.

Mục lục

  • 1 Các dịch vụ môi giới
  • 2 Các hình thức môi giới
  • 3 Tổ chức hoạt động
  • 4 Phí môi giới
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Các dịch vụ môi giớiSửa đổi

Dịch vụ môi giới bất động sản thường bao gồm:

  • Định giá bất động sản
  • Quảng cáo bất động sản
  • Tư vấn đầu tư kinh doanh bất động sản
  • Tư vấn pháp lý
  • Quản lý tiếp thị các dự án bất động sản
  • Đấu giá bất động sản

Các hình thức môi giớiSửa đổi

  • Môi giới độc quyền: Nhà môi giới được độc quyền tiếp thị bất động sản và độc quyền đại diện cho người bán. Tuy nhiên, người môi giới cũng có thể chào bán hoặc hợp tác với các nhà môi giới khác để trình bày bất động sản tới các khách hàng tiềm năng và cùng chia khoản hoa hồng.
  • Môi giới tự do: Nhà môi giới giới thiệu khách hàng cho chủ sở hữu bất động sản, tư vấn cho khách hàng và hưởng phí môi giới [phí hoa hồng] theo giá trị thành công mỗi thương vụ.

Tổ chức hoạt độngSửa đổi

Cách thức tổ chức hoạt động môi giới bất động sản rất đa dạng, linh hoạt.

  • Các cá nhân trong các khu dân cư: Đây là hình thức đơn giản nhất. Họ thường môi giới cho nhà hay đất của chính khu vực mình đang sống hoặc xung quanh, với phạm vi tương đối hẹp. Có thể biết tới họ qua trao đổi cá nhân.
  • Các văn phòng môi giới: thường là các văn phòng nhỏ, với quy mô một vài người; một số văn phòng bất động sản có quảng cáo dịch vụ trên báo chí hoặc website.
  • Các công ty môi giới

Phí môi giớiSửa đổi

Khi một giao dịch thành công, nhà môi giới nhận được một khoản thù lao gọi là phí môi giới hay phí hoa hồng. Khoản phí này tùy theo giá trị hợp đồng và chia thành 2 nhóm. Với môi giới thuê bất động sản, phí môi giới dao động thường từ 1 đến 2 tháng tiền thuê bất động sản. Với môi giới mua bán bất động sản, phí môi giới dao động thường từ 1% - 2% giá trị giao dịch bất động sản, ngoài ra còn tùy thuộc từng hợp đồng giao dịch cụ thể giữa các bên liên quan.

Xem thêmSửa đổi

  • Bất động sản
  • Địa chủ [Chủ đất]
  • Nhà

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Luật kinh doanh bất động sản 2014

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Đủ trò lừa đảo môi giới nhà đất

Video liên quan

Chủ Đề