Xe số sàn và xe số tự động là gì năm 2024

Xe ô tô số sàn (xe số tay) là loại xe mà người cầm lái phải trực tiếp điều khiển cần số bằng tay. Trong tiếng Anh, MT - Manual Transmission là tên gọi tắt của xe số sàn, còn xe số tự động có thuật ngữ là AT - Auto Transmission. Loại xe này có thể tăng/giảm số tự động phù hợp với sức tải và tốc độ của xe.

Để hoạt động trơn tru, xe số sàn cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ phận là côn, số và ga. Trong đó, côn là chi tiết đặc trưng của xe số sàn, giúp bạn chuyển số khi xe đang di chuyển. Chân côn nằm ở bên trái, chính giữa là chân phanh, còn bên phải là chân ga.

Hộp số là yếu tố góp phần quan trọng trong việc lái xe ô tô số sàn. Bởi vì đây là cơ cấu trung gian giữa bánh xe và động cơ, dùng để điều chỉnh tải trọng của xe ở vận tốc thích hợp cũng như tối ưu hóa chức năng của động cơ. Hộp số thường hoạt động theo nguyên tắc như sau:

- Xe đi nhanh ở số cao nhưng sức kéo thấp (phù hợp khi đi đường trường với vận tốc nhanh).

- Xe đi chậm ở số thấp nhưng sức kéo mạnh (thích hợp khi xe vừa xuất phát, sắp dừng xe hoặc di chuyển trên đoạn đường xấu).

2. Cách phân biệt xe số sàn và xe số tự động

Xe số sàn và xe số tự động là gì năm 2024

Muốn phân biệt giữa xe số sàn và xe số tự động, điều đầu tiên bạn cần chú ý là số lượng bàn đạp ở dưới chân. Khi thấy có 3 bàn đạp gồm chân côn - phanh - ga, đó là xe số sàn. Còn số lượng chỉ có 2, gồm phanh - ga thì đó là xe số tự động.

Xe số sàn còn sở hữu cần số với các số như R - N - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 (thông thường, xe chỉ có 5 số, nhưng cũng có xe 6 số). Còn xe tự động sẽ chứa các ký tự gồm P - R - N - D - 1 - 2 (có thể khác nhau tùy xe).

  • Xe số tự động là gì? So sánh ưu nhược điểm của xe số tự động và xe số sàn

3. Ưu điểm của xe số sàn

- Giá bán của xe số sàn luôn rẻ hơn xe tự động: Điển hình như mẫu Toyota Corolla Altis 1.8E bản số sàn có giá niêm yết chỉ 697 triệu, trong khi bản số tự động là 733 triệu đồng.

- Tiết kiệm nhiên liệu: Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe số sàn thường thấp hơn từ 5 - 15% so với xe tự động tính trên cùng một quãng đường.

- Hộp số sàn ít bị lỗi hơn hộp số tự động: Do có cấu tạo đơn giản nên hộp số sàn ít khi gặp lỗi kỹ thuật, nhờ vậy giúp người dùng tiết kiệm phí bảo trì và sửa chữa. Đây cũng là lý do xe số sàn thường được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực vận tải.

- Xe số sàn phụ thuộc vào kỹ năng lái xe của tài xế: Những người đam mê ô tô thường có xu hướng lựa chọn xe số sàn bởi loại xe này mang đến trải nghiệm lái phấn khích hơn xe tự động. Dù xe số tự động sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ người lái, giúp người lái thoải mái và nhàn hơn nhưng có ý kiến cho rằng điều này mang lại sự nhàm chán.

4. Nhược điểm của xe số sàn

Xe số sàn và xe số tự động là gì năm 2024

- Gây khó khăn cho tài mới: Đây là nhược điểm dễ nhận biết nhất của xe số sàn, vì thao tác “côn ra ga vào” thường gây khó cho những tài xế mới. Vì vậy, những lính mới hay gặp trường hợp tắt máy xe do chưa sử dụng thành thạo chân côn và ga. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần luyện tập thường xuyên và làm quen với xe. Mỗi loại xe sẽ có độ nhạy của chân ga và côn khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sản xuất cũng như tuổi đời của xe.

- Vất vả khi di chuyển ở tốc độ chậm: Việc điều khiển xe số sàn với tốc độ thấp sẽ gây khó khăn cho tài xế, dù đó là một tay lái lành nghề. Trong khi đó, điều này lại khá dễ dàng đối với xe tự động vì người lái chỉ cần nhả phanh là xe sẽ tự di chuyển chậm. Còn xe số sàn thì đòi hỏi bạn phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa ga, phanh và côn để xe không bị tắt máy cũng như tránh gây tai nạn.

- Vấn đề an toàn khi giao vô-lăng cho người khác: Một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là người thường xuyên lái xe số sàn vẫn có thể lái xe tự động, nhưng người ít khi chạm tay vào xe số sàn thì lại gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, bạn không nên nhường tay lái cho người ít lái xe số sàn để đảm bảo an toàn.

- Ảnh hưởng không tốt đến chân trái về lâu dài: Việc sử dụng côn trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chân trái của bạn, nhất là với những ai sử dụng xe để kinh doanh dịch vụ.

Nhìn chung, xe số sàn vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu đối với những ai đam mê tốc độ và kinh doanh dịch vụ. Theo Oto.com.vn, dù cầm lái bất kỳ loại xe ô tô nào, bạn cũng nên trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống trên đường để giữ an toàn cho chính mình cũng như những người xung quanh.

Về cơ bản hộp số tự động và hộp số sàn khác nhau ở việc điều khiển hệ thống ly hợp (côn); với hộp số tự động – do hệ thống cơ khí tự động (và điện tử) thực hiện, với hộp số sàn là do người lái phải thao tác. Việc phân biệt cũng khá dễ dàng với vị trí bàn đạp ngắt ly hợp ngay bên cạnh chân phanh (tổng số có ba bàn đạp; côn/phanh/ga), trong khi với hộp số tự động chỉ có chân ga và chân phanh.

Xe số sàn và xe số tự động là gì năm 2024

Vậy với người sử dụng, hai loại hộp số này có gì khác biệt, cả về tính năng sử dụng cũng như các vấn đề khác như bảo dưỡng, đầu tư…

Hộp số sàn rẻ hơn

Với cùng một mẫu xe, bao giờ các phiên bản sử dụng hộp số tự động đều có chi phí đắt hơn từ 1.000 – 3.000 USD hoặc cao hơn nữa tùy các thương hiệu hoặc số lượng các cấp số. Ví dụ chiếc Toyota Innova E sử dụng hộp số sàn 5 cấp có giá bán 728 triệu đồng nhưng với phiên bản Innova G có cùng trang bị động cơ nhưng giá bán là 767 triệu đồng (tất nhiên có khác biệt một số trang bị nhưng giá trị không lớn).

Hộp số tự động dễ sử dụng hơn

Với việc chỉ có chân ga và chân phanh, các thao tác đối với hộp số tự động ít công đoạn hơn, bạn sẽ không phải lo nghĩ sợ vào sai vị trí số hay sợ chết máy giữa đường. Mọi việc liên quan đến ngắt ly hợp, lựa chọn các cấp số sẽ được hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển. Người lái chỉ phải tập trung duy nhất vào việc xử lí tình huống mà không cần lưu ý quá nhiều đến việc lựa chọn cấp số nào cho phù hợp, mức ga bao nhiêu là vừa đủ…

Ví dụ rõ nhất là nếu bạn đi trên đường vào giờ cao điểm, việc sử dụng xe có trang bị hộp số tự động sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt hơn hẳn so với hộp số sàn; loằng ngoằng với côn – phanh – ga rồi tay thì chỉnh lái, tay thì nắm cần số…

Xe số sàn và xe số tự động là gì năm 2024

Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ

Xin khẳng định, với những quy định hiện hành tại Việt Nam chẳng bao giờ bạn có cơ hội để thử được tốc độ tối đa của một chiếc xe, dù là dung tích nhỏ hơn 1000cc bởi pháp luật chỉ cho phép tốc độ tối đa là 120km/h (cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lương). Do đó khó có thể biết bạn đạt được tốc độ nhanh bao nhiêu với hộp số sàn hay hộp số tự động.

Tuy nhiên, hộp số sàn đáp ứng hầu như tức thời yêu cầu của bạn về sự thay đổi lực kéo và tốc độ, mang lại cảm giác “bốc” hơn. Trong khi đó, không phải hộp số tự động nào cũng làm được việc đấy kể cả với những hộp số có tính năng đi số sàn (độ “trễ” của việc chuyển số lớn).

Khả năng tiết kiệm nhiên liệu: Như nhau

Cũng như việc thách thức tốc độ, khả năng tiết kiệm nhiên liệu đối với hai loại hộp số này cũng rất khó để phân biệt một cách đúng nhất. Nếu như trước kia, hộp số tự động còn “ăn xăng” hơn so với hộp số sàn thì ngày nay, với công nghệ điện tử hỗ trợ ngày càng nhiều, ranh giới này ngày càng thu hẹp, đó là không kể với kinh nghiệm và thói quen của mỗi tay lái không đồng đều cũng dẫn đến mức độ tiêu hao cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ với mẫu Nissan Sunny, mức tiêu hao nhiên liệu của phiên bản số sàn là 6,4L còn đối với phiên bản hộp số tự động 4 cấp là 6,5L (số liệu báo cáo cục Đăng kiểm Việt Nam). Tuy nhiên, với trọng lượng thường lớn hơn từ 30 – 50kg, chắc chắn hộp số tự động sẽ tốn nhiên liệu hơn một chút so với hộp số sàn trên cùng một mẫu xe.

Hộp số nào an toàn hơn?

Đây là vấn đề nhiều người quan tâm nhất bởi có khá nhiều luồng dư luận trái ngược nhau xung quanh việc hộp số nào an toàn hơn. Tuy nhiên việc an toàn hay không lại không liên quan đến hộp số mà hoàn toàn phụ thuộc vào người lái; đó là việc học lái xe nghiêm túc và tuân thủ luật giao thông đường bộ, điều này không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn của bạn mà cho tất mọi người khi tham gia giao thông.

Rõ ràng, việc phân loại, cấp giấy phép lái xe sử dụng hộp số sàn hay số tự động không phải là ưu tiên hàng đầu bởi việc đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người tham gia giao thông mới là quan trọng. Và chưa kể không gì có thể đảm bảo một người cả đời chỉ sử dụng một loại xe, với một loại hộp số duy nhất.

Làm sao để biết xe số sàn hay số tự động?

Điều dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa xe số sàn và số tự động là ở chân côn - bộ phận có chức năng ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số để giúp lái xe sang số. Với xe số sàn, cần ngắt côn để sang số. Do xe số tự động được thiết kế theo kiểu tự động nên chân côn sẽ bị "biến mất".

Tự động và số sàn có gì khác nhau?

Số sàn lái bằng cả 2 chân, số tự động lái bằng 1 chân Trong khi đó, với xe số tự động, tài xế sử dụng chân phải để đạp phanh và ga, và chân trái không được sử dụng. Một số lái xe quen thuộc với việc lái xe số sàn có thể sử dụng cả hai chân để điều khiển khi chuyển sang lái xe số tự động, nhưng đây là một cách lái sai.

Tại sao gọi là số sàn?

Số sàn là gì? Số sàn là một từ lóng chỉ chung loại hộp số có bánh răng truyền động thủ công, khi chuyển số người lái phải ngắt côn rồi mới có thể chuyển số bằng cần số tay (phức tạp hơn số tự động).

Xe số tự động nghĩa là gì?

Xe số tự động là dòng xe sử dụng hộp số tự động (Automatic Transmission) giúp người lái dễ dàng thao tác trong quá trình điều khiển và xử lý tình huống khi di chuyển. Hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay đều được nhà sản xuất trang bị hộp số tự động.