120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích

Lưu ý trước khi chữa bệnh 1. Chống chỉ định (Khi bệnh nhân đang có các bệnh sau thì tránh dùng các huyệt như): Vùng nhân trung và môi có mụn bọc đầu, tránh châm huyệt: 19. Nếu có lở loét (Như loét bao tử), tránh dùng huyệt: 17. Người có huyết áp cao, tránh dùng huyệt: 1, 19, 50, 6, 126. Người có huyết áp thấp, tránh dùng huyệt: 3, 8, 26, 51. Khi có thai, không dùng huyệt: 19, 63, 235. Ấn sâu và mạnh, nhất là huyệt bên trái sẽ làm mệt tim: 61. Trĩ, lòi dom: 51. 2. Hướng dẫn chọn phác đồ: Đối với mỗi bệnh có nhiều phác đồ điều trị, Người bệnh nên chọn làm thử xem phác đồ nào hợp với mình (Nếu làm phác đồ hợp thì sẽ thấy hiệu quả ngay sau khi chữa, hoặc 1, 2 ngày tùy theo bệnh nặng nhẹ). Vậy ta có thể chọn một hoặc phối hợp một vài phác đồ. Ví dụ, nhức đỉnh đầu, thì ta có thể chọn: chỉ ấn 1 phác đồ a, hoặc ấn kết hợp 2 phác đồ b và c, … II. Phác đồ chữa bệnh: 1. Phác đồ: Gõ và hơ H.103, 124, 34, 324+, 131+, 61, 5, 41, 235, 156, 0. 2. Đồ hình huyệt: Nguồn: tulamthaythuoc.com

Học viên: Nguyễn Văn San Sinh ngày: 12/12/1973 Điện thoại: 09 4568 9573 Email: [email protected]

Địa chỉ: Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, số 9A, ngõ 218, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

1. Từ khi học đến nay, bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khác? Tỷ lệ thành công và thất bại? Kể ra những ca thành công và thất bại.

Em tiếp xúc với Diện Chẩn lần đầu tiên ở Paris do bác Nguyễn Viết Đoàn chỉ dạy vào quãng năm 2007. Mặc dù biết là Diện Chẩn rất hay và độc đáo, đặc biệt nó lại là một phát minh của người Việt, nhưng nếu không tự kiểm chứng thì khó mà tin cho được. Vì thế em đã phải mất một thời gian khá dài mới đam mê và toàn tâm, toàn ý với Diện Chẩn được như bây giờ.

Ở môi trường đô thị, ai cũng có vẻ “văn minh” nên họ thường không tin vào Diện Chẩn. Nhìn qua, ai cũng cho rằng Diện Chẩn là một kiểu chữa mẹo trong dân gian, họ đều sợ bị “lợn lành chữa thành lợn què” nên không dám thử. Đã thế họ lại còn nhìn mình một cách dè bỉu hoặc thương hại. Chữa được một vài ca thì cũng bập bõm lúc được lúc không, nên bản thân cũng bán tín bán nghi, rồi bẵng đi một thời gian em cũng không làm Diện Chẩn nữa.

Mùa xuân năm 2008, em về Hà Nội ăn tết cùng gia đình, tình cờ lại thấy trong nhà có một tập tài liệu viết tay về Diện Chẩn của Hoàng Chu. Hỏi ra mới biết có người bạn của mẹ thấy Diện Chẩn hay quá nên phô-tô để bố mẹ tham khảo tự chữa bệnh. Thấy thế, em liền trổ tài Diện Chẩn, mang que dò ra chữa bệnh đau háng cho mẹ. Sau một vài lần vạch quanh viền mũi (vùng huyệt 74, 64), mẹ đã đỡ đau nhiều và đi lại dễ dàng hơn.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Mấy hôm sau, em cùng bố mẹ về quê ở Hưng Yên thăm bà con họ hàng, thấy có người bị đau, mẹ em liền khoe là em biết chữa bệnh. Thế là em lại giở đồ nghề ra chữa cho hết người này đến người khác, chủ yếu là bệnh đau lưng và đau cổ gáy, ai cũng thấy đỡ nhiều. Bệnh ở lưng thì em tìm sinh huyệt ở mũi để ấn, đau cổ và gáy thì em tìm sinh huyệt ở vùng giữa hai mắt và hai đầu mày để gõ. Hồi đấy do chưa biết, em còn ấn và gõ rất mạnh, có trường hợp em gõ tóe cả máu ra, xong rồi còn tự bào chữa là “gõ để cho nó chảy máu độc ra, cứ yên tâm!”.

Có một bác tên là Sào, đang bị đau vai bên phải, đã vài tháng nay tay không giơ lên được. Em liền gõ vào vùng huyệt 34 đầu gờ mày bên phải vài chục cái thì ngay lập tức bác đã giơ tay lên được rất cao. Bác Sào hết sức ngạc nhiên, mồm cứ lẩm bẩm mãi “cứ như là có phép lạ ấy nhỉ !”, “đúng là chuyện thần tiên !”.

Từ thực tế đó, em thấy mình vững tin hơn hẳn và bắt đầu đam mê, tìm hiểu về Diện Chẩn từ tất cả các nguồn sẵn có, như từ trang web dienchan.com, từ sách của thầy Bùi Quốc Châu; tài liệu phô tô của ông Trần Dũng Thắng, Hoàng Chu, Tạ Minh; sách của ông Nguyễn Văn Quế, của bà Marie-France Muller và một số videos Diện Chẩn khác.

Mùa thu năm 2009, lần đầu tiên em được gặp thầy ở nhà sách Cornaline nhân dịp thầy sang Pháp giảng dạy. Rồi em được làm quen với chị Yến, trợ lý của thầy; với các học trò của thầy như Patryck Aguilar và Anna Roca, người Tây Ban Nha; Christine Bretin, Sonia Mazzoni và Laure Audigier, người Pháp; Yvan Binggeli người Thụy Sĩ.

Hồi đấy, em sống ở khu Giọt Vàng (Goutte d’Or), quận 18, Paris. Đấy là một khu dân cư lao động nghèo, có nhiều người gốc Châu Phi và Ả rập, khu này đặc biệt nổi tiếng về tệ nạn tiêm chích. Để có thể thực hành được Diện Chẩn, em đã xin đến chữa bệnh miễn phí tại Trung tâm trợ giúp những người nghiện và vô gia cư, có tên là Niềm hy vọng Goutte d’Or. Hàng ngày, những người lang thang cơ nhỡ có thể đến trung tâm này, để được phát miễn phí một số vật dụng y tế, bao cao su và được tư vấn về các vấn đề tâm lý, xã hội. Từ ngày có em ở đấy, họ rất thích được em chữa bệnh cho và họ thường gọi em là “thầy phù thủy” vì Diện Chẩn đã giúp em thực hiện nhiều ca giảm đau thần kỳ.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Một buổi tối nọ, có một anh chàng da đen cao to lực lưỡng đến nhờ chữa đau khuỷu tay, em chỉ dò sinh huyệt trên gờ mày (huyệt 98) và ấn độ 1 phút là anh ta đã thấy hết đau. Không tin vào cảm giác của mình, để thử xem có khỏi thật hay chưa, anh ta lấy khuỷu tay giộng huỳnh huỵch vào tường mấy cái, mà chẳng thấy đau gì nữa, thế là anh ta nắm bàn tay lại, giơ một ngón tay cái lên, tỏ ý rất thán phục.

Lại một lần khác, có một anh chàng mặt mày nhăn nhó đến, kêu đau răng, uống nước cũng còn khó, nên chẳng ăn uống gì được. Em bắt đầu đánh bộ tiêu viêm (41, 143, 127, 37, 38), ấn đến đâu anh ta cảm thấy nhẹ đi đến đấy. Đến huyệt 38 thì anh ta liền bảo em cứ giữ ở đấy vì cảm thấy rất dễ chịu. Mới chỉ ấn hết một lượt các huyệt như trên, anh ta đã đỡ đau hẳn, vừa thử nhai nhai vừa hét lên một cách đầy ngạc nhiên. Ngay lập tức anh ta đi tìm nước để uống thử, và thấy rõ ràng là đã đỡ đau hẳn. Tiếng kêu kinh ngạc của anh ta làm các y tá và các nhân viên hết sức tò mò, và thế là từ đấy họ bắt đầu mách bảo nhau nhờ em chữa, từ những bệnh nhẹ như nhức đầu, khó ngủ đến những bệnh nặng hơn như cườm mắt, u sơ tử cung, và giúp cả cai nghiện thuốc lá nữa.

Có một cô y tá làm ở Trung tâm hỗ trợ cai nghiện thuộc quận 19 bên cạnh nghe tiếng, cũng đến nhờ em chữa cho chứng bệnh đau vai. Cô này tuy mới bị đau vai, nhưng bệnh rất nặng, chừng một tháng nay đã phải thường xuyên tiêm Morphin giảm đau. Em bắt đầu dò sinh huyệt và ấn một số phác đồ giảm đau và tiêu viêm nhưng không thấy đỡ được bao nhiêu. Loay hoay mấy hôm, không tìm ra cách nào để chữa, tưởng chừng đã phải bó tay. Nhưng rồi tối hôm đấy, em nghịch ngợm vật nhau với một anh chàng sinh viên người Thổ Nhĩ Kỳ, ở cùng tầng trong khu ký túc xá. Em bị anh ta quật xuống đất mấy lần, sáng hôm sau tỉnh dậy thì lưng đau nhừ, không thể nghiêng mình để dậy được. Thế là bất đắc dĩ, em phải tìm cách tự chữa cho mình, nhưng lấy que dò loay hoay mãi trên mặt cũng chẳng thấy đỡ gì cả. Thần hồn nát thần tính, em tự nhủ “hay là mình bị dập mất lá gan rồi không chừng!”. Đang lúc hoang mang, bối rối, không biết làm thế nào, thì em vớ được cây lăn cầu gai đôi lớn, thế là em cố gắng ngoành tay, lăn trực tiếp ở lưng. Lăn được một lúc thì thấy đỡ và bắt đầu ngồi dậy được. Không ngờ lăn trực tiếp lại có tác dụng đến thế! Rồi mặc dù vẫn còn đau lưng, nhưng em vẫn hăng hái mang cây lăn đôi đến để lăn cho cô y tá nọ. Việc lăn trực tiếp tại chỗ (sau khi đã thử hết các phương pháp khác) quả nhiên đã mang lại kết quả khả quan. Đây cũng là ca cuối cùng em chữa bệnh trên đất Pháp.

Mùa xuân năm 2010 em về sống và làm việc ở Hà Nội. Vì bận rộn nên em sao nhãng đi nhiều việc chữa bệnh. Thế mới biết, khi mình chăm chỉ chữa bệnh hàng ngày thì sẽ chữa rất hay, chứ lâu lâu mới chữa thì chẳng thành công cho lắm.

Tuy nhiên em cũng đã thực hiện được nhiều ca khá hay, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường nặng, vùng phản chiếu lá lách (huyệt 37, 40, 481) và vùng phản chiếu gan (huyệt 50, 41, 233) thường cứng và nổi cộm lên, khi ấn vào sẽ có cảm giác nhức rồi cảm giác giải tỏa, dễ chịu thấy rõ. Em dùng phác đồ chữa tiểu đường: 63, 7, 113, 37, 40 kết hợp dò tìm kỹ các sinh huyệt ở hai bên cánh mũi, vùng phản chiếu lá lách và gan để ấn thêm. Thường thì ta nên ấn vừa phải để đủ có cảm giác, chứ không nên ấn mạnh quá. Ấn mạnh thì chỉ được vài ngày là những chỗ ta ấn nhiều sẽ nổi mụn lên, cản trở việc tiếp tục chữa. Theo anh Huỳnh Văn Phích (khóa 112) thì trước khi ấn phác đồ tiểu đường trên, ta nên bổ xung phác đồ hỗ trợ: 73, 3, 156, 19 (nếu bệnh nhân huyết áp cao thì không ấn 19). Bệnh nhân tiểu đường khi tin tưởng làm theo phác đồ này thì chỉ chừng độ 1 tháng thôi các chỉ số sẽ được cải thiện rõ rệt và có thể ăn uống trở lại bình thường.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Từ vài tháng nay, cuối tuần em thường đến chùa Bồ Đề, một ngôi chùa lớn nằm ngay sát bên bờ Sông Hồng, do sư thầy Thích Đàm Lan trụ trì. Em đến chữa bệnh miễn phí cho các cháu nhỏ bị bỏ rơi, cho mẹ nuôi của các cháu là các cô gái lang thang cơ nhỡ, và cho ông bà của các cháu là những người già cô đơn đến sống nhờ cửa Phật. Hiện ở Chùa Bồ Đề có đến hơn 130 cháu nhỏ, từ vài ngày tuổi đến vài năm tuổi được nuôi ở đây cùng với khoảng 80 cô gái và các ông bà già. Mỗi buổi sáng cuối tuần em thường chữa cho khoảng hai chục người. Trẻ em mùa đông bị viêm họng, viêm phế quản và ho thì em dùng ngải cứu hơ trán, tai, gáy và lưng. Chỉ hơ một chút là đã thấy các cháu thở được, bớt khò khè trong ngực. Tuy nhiên những người già thì đau yếu, xương khớp và bị nhiều thứ bệnh trong người nên chữa cũng không thấy tác dụng ngay. Trong trường hợp này, thầy Châu dạy cần phải dùng các phác đồ “đại tu”, tức là các phác đồ chống suy nhược cơ thể, chống suy nhược thần kinh kết hợp với phác đồ bổ khí – bổ huyết. Ngoài ra cần phải nói thêm điều này, sau khi chữa bệnh ở một môi trường có nhiều bệnh nhân đủ các loại như vậy về nhà, em thường thấy mệt và buồn ngủ. Thầy Châu bảo đó là do em chưa tập âm dương khí công. Hy vọng là sau khi tập âm dương khí công một thời gian, em sẽ không còn bị mệt khi đi chữa bệnh như thế nữa.

Trong suốt quá trình chữa bệnh bằng Diện Chẩn, cũng có một số ca không được như ý, em xin kể hai ca làm ví dụ như sau:

– Có một chú Việt kiều, quãng 60 tuổi, sống ở vùng ngoại ô Paris, bị mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ: vị giác bị tê liệt, ăn không hề thấy bất kỳ một vị gì, ăn cái gì cũng như là nhai giấy vậy, tình trạng bệnh đã kéo dài vài năm rồi. Mới đầu em dò và ấn các sinh huyệt lưỡi (79 và 8) thì thấy chú ấy có một chút cảm giác của vị ngọt, các vị khác thì không thấy gì. Nhưng cảm giác đấy không giữ được lâu, đến ngày hôm sau đâu lại hoàn đấy. Em tiếp tục ấn các phác đồ thông nghẽn nghẹt, ổn định thần kinh và tiêu viêm, rồi ấn các huyệt lưỡi, kết hợp hơ rốn và vùng sống lưng tương ứng với rốn (đồ hình phản chiếu miệng ở bụng và lưng) thì lại thấy vị ngọt xuất hiện, nhưng cũng chỉ một chút thế thôi, chứ không cải thiện được gì đáng kể. Bây giờ được học thầy Châu thì mới nhớ lại, chú này có kể là đã dùng rất nhiều thuốc tây và trong trường hợp này ta nhất thiết phải đánh bộ giải độc trước, để tẩy hết các dược chất tắc nghẽn trong các huyệt đạo ra, thì các phác đồ đặc trị mới có thể phát huy tác dụng. Đồng thời phải chú ý làm thêm các đồ hình đồng ứng, chẳng hạn hơ ngón tay cái để ngang giống hình cái lưỡi.

– Có một bác gái chừng 70 tuổi, sống ở Hà Nội, bị tai biến mạch máu não, liệt tay và chân bên trái. Lúc em bắt đầu chữa, thì bác đã bị bệnh được hơn 1 năm, và do gia đình có điều kiện, nên cũng đã chữa ở nhiều nơi với nhiều phương pháp khác nhau và bệnh cũng đã cải thiện được một phần. Để điều trị, em cũng đã cẩn thận thực hiện theo đúng bài bản, ấn bộ ổn định não 34, 290, 100, 156, 37, 41, cào đầu, lăn đồ hình phản chiếu tay và chân trên mặt, lăn lưng, lăn trực tiếp tay và chân, rồi chỉ cho người nhà tự làm thêm. Nhưng bác ấy chỉ thấy đỡ nhức, mỏi và ngủ được, chứ bệnh liệt không tiến triển gì cả. Bây giờ nghe thầy giảng, em nghiệm ra rằng nguyên nhân có lẽ là do em và gia đình đã làm quá nhiều: em đã làm Diện Chẩn mỗi ngày một lần, gia đình tự làm thêm Diện Chẩn một hai lần nữa, và còn kết hợp chữa thêm bằng bấm huyệt, vật lý trị liệu và uống thuốc Đông y, Tây y. Em nghĩ, nếu chỉ tập trung chữa bằng Diện Chẩn, và không cần làm nhiều, thì chắc là sẽ có kết quả hơn. Ngoài ra, để khôi phục não bị liệt, em nghĩ ta cần phải hơ đồng ứng thêm nữa, đặc biệt là hơ mu bàn tay trái nắm lại – phản ánh toàn bộ vỏ não.

2. Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca?

  1. Do ung thư là một trong những bệnh nan y số 1 hiện nay, nên cũng như tất cả mọi người, em rất quan tâm đến phác đồ này. Theo kinh nghiệm của những người đã từng chữa thành công nhiều ca ung thư bằng Diện Chẩn, thì chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ những bước như sau:

(i) Do khối u là âm tính, sinh trưởng rất nhanh, nên ta phải cắt đường truyền máu và dịch đến khối u. Trước hết lấy que dò xoay tròn quanh tai (phía trước tai thì đi từ dưới lên trên) để cắt cơn đau, cắt đường truyền dịch tới khối u. Tiếp theo bấm bộ cầm máu: 0, 16, 61, 287, 50 (có thể bỏ huyệt số 0) cộng huyệt bộ vị tương ứng. Ví dụ: ung thư vú thì ta bấm thêm 73; ung thư gan ta bấm thêm tam giác gan 50, 41, 233, ung thư xương thì lăn đồ hình ngoại vi cơ thể trên mặt; ung thư máu thì gạch đồ hình não rồi lăn đồ hình tim trên mặt.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
(ii) Bước thứ hai, ta bấm bộ tiêu u bướu 41, 143, 127, 19, 37, 38 để diệt tận gốc, diệt cái căn của khối u, rồi cũng cộng thêm huyệt bộ vị tương ứng. Ung thư vú thì ta lại bấm thêm 73, hơ mắt tương ứng với bên vú có khối u, hơ bên vú đối xứng và cuối cùng hơ trực tiếp khối u bên vú có bệnh. Ung thư gan thì ta bấm thêm tam giác gan, ấn và hơ điểm đau ở bàn chân phải tương ứng với gan ở đồ hình nội tạng trên hai bàn chân, ấn và hơ điểm đau gần đốt sống T5 (thường là bên trái, ngay sát xương sống và nằm trong vùng tương ứng với nửa dưới của xương bả vai). Ung thư máu thì gạch đồ hình não, lăn đồ hình tim trên mặt, trái trước phải sau, rồi hơ và lăn trực tiếp cột sống từ dưới lên trên, gõ búa đầu dương và lăn cầu gai đôi sừng lớn hai bên cột sống cũng từ dưới lên trên (do tủy sống là nơi sản sinh ra hồng cầu).

(iii) Bước cuối cùng, ta ấn bộ Bổ âm huyết: 22, 127, 63, 7, 113, 17, 19, 64, 50, 39, 37, 1, 290, 0 để bồi bổ cơ thể, phục hồi lại chỗ bị tổn thương.

Để tiêu u tiêu bướu, tiêu viêm tiêu độc, ta có thể dùng bộ 26, 3, 38, 50, 41, 16, 60, 57, 61, 143, 85, 29, 5, 17 thay cho bộ bắt đầu bằng 41 ở trên.

Bệnh nhân ung thư cần ăn đồ có tính dương, đặc biệt là nghệ để tấn công lại khối u âm tính, kiêng cữ những đồ ăn mát như cam, chanh, nước dừa, đu đủ và vi-ta-min C. Đặc biệt cần tránh những đồ bổ quá như trứng và sữa, kể cả sữa dành cho bệnh nhân ung thư. Sữa thực ra là một sản phẩm bổ dưỡng nhân tạo, nó tích tụ trong mình quá nhiều hoóc môn tăng trưởng, kháng sinh (từ những con bò cho sữa) và bị thêm vào chất bảo quản khác, nên uống sữa sẽ chỉ càng làm bệnh nhân thêm đau và nhức. Vì thế, người bệnh ung thư, khi đã bị truyền hóa chất hoặc xạ trị, chỉ nên ăn các thức ăn thô, xanh, sạch, lấy trực tiếp từ thiên nhiên, chứ đừng ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi công nghiệp, hoặc đã qua chế biến và đóng hộp.

  1. Bộ thông nghẽn nghẹt 19, 14, 275, 61 cũng là một bộ huyệt rất hay, bởi vì đau thường là do có chỗ nào đó trong cơ thể bị tắc. Ví dụ: ta bấm thông nghẽn nghẹt và huyệt 74 để chữa hoại tử khớp háng; thông nghẽn nghẹt và huyệt 65, 332, 421 để chữa tai điếc; thông nghẽn nghẹt và huyệt 106, 107, 108, 8, 189, 1 để chữa nghẹt tim.
  1. Bộ tăng cường đề kháng và miễn nhiễm 300, 37, 50, 7, 17, 127, 156, 0 giúp tăng khả năng phòng bệnh về lâu về dài, đồng thời là một phác đồ hỗ trợ đắc lực trong việc chữa các bệnh liên quan sự tấn công của vi rút và siêu vi, các bệnh liên quan đến việc suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, và đặc biệt là đối với bệnh HIV/AIDS.

3. Bạn nghĩ gì về hệ thống huyệt của Diện Chẩn?

Trong Cơ thể học của Tây y, người ta dùng phương pháp mổ xẻ, thực nghiệm để nghiên cứu một cách rất chi tiết về cơ thể con người. Từ đó họ tìm ra được các hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, nội tiết, … và đặc biệt là hệ thần kinh.

Trong Châm cứu của Đông y, người ta quan sát thấy bệnh có ảnh hưởng đến một số điểm nhất định nào đó trên cơ thể. Một số điểm nóng lên, tê cứng, cộm đau, tiết chất nhờn, khô, đổi màu hay có những chấm. Từ đó họ tìm ra được 657 điểm nhạy cảm. Nhờ nối kết các điểm này với nhau, người ta xác định được các đường kinh lạc trong cơ thể, đặc biệt là 12 đường kinh chính chạy thông suốt khắp trong ngoài, trên dưới của cơ thể. Các đường kinh này hoàn toàn không liên hệ gì với hệ thần kinh hay mạch máu của Tây y và không đo đếm được.

Trong Diện Chẩn, các huyệt cũng được tìm theo cách quan sát người bệnh, nhưng thay vì tìm các điểm nhạy cảm, thì Diện Chẩn lại tỉ mỉ, mò mẫm trên mặt, đi tìm các điểm rất nhỏ không nhạy cảm nằm trong các điểm nhạy cảm, tương ứng với một bệnh nào đó của cơ thể. Ta có thể tạm ví việc tìm huyệt Diện Chẩn giống như việc đi tìm một điểm âm rất nhỏ nằm trong một điểm dương vậy. Các huyệt của Diện Chẩn khác hoàn toàn với hệ kinh lạc của Đông y, không có liên hệ gì với hệ thần kinh hay mạch máu của Tây y, và cũng không đo đếm được.

Tuy nhiên các huyệt của Diện Chẩn lại thể hiện được rất nhiều điều: nó có các huyệt liên hệ một cách chi tiết đến tất cả các bộ phận ngoại vi của cơ thể như: đầu, cổ, lưng, tay, chân, … và đến các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể như: tim, phổi, dạ dày (bao tử), ruột non, ruột già, … Trong hệ thống huyệt của Diện Chẩn, không những có những huyệt có tác dụng tương tự như một số huyệt và đường kinh của Đông y, mà còn có những huyệt phản ánh các hệ thần kinh, nội tiết, sinh dục… của Tây y và đặc biệt có huyệt có tác dụng giống như một số loại thuốc Tây y như kháng sinh, giảm đau, an thần, …

Như vậy, có thể nói hệ thống huyệt của Diện Chẩn rất độc đáo, đầy đủ, chặt chẽ, và khoa học. Phối hợp và sử dụng các huyệt một cách khéo léo ta có thể phòng và chữa được hầu hết các loại bệnh, từ đơn giản đến nan y, mãn tính, một cách rất nhanh chóng và hiệu quả.

4. Bạn nghĩ gì về các Phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn?

Phác đồ hỗ trợ đặc biệt quan trọng, nó giống như việc chuẩn bị chiến trường và công tác hậu cần trong đánh giặc. Ta đánh thắng được trận Điện Biên Phủ, hiển nhiên không phải là do quân ta mạnh hơn quân Pháp, mà là do ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng trận địa, kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, bao vây ngăn chặn hầu hết các đường tiếp tế của địch, kết hợp vận chuyển lương thực bằng nhiều loại phương tiện, bao gồm cả xe đạp thồ, để có thể cầm cự và đánh trận một cách bền bỉ và lâu dài.

Chữa ung thư cũng vậy, ta phải dùng phác đồ hỗ trợ là cầm máu và giảm tiết dịch 0, 16, 61, 287, 50 để ngăn chặn đường tiếp tế các chất dinh dưỡng đến cho khối u, rồi tiếp theo mới dùng phác đồ đặc trị tiêu u bướu để tiêu diệt khối u. Cuối cùng ta lại dùng phác đồ hỗ trợ bổ âm huyết 22, 127, 63, 7, 113, 17, 19, 64, 50, 39, 37, 1, 290, 0 để bồi bổ cơ thể, tiếp tế lương thực đến cho các tế bào lành.

Bộ thăng 127, 50, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0 và bộ giáng 124, 34, 26, 143, 61, 3, 222, 14, 156, 87 cũng là những phác đồ hỗ trợ quan trọng bởi hầu hết bệnh tật là kết quả do hàn và nhiệt mà ra. Người già, ốm yếu, ta đánh bộ thăng trước để năng cao nội lực của cơ thể lên, người bệnh có tính dương và nhiệt nhiều thì ta đánh bộ giáng trước để cân bằng bớt lại, rồi mới bắt tay vào các phác đồ đặc trị để chữa bệnh.

5. Bạn thắc mắc điều gì nhất trong các tài liệu và bài giảng? Nêu ra những gì bạn khó hiểu và không làm được?

Từ lâu rồi, em đã tự đọc và tập theo sách Âm dương khí công của thầy nhưng không được. Một phần là do chưa tập nhiều, làm không được nên nản chí, nhưng một phần có lẽ cũng là do em tập quá máy móc theo từng câu, từng chữ trong sách của thầy, mà không nắm lấy cái bao quát, cái cốt lõi của phương pháp.

Trong sách, phần Đại cương – Âm dương khí công là gì, thầy đã nói rất rõ những điều quan trọng nhất: “đây là phép thở được điều khiển bằng ý, chứ không phải thở bình thường bằng phổi”, thở “êm, nhẹ, ngắn, cạn”, theo nguyên lý “tâm – ý – khí – lực, ý dẫn khí, khí dẫn huyết, huyết dẫn lực”, tuân thủ “vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động và sáng tạo”.

Tuy nhiên, khi tập em lại chỉ chú trọng vào câu chữ trong mục Hướng dẫn cách thở – Cách thở 1 (thở dưới da). Phần thở đường dương, thầy có ghi:

“Bắt đầu hít vào bằng mũi, hít rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có một làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn chạy dưới da vài milimét từ mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3, 4 centimét nơi Đan Điền – Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây. Lưu ý: Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.”

Vì bị ám ảnh bởi chữ “khí” và chữ “làn hơi” nên em lúc mới tập, em vẫn bị chú trọng vào hơi thở thật chứ không phải làn tưởng tượng và quá chú trọng vào việc dẫn nó dưới da, kết hợp thở ít, dừng lâu ở Đan Điền, nên dễ bị nén khí và hụt hơi, chứ không được tự nhiên và thoải mái. Vì vậy, để thuận lợi hơn cho người tập, ta nên viết về “ý” trước, viết về “khí” sau và dùng “làn tưởng tượng” thay cho “làn hơi”, như thế này:

“Bắt đầu tưởng tượng (đánh vèo một cái) từ mũi qua cằm, qua cổ họng, xuống ngực, bụng, đến Đan Điền – Khí Hải, nằm dưới rốn khoảng 3, 4 centimét thì dừng lại. Đồng thời để cơ thể tự hít vào nhẹ nhàng, êm ái bằng mũi. Do tưởng tượng nhanh nên lượng khí hít vào sẽ ngắn và cạn. Mới tập, làn tưởng tượng thường không rõ, có thể chỉ là một luồng ý nghĩ thẳng tuột từ mũi xuống Đan Điền. Khi tập trung hơn, làn tưởng tượng có thể bám được theo đường cong của cơ thể. Khi tập nhiều nữa, tâm trí định hình rõ ràng hơn, có thể thấy rõ có một làn tưởng tượng như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn chạy dưới da vài milimét từ mũi, theo đường cong cơ thể, xuống Đan Điền. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây. Lưu ý: Chỉ nên để ý đến làn tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.”

Lúc chưa gặp thầy và chưa tập được Âm dương khí công, em đã tự tập Thể dục tự ý. Trang dienchan.com của thầy có hướng dẫn rõ ràng: “Để tự chữa bệnh hay triệu chứng bệnh của một bộ phận cơ thể nào đó, ta chỉ cần cử động bộ phận đó, và tuân thủ theo các nguyên tắc: vừa cử động vừa thở (hít vào, thở ra), vừa cử động vừa gồng (gồng vừa phải thôi, gồng quá sức sẽ mỏi cơ), vừa cử động vừa quán tưởng (tập trung chú ý) vào bộ phận đang có bệnh, vừa cử động vừa ước muốn mãnh liệt và tin tưởng sẽ khỏi bệnh.”

Em rất thích cái phép thể dục tự ý này, và sử dụng nó thường xuyên để tự chữa bệnh. Chẳng hạn, khi bị đau bụng vì ăn uống, em tập trung vào hơi thở, quán tưởng vào bụng, thậm chí tưởng tượng ra dạ dày thế nào, ruột non, ruột già thế nào, thức ăn vận chuyển ra làm sao,… Chỉ cần quán tưởng một lúc là bụng đã nóng lên và muốn đi cầu, đi cầu xong là hết đau bụng. Có lần em bị ngã xe máy khá nặng, đầu gối bị trầy một mảng lớn, nhưng em không bôi thuốc hay băng bó gì cả, chỉ rửa qua bằng nước vòi, rồi tranh thủ lúc nào rỗi thì ngồi tập trung vào hơi thở, quán tưởng đến chỗ đầu gối đau. Thế là chỗ đầu gối dần dần đỡ đau, không thấy mưng mủ, và đóng vẩy khá nhanh, chỉ một tuần là đã khỏi hẳn.

Nhờ tập được Thể dục tự ý nên em cảm nhận được cơ thể, và thấy rằng tập Thể dục tự ý trước, tập Âm dương khí công sau thì thuận hơn. Thực tế khi được thầy hướng dẫn: phải tưởng tượng “đánh vèo một cái”, em đã vận dụng khả năng tưởng tượng tập được với Thể dục tự ý để tập thành công Âm dương khí công, em đẩy nhanh luồng ý nghĩ để toàn bộ quá trình thở được êm ái, tự nhiên, không bị dồn nén và hụt hơi.

Tuần đầu tiên tập đường dương, em thấy rất hăng say làm việc và có thể thức rất khuya và dậy rất sớm, luôn có cảm giác khát nước và uống nhiều nước. Nhưng điều hay nhất là nhờ thở được đường dương, em đã có thể niệm công. Em niệm phác đồ yêu thương 26, 60 mỗi khi đi học về, để con chó nơi nhà em ở trọ không sủa ầm ĩ lên nữa. Em để ý thấy, hôm nào tập được đầy đủ âm dương khí công thì mới niệm được, còn hôm nào quên không tập là y như rằng con chó nó lại sủa, niệm thế nào cũng không được.

Tuần thứ hai, em tập thở đường âm, cũng thấy có tác dụng rõ ràng. Em ngủ rất nhiều và không còn cảm giác khát nước như tuần trước. Thêm nữa, trong em xuất hiện cảm giác buồn chán rõ rệt. Cụ thể là: cái ổ cứng ngoài của em vốn đã bị hỏng từ tuần trước, nhưng đến khi tập đường âm thì em nghĩ đến nó nhiều hơn và cảm thấy tiếc mãi cái ổ cứng bị hỏng đấy và đã tìm cách mang nó đi sửa.

6. Bạn nghĩ gì về các dụng cụ của Diện Chẩn ?

Khi mới học và thực hành Diện Chẩn, em thường chỉ dùng một số dụng cụ cơ bản, như cây que dò, lăn đồng nhỏ, lăn cầu gai đôi lớn, búa lớn và cây sao chổi. Nhưng khi làm nhiều thì em mới thấy cần phải có thêm dụng cụ để có thể làm trên mặt, trên loa tai, trên cánh tay, bàn tay, ngón tay, đầu ngón tay, rồi lưng, chân, bàn chân và ngón chân. Không những kích thước của dụng cụ phải thay đổi để thích ứng, mà bề mặt tiếp xúc với da cũng cần phải thay đổi để có thể tạo ra được những cảm giác khác nhau.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Chẳng hạn, cây Na-pô-lê-ông mà thầy mới chế ra có những nét riêng khá thú vị. Nó có một đầu hình móng tay, khi ủi có cảm giác gần giống như ta lấy móng tay vuốt ngược trên da, nhưng êm và trơn hơn nhiều. Em đã dùng dụng cụ này để chữa viêm khớp thái dương hàm cho cô Hạnh ngồi cùng bàn, vì nghĩ rằng cần phải dùng một biện pháp êm ái, nhẹ nhàng để chữa cho một nghệ sĩ đánh đàn Pi-a-no. Trước hết em ấn bộ tiêu viêm, tiêu độc 41, 143, 127, 19, 37, 38, sau đó em lấy đầu móng tay ủi nhiều lần vùng thái dương hàm bên không đau, rồi ủi thêm trực tiếp vùng thái dương hàm bên đau. Chữa như thế chỉ hai, ba ngày là cô Hạnh đã đỡ hẳn, trước cô không dám ăn cái gì cứng, giờ thì cô đã có thể ăn thịt gà được rồi.

7. Khi dùng các dụng cụ, bạn thích nhất phương thức tác động nào ? Lăn, gõ, ấn, dán, châm ? Hãy kể ra và nói lý do tại sao ?

Hồi mới tập làm Diện Chẩn, em hay dùng cây búa nhỏ để gõ, vì làm thế dễ trúng huyệt hơn, mỗi lần gõ là mình có thể chỉnh lại một chút. Nhưng rõ ràng là cây dò huyệt vẫn là dụng cụ số một, em thích cây hai đầu dò, một đầu to một đầu nhỏ. Với đầu dò huyệt nhỏ, ta có thể ấn giữ, tùy mức độ mạnh, nhẹ, lâu, mau, ấn nhún 30 tiếng đếm hay ấn mạnh 3 lần tùy từng trường hợp. Còn với đầu do huyệt to thì ta có thể dùng để đánh 6 vùng phản chiếu, ủi các vùng trên mặt hoặc dò sinh huyệt ở tay, chân và lưng.

Khi có nhiều bệnh nhân, phương pháp dán cao Salonpas sẽ giúp giảm thời gian chữa bệnh cho từng người đi rất nhiều. Khi phải hướng dẫn cho bệnh nhân tự làm ở nhà, ta có thể chỉ cho họ cách tự lăn hoặc gõ, vì nó dễ làm hơn các phương pháp khác. Đặc biệt, hơ ngải cứu giúp trị bệnh rất tốt, tuy nhiên người mới tập Diện Chẩn thường hay hơ gần quá làm người bệnh cảm thấy rát, khó chịu, và không phải ai cũng ngửi được mùi và chịu được khói của nhang ngải cứu.

8. Bạn nghĩ gì về các đồ hình (phản chiếu, đồng ứng) của Diện Chẩn?

Trước kia, em học Diện Chẩn theo sách vở, thấy người ta thường nói phải thuộc Đồ hình và Sinh huyệt, với cái nghĩa là phải thuộc Đồ hình Phản chiếu và Bản đồ huyệt, còn Đồ hình Đồng ứng không được nhắc đến nhiều. Nhưng nay nghe thầy giảng thì mới thấy hết được tầm quan trọng của các Đồ hình Đồng ứng. Ta có thể nói Diện Chẩn được đặt trên một cái kiềng ba chân gồm Sinh huyệt, Phản chiếu và Đồng ứng.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Các đồ hình phản chiếu, bắt đầu bắng đồ hình ngoại vi, nội tạng trên mặt, sau được phản chiếu lên trên đầu, lên hai tay, hai chân, lên lưng và bụng rất là đầy đủ. Nhưng chỉ đến khi học các đồ hình đồng ứng, ta mới thấy sức tưởng tượng phong phú, khả năng phát triển không có giới hạn của Diện Chẩn.

Càng ngày người ta càng thấy rõ nguyên nhân, cái gốc sâu xa nhất của bệnh tật là từ tâm trí con người. Những băn khoăn không giải quyết được dần dần tích tụ lại hoặc những lo lắng thái quá có thể dẫn ngay đến những nghẽn nghẹt trong cơ thể và biểu hiện ra thành một bệnh nào đó. Các phương pháp của Y học hiện đại thường chỉ chú trọng đến việc điều trị cơ thể, điều trị phần xác, mà lờ đi việc điều trị trí não, điều trị phần hồn của con người.

Các nghiên cứu về y học tự nhiên cho thấy một cách rõ ràng rằng, chỉ cần tập thiền, biết cách an trú thân tâm trong hiện tại, tìm đến trạng thái trống không, chỉ cần biết buông xả, thảnh thơi, coi nhẹ mọi chuyện là các vấn đề của trí óc sẽ được giải quyết. Mà một khi trí óc được khai thông thì cơ thể cũng sẽ được khai thông theo, và tự nhiên bệnh sẽ lành.

Tuy nhiên, tập thiền không dễ một chút nào. Con người hiện đại, mang quá nhiều tính dương trong người, quan tâm không ngừng, không nghỉ đến quá khứ và tương lai, nuối tiếc cũng nhiều, mà ham muốn cũng nhiều, rất khó có thể tĩnh tâm và an trú được trong hiện tại.

Trong bối cảnh đó, Diện Chẩn chính là một phép màu, các Đồ hình Đồng ứng, với sức tưởng tượng, liên thông phong phú vô bờ của mình, chính là chìa khóa để mở cánh cửa vào trí não. Có thể nó đi hơi ngược, khi bắt đầu bằng chữa bệnh cho cơ thể trước, rồi qua đó mới gián tiếp chữa bệnh cho tâm hồn. Nhưng có lẽ đó là giải pháp duy nhất có thể thành công khi mà cái trí, cái duy lý đang thống trị như hiện nay.

9. Bạn có đề nghị gì với sách học và cách giảng dạy ?

Có hai cách dạy học. Cách thứ nhất là theo kiểu các cụ ngày xưa: Sách tuy ít, nhưng rất cô đọng và cực kỳ thâm thúy. Thực sự ta chỉ cần đọc và hiểu được một cuốn sách, như Đạo Đức Kinh chẳng hạn, là đã đủ lắm rồi.

Cách thứ hai là theo kiểu dân chủ hiện đại: ai cũng có thể viết sách, ai cũng có thể dạy, có đủ loại chương trình cho phù hợp với các lứa tuổi, trình độ và nhu cầu khác nhau. Thậm chí, không cần đến trường, mà chỉ tự học thông qua sách vở và internet, người ta cũng có thể biết được rất nhiều. Kiểu giáo dục hiện đại này giúp phổ cập tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người thuyết giảng, có quá nhiều sách, người ta không còn biết phải tin theo ai và tìm đọc cái gì.

Thêm nữa, khoa học và triết lý hiện đại dựa quá nhiều vào thực nghiệm và suy luận thuần túy lô-gíc, mà không biết tin vào cảm nhận trực quan của con người. Đặc biệt, việc khoa học dựa vào thống kê để mong có được các kết luận “khách quan” đôi khi là rất đáng nghi ngờ. Cuốn sách “Thiên nga đen: xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn” của tác giả Nassim Taleb đã chỉ ra rất rõ điều này. Chúng ta chỉ biết máy móc thống kê lại quá khứ để tìm cách dự đoán tương lai, chứ không biết cách nhìn vào “cái tổng thể” và không đủ phóng khoáng để hình dung được “những cái không thể”.

Diện Chẩn mới ra đời nên sách của thầy còn ít và cô đọng. Nhưng dần dần, cần phải có nhiều người tham gia giúp thầy giảng dạy và truyền bá Diện Chẩn, sách vở cũng cần phải được tiếp tục biên tập thêm cho đa dạng và phong phú, phù hợp với các đối tượng khác nhau, với các hình thức giảng dạy và truyền bá khác nhau.

10. Cảm tưởng của bạn đối với phương pháp này, bạn nghĩ gì về tương lai của nó? Ích lợi của nó đối với sức khỏe và tinh thần ra sao?

Ở các nước phương Tây, Y học thay thế và bổ xung đang ngày càng được quan tâm tới, khi mà ngày càng có nhiều bệnh nan y và mãn tính mà Y học hiện đại phải chịu bó tay.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Lành bệnh tự nhiên – khám phá và tận dụng khả năng tự nhiên của cơ thể để tự duy trì và chữa lành bệnh”, xuất bản năm 1995 của bác sĩ Andrew Weil, tác giả có liệt kê các phương pháp Y học thay thế mà người Mỹ hay dùng bao gồm: Châm cứu (Acupuncture), Y học Ấn Độ (Ayurvedic medicine), Phản hồi sinh học (Biofeedback), Điều chỉnh thân tâm (Body work: reiki, yoga, shiatsu, qigong, t’ai chi, …), Y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional chinese medicine), Kỹ thuật cột sống (Chiropractic), Kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng (Guided imagery and visualization therapy), Y học thảo dược (Herbal medicine), Y học thể thống nhất (Holistic medicine), Vi lượng đồng căn (Homeopathy), Thôi miên (Hypnotherapy), Liệu pháp thiên nhiên (Naturopathy), Thuật nắn xương (Osteopathic Manipulative Therapy), Chữa bệnh bằng tôn giáo (Religious healing), Chữa bệnh bằng xoa bóp (Therapeutic touch).

Qua nghiên cứu sơ bộ, em rút ra một số nhận xét như sau:

– Các phương pháp cổ truyền như Châm cứu,Y học Ấn Độ hay Y học Trung Quốc vốn đã có một lịch sử tồn tại rất lâu đời, nó dần dần sẽ lấy lại thế quân bình với Tây y, theo như mong muốn mà người ta vẫn hay nói: “Đông Tây y kết hợp”. Nhưng các phương pháp Đông y cũng phức tạp chẳng kém gì Tây Y, không phải ai cũng có thể học được, nên Đông y và Tây y sẽ vẫn chỉ cạnh tranh nhau sức ảnh hưởng ở trong các bệnh viện và các trung tâm chữa bệnh.

– Các liệu pháp tự nhiên khác đang ngày càng mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Các phương pháp này tuy đơn giản hơn, nhưng lại dựa nhiều vào trình độ, khả năng khéo léo, “năng lượng sinh học” hay “điện lực” của từng người chữa bệnh, vì thế nó khó có thể phát triển rộng ra được.

– Chỉ có Diện Chẩn là đã xây dựng được một cơ chế chữa bệnh đầy đủ, thống nhất, vừa hiệu quả, vừa rẻ tiền, lại vừa dễ học, dễ làm. Ai cũng có thể học để tự phòng và chữa bệnh cho mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc men và bác sĩ. Diện Chẩn trong tương lai sẽ không cạnh tranh với Đông y và Tây y trong các bệnh viện, mà nó lan tỏa trong quần chúng, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, giảm thiểu nỗi khổ và nỗi đau trong lòng mỗi người dân, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên.

11. Từ khi áp dụng phương pháp này, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Một vấn nạn lớn, thực sự rất lớn của xã hội hiện đại là gánh nặng chi phí y tế. Gánh nặng này đang ngày càng tăng và là một nguyên nhân gây ra nhiều tranh cãi về bảo hiểm y tế ở các nước giàu và tình trạng quá tải bệnh viện ở các nước nghèo.

Tại sao chi phí y tế lại ngày càng gia tăng? Đó là vì chúng ta đang ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thuốc men và bác sĩ. Thay vì chúng ta có thể tự lắng nghe lấy cơ thể mình để tự điều chỉnh lấy nó, thì chúng ta lại sợ sệt, không dám làm gì, giao phó hết cơ thể của chúng ta cho bác sĩ, cho những người “có chuyên môn” và “có thẩm quyền” trong việc định đoạt những vấn đề có liên quan đến “tính mạng con người”.

Một điều chớ trêu là, khi chúng ta càng lệ thuộc vào bác sĩ, thì chúng ta lại càng không biết cách tự chăm sóc bản thân, và thế là chúng ta lại càng hay bị bệnh, và lại càng hay phải đến bệnh viện hơn. Cứ như thế, chi phí y tế sẽ ngày càng gia tăng, và hỏi rằng có nền kinh tế nào mà có thể chịu cho được?

Trong bối cảnh nan giải này, một lần nữa Diện Chẩn lại là phép mầu giúp chúng ta một phần nào có thể tự định đoạt lấy bệnh tật của mình, vừa tiết kiệm được tiền mua thuốc, tiền đến bệnh viện cho từng gia đình, vừa giảm được gánh nặng chi phí y tế cho toàn xã hội.

12. Những điều gì giáo viên hay nhắc đi nhắc lại trong lớp ?

Đến lớp học Diện Chẩn – một phương pháp để chữa bệnh, em lại được học hẳn Việt Y Đạo – một con đường để đến với Đạo thông qua Y.

Đạo là gì? Không có gì khó hiểu, nó chính là “quy luật của trời đất”, là “lẽ thường tình phải thế” là “chân lý”, là “Lão tử”, là “Phật”, là “Chúa”, hoặc đơn giản hơn, nó chính là con đường tìm đến hạnh phúc, tìm đến sự bình an.

Lắng nghe và làm theo lời thầy nói, em thấy con đường đến với Đạo càng ngày càng rõ. Những lời thầy giảng không khác gì những lời dạy từ xa xưa của Lão tử, của Phật hay của Chúa, cách thầy nói không khác gì cách Thích Nhất Hạnh, Krishnamurti, hay Osho đã từng nói.

Chẳng hạn, Lão Tử nói:

Thiên hạ đều biết tốt là tốt / Thì đã có xấu rồi / Đều biết lành là lành / Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy: Có và không cùng sinh / Khó và dễ cùng thành / Dài và ngắn cùng chiều / Cao và thấp cùng nhau / Giọng và tiếng cùng hoạ / Trước và sau cùng theo.

Vậy nên hiền nhân: Dùng vô vi mà xử sự / Dùng vô ngôn mà dạy dỗ / Để cho mọi vật nên mà không cản / Tạo ra mà không chiếm đoạt / Làm mà không cậy công / Thành công mà không ở lại / Vì không ở lại / Nên không bị bỏ đi .

Những lời nói của thầy Châu cũng vậy, đầy tính triết lý, nhưng cũng rất đỗi gần gũi, dễ hiểu, nó thẫm đẫm tình thương và lòng trắc ẩn. Thầy có rất nhiều câu cần phải khắc cốt ghi tâm, nhưng em tạm thời lựa ra ba câu sau để chiêm nghiệm dần:

– Tâm hướng về đâu, nơi đó sẽ có ánh sáng.

– Qua rừng Y mới đến biển Đạo.

– Càng cho, càng nhận.

13. Bạn nghĩ gì về thầy Bùi Quốc Châu ?

Thầy Bùi Quốc Châu là một người đã ngộ Đạo, thấu hiểu được những lẽ huyền diệu của Trời Đất, thông cảm được lòng người và biết được cả những quy luật của quỷ thần. Nhờ luyện tập Âm dương khí công, mà thầy có một thân hình rắn chắc, một tâm hồn bình thản và một trí tuệ sáng ngời. Nhờ đó mà thầy đã tìm ra được Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp để giúp mọi người tự chữa bệnh, Ẩm thực dưỡng sinh để giúp mọi người biết ăn uống đúng cách, Thể dục tự ý để giúp mọi người biết cách phòng và chữa bệnh, Thai giáo Việt Nam để giúp sản sinh ra một thế hệ người Việt Nam khỏe mạnh và thông minh trong tương lai, và cả Dục lạc kinh để giúp mọi người biết tận hưởng thật sự bản năng gốc – nhằm góp phần cải thiện cả sức khỏe lẫn tinh thần. Tất cả những phương pháp này được gộp chung vào dưới một cái tên là Việt Y Đạo.

Thầy đã giúp mọi người một con đường thực tiễn để đi đến Đạo, đến với hạnh phúc đích thực. Chính thông qua thực hành và chiêm nghiệm Diện Chẩn – Việt Y, mọi người sẽ hiểu và ngộ được Đạo.

120 kinh nghiệm chữa bệnh của thầy huỳnh văn phích
Một ví dụ điển hình là cô Nguyễn Thiện Phương Hạnh, một nghệ sĩ và giảng viên Piano nổi tiếng, học Diện Chẩn khóa 120, đã và đang áp dụng thành công các câu châm ngôn “đầy tính ngớ ngẩn của Đạo” vào giảng dạy Piano. Chẳng hạn như “không cần phải cố gắng”, “muốn nhanh thì phải chậm”! Tức là, thay vì phải cố gắng đến tuyệt vọng để tăng tốc độ, thì ta không nên cố gắng nữa, không tập đánh nhanh dần nữa, mà đánh thật chậm rãi, nâng lên hạ xuống từng ngón tay một cách thật thư thái, lắng nghe và tận hưởng từng tiếng đàn với cả tấm lòng. Đánh càng chậm thì từng nốt nhạc càng thấm sâu vào tim vào óc. Và thế là, chỉ sau một thời gian ngắn, khi bản nhạc đã không còn là bản nhạc bằng giấy nữa, mà đã lan tỏa vào từng mạch máu, từng thớ thịt rồi thì ta muốn đánh tốc độ nào cũng được. Lúc này thể xác và tinh thần là một, các nốt nhạc hiện ra trong não thế nào thì nó sẽ được thể hiện ra các đầu ngón tay thế ấy. Điều đó thật là kỳ diệu!

14. Trong 20 điều lợi ích, sau khi học Diện Chẩn bạn được bao nhiêu điều?

Em đã có được 18 điều lợi ích, bao gồm: Sức khỏe, Hạnh phúc, Trí tuệ, Tự tin, Tôn trọng, Tương giao, Phúc đức, Tự do, Tươi đẹp, Bình an, Phá chấp, Xã hội tốt đẹp, Giảm lo âu, Tiết kiệm, Vui vẻ, Chất lượng cuộc sống, Bình đẳng, Thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan.

Còn 2 điều lợi ích chưa kiểm chứng được là: Tài lộc và Sống lâu.

15. Bạn nghĩ gì về phác đồ tình thương 26-60 và các môn Huyền công trong Diện Chẩn?

Từ khi tập được Âm dương khí công, em bắt đầu có hứng thú thử nghiệm phác đồ 26–60 và các môn Huyền công. Nhưng có lẽ em cần phải có thêm thời gian để trải nghiệm rồi mới có thể phát biểu ý kiến được.

Có một điều thấy rõ là các con số của Diện Chẩn thật là huyền diệu, phác đồ tình thương 26–60 có vẻ huyền bí và tiềm ẩn một sức mạnh kinh hồn, giống như câu thần chú “Om Mani Padme Hum”.

16. Bạn hãy hình dung sự phát triển và thay đổi của con người trong xã hội trên thế giới khi có hàng tỷ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa?

Vận mệnh của một xã hội, một quốc gia hay một nền y học đều có quy luật của nó.

Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Y học hiện đại khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn vào khoảng năm 1880 và khi người ta tìm ra thuốc kháng sinh vào khoảng năm 1900. Như vậy Y học hiện đại mới chỉ có tuổi đời là khoảng 130 năm, nếu tính từ khi có cái khẳng định “sự lây bệnh là do vi khuẩn”.

Y học hiện đại đã làm một cuộc cách mạng thực sự, khi nó có thể điều trị bệnh tật một cách thần kỳ bằng kháng sinh và phòng chống các dịch bệnh bằng tiêm phòng.

Tuy nhiên, ngay từ đầu Y học hiện đại đã cho rằng bệnh tật là từ bên ngoài vào, nên nó chỉ tập trung tìm hiểu về những tác nhân gây bệnh, như là vi trùng và siêu vi trùng, đồng thời tìm cách điều trị bằng các thuốc kháng sinh và các loại thuốc có dược tính cao khác.

Loài người đã nhầm tưởng rằng mình có thể chế ngự được thiên nhiên, chế ngự được những con vi trùng này, nhưng có ngờ đâu chúng lại có thể sống sót và thích nghi được với thuốc kháng sinh. Y học hiện đại hoặc là cứ mải tìm cách tấn công một cách vô vọng những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hoặc là chỉ chú trọng thuần túy đến các cơ chế sinh-hóa-lý của cơ thể, mà không để ý gì đến các cơ chế tâm lý, sự liên kết huyền bí giữa thân và tâm, cơ chế tự chữa lành bệnh thần kỳ của cơ thể con người.

Chính thiếu sót này của Y học hiện đại đã dẫn đến sự trở lại ngày càng mạnh mẽ của các nền Y học cổ truyền, Y học thay thế và Y học bổ xung. Các nền Y học này chú trọng đến việc nâng cao thể trạng của người bệnh, kết nối thân và tâm, điều chỉnh tâm lý và phát động cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ thể.

Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, Diện Chẩn có những thế mạnh mà các nền Y học thay thế khác không thể so sánh được. Chắc chắn trong tương lai Diện Chẩn sẽ được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.