Ai và iot là gì

Khoa Công nghệ Điện tử – Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM đảm nhiệm đào tạo hệ đại học ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng. Khoa Công nghệ Điện tử cam kết đào tạo ra các kỹ sư vững chuyên môn, đạo đức tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của xã hội. Hiện nay, Khoa đang thực hiện đánh giá các chương trình đào tạo  mà Khoa quản lý theo chuẩn AUN-QA [ASEAN University Network – Quality Assurance] – Chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục đại học chung thuộc khu vực ASEAN – nhằm mục đích khẳng định và cam kết về chất lượng đào tạo, đào tạo ra các kỹ sư tương lai có đủ năng lực để hội nhập vào môi trường làm việc quốc tế.

Hình 1. Hội thảo doanh nghiệp, chuyên gia mở ngành AIoT

Thông tin tư vấn tuyển sinh: – //www.iuh.edu.vn/tuyensinh/;

– Tên ngành: IOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ỨNG DỤNG

– Mã ngành: 7510304.

– Hình thức đào tạo: ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

– Thời gian đào tạo: 04 năm [ 08 học kỳ].

– Bằng cấp: Kỹ sư

Ngày nay, khi đọc tin tức từ báo đài, các bạn hay nghe các ứng dụng như hệ thống nhà thông minh, nhà máy thông minh, thiết bị điện tử thông minh, hệ thống giám sát an ninh thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, kinh tế số, robot thông minh … đây là các ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Câu hỏi đặt ra các hệ thống này bao gồm nhiều thiết bị điện tử, vậy chúng kết nối với nhau như thế nào và làm sao để hệ thống trở nên thông minh như con người.

Hình 2. TP.HCM tổ chức Hội thảo quốc tế về Trí tuệ nhân tạo [https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/tp-hcm-to-chuc-hoi-thao-quoc-te-ve-tri-tue-nhan-tao-571200.html]

Để trả lời câu hỏi trên, Khoa Công nghệ Điện tử mở ngành “IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng [AIoT]”, đây là ngành học được xây dựng dựa trên các lĩnh vực công nghệ tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đó là:

  • IoT [Internet of Things] hay Internet kết nối vạn vật: nghĩa là toàn bộ các vật dụng được tích hợp các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến để trở nên thông minh hơn. Đây là một hệ thống phức tạp vì nó bao gồm một lượng lớn các kết nối giữa các thiết bị máy móc với nhau.
  • Trí tuệ nhân tạo [Artificial intelligence – AI] là trí tuệ do con người lập trình với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người như biết suy nghĩ và lập luận, biết học và tự thích nghi …

Học những gì?

Ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng [AIOT] tiếp cận từ căn bản về phần cứng điện tử nhúng, mạng truyền thông, máy tính và dữ liệu đến các kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực IoT [như kết nối vạn vật qua mạng, phân tích dữ liệu] và trí tuệ nhân tạo.

Sinh viên được thực hành tại phòng LAB tương đương thời gian học lý thuyết, với các LAB hiện đại như LAB nhà máy thông minh, LAB điện tử – nhúng, LAB IoT, LAB ứng dụng AI/ML [Trí tuệ nhân tạo/học máy]. Ngoài ra các em còn được trang bị kỹ năng sáng tạo, tiếp cận yêu cầu doanh nghiệp qua các học phần dự án/chuyên đề tại các Open LAB do doanh nghiệp trang bị. Đây là điểm đặc biệt trong thiết kế chương trình đào tạo này.

Hình 3. Phòng thí nghiệm nhà máy thông minh 4.0 tại trường [//congthuong.vn/phong-thi-nghiem-nha-may-thong-minh-40-dap-ung-nguon-luc-chuyen-gia-ky-thuat-so-cua-viet-nam-123860.html]

Môi trường và vị trí việc làm:

Hiện tại, số lượng dự án và việc làm về các mãng công nghệ như IoT, trí tuệ nhân tạo ứng dụng đang tăng lên rất nhanh với mức lương khá cao. Các kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách hiệu quả các thiết bị và hệ thống trong các lĩnh vực như IoT công nghiệp, robot và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Vị trí việc làm: Kỹ sư IoT và AI.

Môi trường làm việc:

  • Làm việc trong các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước: lập trình viên IoT và AI, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT và AI, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT và AI; quản lý dự án phát triển IoT và AI, chuyên viên triển khai dự án IoT và AI;
  • Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử – nhúng, điều khiển thông minh, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT và AI, triển khai giải pháp IoT và AI;
  • Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo nhân lực IoT và AI.

Thông tin báo/đài về nhu cầu nhân lực ngành IoT và AI:

  • //vtv.vn/cong-nghe/dap-ung-nhan-luc-nganh-iot-tai-viet-nam-van-con-han-che-20190731092255357.htm
  • //thanhnien.vn/giao-duc/nhan-luc-nganh-tri-tue-nhan-tao-luong-cao-nhung-it-ai-biet-1119914.html
  • //vnexpress.net/khat-nhan-luc-ai-co-hoi-cho-viet-nam-3968286.html
  • //vov.vn/cong-nghe/khat-nhan-luc-ai-co-hoi-hay-thach-thuc-cho-viet-nam-857649.vov#ref
  • //tapchitaichinh.vn/tai-chinh-gia-dinh/8-nhom-nganh-du-bao-hut-nhan-luc-trong-nam-2020-316699.html

Cả AI và IoT đều là các thuật ngữ gợi tới những những thứ mang tính tương lai, khoa học viễn tưởng và hình ảnh xa vời đối với chúng ta. Nhưng sự thật là AI và IoT đã đang tồn tại trong thực tại xung quanh chúng ta. Dự đoán trong tương lai gần và xa thì nó sẽ tiếp tục trở thành những khía cạnh nổi bật trong của cuộc sống của nhân loại.

Chaney Ojinnaka, người sáng lập và CEO của Vendor Mach đã nói trong bài báo được xuất bản gần đây của ông là “AI đã bị lãng mạn hóa thành một khái niệm trừu tượng mà gợi lên hình ảnh của những con robot làm việc nhà cho chúng ta”. Nhưng, những thuật ngữ này thực sự biểu thị điều gì và mối quan hệ của chúng là như thế nào nhỉ? Điều ngạc nhiên là cả hai khái niệm này liên quan chặt chẽ với nhau, và cái này không thể tồn tại nếu không có cái kia.

Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích cho bạn thấy tại sao IoT cần AI và ngược lại.

Những định nghĩa cơ bản

Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc định nghĩa 2 thuật ngữ này nhé!

IoT được định nghĩa như là một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc, đối tượng, động vật, con người mà có các định danh riêng biệt và khả năng truyền dữ liệu qua mạng một cách độc lập. Những ví dụ thực tế của các ứng dụng IoT ngày bao gồm nông nghiệp chính xác, giám sát bệnh nhân từ xa hay những chiếc xe không người lái [được Google phát triển].

Hiểu một cách đơn giản là, IoT là Internet làm việc thu thập và trao đổi thông tin của “Things” từ môi trường. Mặt khác, AI là động cơ hoặc “Não bộ” mà có thể phân tích và đưa ra quyết định từ những dữ liệu đã thu thập được bằng IoT. Nói một cách khác thì, IoT thu thập dữ liệu và AI thì xử lý dữ liệu để hiểu được dữ liệu đó có ý nghĩa là gì.

Một ví dụ điển hình mà bạn có thể thấy các hệ thống này hoạt động cùng nhau như thế nào trong các thiết bị như trình theo dõi thể dục và Google Home.

Tại sao IoT và AI lại cần nhau?

Nhưng nói một cách chính xác hơn thì tại sao chức năng IoT lại không thể không có AI?

Uh huh, Mark Jaffe, Giám đốc điều hành của công ty phát hiện bất thường Prelert, giải thích điều này trong một bài báo được xuất bản trong Wired. Jaffe nói rằng khi mà IoT tiếp tục mở rộng, thì khối lượng dữ liệu sẽ thu thập được đồng nghĩa cũng được tăng theo. Việc mở rộng này có thể sẽ tăng lên đến mức áp đảo và việc phân tích đống dữ liệu lớn này có thể trở thành một vấn đề nếu như không có một hệ thống AI hiệu quả.

Đó chính xác là lý do tại sao, như Jaffe giải thích, chúng ta cần phải cải thiện tốc độ và độ chính xác của việc phân tích dữ liệu với AI để thấy IoT đạt được mong đợi như lời hứa của nó. Nhưng ông ta cũng thấy rằng việc phát triển phân tích dữ liệu lớn 1 cách chính xác có thể nhờ vào việc học máy mà nó đã được sử dụng như chúng ta đã thấy trong công nghệ trợ lý ảo thông minh và những thứ tương tự thế.

Vấn đề với khối lượng dữ liệu.

Thu thập dữ liệu là một việc và chúng ta thấy việc này trong các ứng dụng, thiết bị gia dụng, ô tô và thiết bị y tế. Nhưng sắp xếp, phân tích và hiểu được những dữ liệu đó là một việc hoàn toàn khác.

Tin tốt là AI đang tiếp tục nâng cao và chúng ta cũng đang thấy các mô hình AI đang ngày càng vượt trội trong việc sắp xếp dữ liệu, gần giống như bộ não con người vậy. Chỉ cần nghĩ rằng công nghệ Mạng lưới Thần kinh Nhân tạo có thể tự học và giải quyết các vấn đề phức tạp mà không cần con người.

Nhưng chúng ta sẽ cần phát triển các AI nhanh hơn và chính xác hơn để theo kịp khối lượng dữ liệu tuyệt đối được thu thập như IoT bắt đầu thâm nhập vào hầu hết tất cả các khía cạnh cuộc sống của con người.

Một số lo ngại về công nghệ mới này

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo và công nghệ IoT liên tục thu thập và phân tích dữ liệu cá nhân của chúng ta.

Nó dẫn tới những câu hỏi về vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của người tiêu dùng và sự an toàn được đặt ra. Nhưng đây là điều bình thường với bất bất kỳ công nghệ mới nào đang nổi lên. Những mối quan tâm tương tự khác cũng được xuất hiện. Một trong số đó là phần mềm độc hại. Đây là một mối quan tâm bảo mật chính và nó đã được giải quyết thành công bằng công nghệ chống phần mềm độc hại.

Điều tương tự xảy ra với IoT như là việc các nhà nghiên cứu đang tìm cách giải quyết các vấn đề được nêu trên khi cố gắng triển khai công nghệ IoT một cách an toàn.

Tất cả điều này mang lại lợi ích gì?

Xét về mặt tích cực, chúng ta có thể thấy những điều tuyệt vời xảy ra khi chiếc xe đạp đôi IoT-AI tiếp tục phát triển.

Cho tới nay thì lượng nghiên cứu về AI và IoT khá lớn và đang ngày càng gia tăng. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng thực tế nên nó sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn.

Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Internet of Things giải thích rằng công nghệ IoT ứng dụng trong các nhà thông minh là tốt cho môi trường của chúng ta. Chúng ta có thể thấy những lợi ích tương tự xảy ra trong ứng dụng phát triển thành phố thông minh như đã được nêu trong một bài báo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Open of Internet of Things [OJIOT].

Hãy hy vọng rằng những tiến bộ công nghệ này sẽ chứng được rằng sự phát triển của chúng đem lại những điều tốt đẹp cho môi trường của chúng ta.

Kết luận

Trong khi IoT khá ấn tượng và nó thực sự phát triển được hay không thì việc có 1 hệ thống AI đủ tốt là điều không thể thiếu.

Cả hai công nghệ đều cần đạt tới cùng một mức độ phát triển để chúng có thể hoạt động một cách hoàn hảo như chúng ta đã đang tin chúng nên và sẽ làm được điều gì. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm cách để làm cho các thiết bị và phần mềm phân tích dữ liệu trở nên thông minh hơn để làm cho công nghệ IoT an toàn và hiệu quả trở thành hiện thực. Chắc chắn là nó sẽ mất một khoảng thời gian trước khi điều này xảy ra vì sự phát triển AI đang tụt hậu so với IoT, tuy nhiên nó là điều hoàn toàn có thể.

Hãy chờ xem sự phát triển của IoT và AI trong tương lai nhé!

Bài viết trên được dịch từ link: //www.iamwire.com/2017/01/iot-ai/148265

Video liên quan

Chủ Đề