Chu kì hoạt đông của tim là gì sinh 11

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch:
1. Hoạt động của tim a] Tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa. b] Tim có khả năng hoạt động tự động Tim động vật, kể cả tim người, được cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng co bóp nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxi với một nhiệt độ thích hợp. Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm : nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Punckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất [hình 19.1] làm các tâm nhĩ, tâm thất co. c] Tim hoạt động theo chu kì 3 — Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
Bắt đầu mỗi chu kì là pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung, sau đó lại tiếp theo một chu kì mới và cứ diễn ra như vậy một cách liên tục. Ở người, thời gian mỗi Hình 19.1. Hệ dẫn truyền ở tim người chu kì trung bình khoảng 0,8 giây, 1. Nút xoang nhĩ ; 2. Nút nhĩ thất ; trong đó tâm nhĩ co khoảng 0,1 giây, 3. Bó His ; 4. Mạng Puôckin. tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây, ứng với nhịp tim trung bình là 75 lần/phút người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, tần số nhịp tim lớn hơn nhiều [120 – 140 lần/phút]. Trẻ càng lớn, nhịp tim càng giảm. 0.13 038 0,45 0.85 Hình 19.2. Sơ đồ chu kì hoạt động của tim a] Đường ghi hoạt động của tim ; b] Thời gian co dãn tâm nhĩ ; c] Thời gian co dãn tâm thất ; 1. Co nhĩ ; 2. Co thất ; 3. Dãn chung ; 4. Một chu kì tim. Nhìn chung, ở đa số động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. BẢNG 19.1 Nhịp tim ở một số động vật.
Động vật Nhịp tim phút Động vật Nhịp tim phút Voi Ngựa Trâu Bò cừu, dê Lợn 25 – 40 30 – 45 40 – 50 50 70 70 80 60 90 Chó Mèo Thỏ Chuột Dơi Gà, vịt 70 80 110 130 220 270 720 780 600 – 900 240 – 400 2. Hoạt động của hệ mạch Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao mạch. Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy luật vật lí, liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của mạch… a] Huyết áp Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong ? Muốn giải đáp câu hỏi này, trước hết hãy tìm hiểu xem : Huyết áp là gì ? Tim co tạo ra một áp lực để đẩy máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. Ở người bình thường huyết áp ở động mạch chủ là 120 – 140 mmHg, ở động mạch lớn : 110 – 125 mmHg, ở động mạch bé: 40 – 60 mmHg, ở mao mạch : 20 – 40 mmHg, ở tĩnh mạch lớn 10 – 15 mmHg. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển. Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150 mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Ở người già, mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch, gây xuất huyết não. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg là thuộc chúng huyết áp thấp, sự cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất, cũng nguy hiểm. b] Vận tốc máu Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm [hình 19.3]. ĐM TM Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể, vì Hình 19.3. Đồ thị biểu diễn huyết áp [A], vận tốc máu [B] tương quan nghịch động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng Với tiết diện các mạch [C] tiết diện rất lớn của các mao mạch. Chẳng hạn ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 – 6 cm, tốc độ máu ở đây là 500 – 600 mm/ giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200 cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0,5 mm/ giây.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu [tiếp theo]

  • Giải Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu [tiếp theo]
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu [tiếp theo]
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất

Bài giảng: Bài 19: Tuần hoàn máu [tiếp theo] - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu [Giáo viên VietJack]

I. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1. Tính tự động của tim

- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim

Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

2. Chu kì hoạt động của tim

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.

- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.

- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

1. Cấu trúc của hệ mạch

- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

   + Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

   + Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

   + Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

2. Huyết áp

- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu [ứng với lúc tim co] và huyết áp tâm trương [ứng với lúc tim dãn]. Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.

- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch [từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch] có sự biến động về huyết áp.

3. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.

- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s.

Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:

  • Lý thuyết Bài 20: Cân bằng nội môi
  • Lý thuyết Bài 22: Ôn tập chương 1
  • Lý thuyết Bài 23: Hướng động
  • Lý thuyết Bài 24: Ứng động
  • Lý thuyết Bài 26: Cảm ứng ở động vật

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-hoan-mau-tiep-theo.jsp

Các loạt bài lớp 11 khác

  • Soạn Văn 11
  • Soạn Văn 11 [bản ngắn nhất]
  • Văn mẫu lớp 11
  • Giải bài tập Toán 11
  • Giải bài tập Toán 11 nâng cao
  • Bài tập trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 [100 đề]
  • Bài tập trắc nghiệm Hình học 11
  • Đề kiểm tra Toán lớp 11 [40 đề]
  • Giải bài tập Vật lý 11
  • Giải bài tập Vật lý 11 nâng cao
  • Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 [70 đề]
  • Giải bài tập Hóa học 11
  • Giải bài tập Hóa học 11 nâng cao
  • Chuyên đề Hóa học 11
  • Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 [70 đề]
  • Giải bài tập Sinh học 11
  • Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 [45 đề]
  • Chuyên đề Sinh học 11
  • Giải bài tập Địa Lí 11
  • Giải bài tập Địa Lí 11 [ngắn nhất]
  • Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11
  • Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 [30 đề]
  • Đề kiểm tra Địa Lí 11 [72 đề]
  • Giải bài tập Tiếng anh 11
  • Giải sách bài tập Tiếng Anh 11
  • Giải bài tập Tiếng anh 11 thí điểm
  • Giải bài tập Lịch sử 11
  • Giải bài tập Lịch sử 11 [ngắn nhất]
  • Giải tập bản đồ Lịch sử 11
  • Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 [50 đề]
  • Giải bài tập GDCD 11
  • Giải bài tập GDCD 11 [ngắn nhất]
  • Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 [38 đề]
  • Giải bài tập Tin học 11
  • Giải bài tập Công nghệ 11

Chủ Đề