Bài 3 sách bài tập sử 10 trang 135 năm 2024

Soạn Sử 10 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 123 →135 thuộc chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Giải Lịch sử 10 bài 13 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chủ đề 7 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Kết nối tri thức

1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

  1. Thành phần dân tộc theo dân số

- Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm:

+ Dân tộc thiểu số

+ Dân tộc đa số

- Số dân là tiêu chí để phân chia các dân tộc thành 2 nhóm đa số và thiểu số. Trong đó:

+ Dân tộc đa số là dân tộc chiếm hơn 50% tổ số dân của cả nước

+ Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số.

  1. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...

+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.

- Để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ, các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những đặc điểm về: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản; thanh điệu và ngữ âm… để

2. Đời sống vật chất

  1. Hoạt động kinh tế

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Bên cạnh trồng lúa nước, người ta còn trồng các cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn… cùng các loại cây rau củ quả... và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy – hải sản.

  1. Đời sống vật chất

* Đời sống vật chất của người Kinh:

- Ăn

+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).

+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.

+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Trang phục

+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...

+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng

+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….

- Nhà ở

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

* Đời sống của các dân tộc thiểu số

- Ăn

+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

- Trang phục

+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.

+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

Giải Lịch sử 10 Bài 13 trang 122

Luyện tập 1

Lập sơ đồ về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.

Gợi ý đáp án

Bài 3 sách bài tập sử 10 trang 135 năm 2024

Luyện tập 2

Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất. tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Gợi ý đáp án

(*) Bảng thông tin: về một số nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Đời sống

Vật chất

Văn hóa ăn

- Bữa ăn truyền thống bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây

- Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

- Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...

- Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục.

- Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

- Có sự khác biệt về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc giữa các dân tộc, các vùng miền

- Người dân ưa dùng trang sức

Nhà ở

- Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Chủ yếu là nhà sàn.

- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Phương tiện

đi lại

- Đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

- Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

- Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại, vận chuyển đồ đạc

Đời sống

Tinh thần

Tín ngưỡng

- Tín ngưỡng đa thần

- Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất

- Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

Tôn giáo

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,...

Phong tục,

tập quán,

lễ hội

- Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời gian/thời tiết

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

- Quy mô lễ hội đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị, xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật?

Gợi ý đáp án

* Giới thiệu khái quát các dân tộc ở tỉnh Cao Bằng:

- Tỉnh Cao Bằng hiện có sự cư trú của 28 dân tộc, như: Tày (chiếm khoảng 42.54% dân số), Nùng (chiếm 32.86% dân số), Dao (chiếm 9.63% dân số), Mông (chiếm 8.45% dân số); Kinh (chiếm 4.68% dân số); Sán Chay (1.23% dân số), Lô Lô (0.39% dân số); Hoa (0.033% dân số); Ngái (0.013% dân số) và 0.15% dân số thuộc các dân tộc khác.

* Cảm nhận: Đời sống vật chất và tinh thần cua cộng đổng các dân tộc ở Cao Bằng trong những năm gần đây có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn. Ví dụ:

- Đời sống vật chất:

+ Trang phục thường ngày của người dân chủ yếu là âu phục với: quần âu; áo phông, áo sơ mi… Ki vào dịp lễ hội, đồng bào các dân tộc thường mặc trang phục truyền thống

+ Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng hơn.

+ Nhà ở chủ yếu được xây bằng gạch, kiên cố hơn

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là: xe đạp, xe máy… (ở vùng núi cao: vẫn tồn tại phương thức di chuyển bằng ngựa, trâu, bò… nhưng ít, không phổ biến).

- Đời sống tinh thần:

+ Nhiều lễ hôi, phong tục, tập quán vẫn được duy trì, như: lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày – Nùng; Lễ hội rước Mẹ Trăng của dân tộc Tày; lễ cúng ma khô của dân tộc Lô Lô…