Bài ôn dịch thuốc lá thuộc thể loại gì

Tóm Tắt Văn Bản: Ôn Dịch, Thuốc Lá

Thuyết Minh Về Ôn Dịch Thuốc Lá

Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Tác Hại Của Thuốc Lá Với Con Người, Hay, Tu

Đề 1 :thuyết Minh Về Văn Bản Về Ngày Trái Đất Năm 2000 Đề 2: Thuyết Minh Về Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Đề 3: Thuyết Minh Về Văn Bản Bài Toán Dân Số (*c

Top 3 Soạn Bài Ôn Dịch Thuốc Lá Ngắn Nhất.

Hút thuốc lá, thuốc lào là một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là một phần phong tục tập quán của người Việt Nam ta. Hút nhiều, hút mãi thành quen, thành nghiện, khó lòng cai bỏ được. Nghiện thuốc lá, thuốc lào từ lâu đã trở thành một căn bệnh khó chữa trị đối với nhiều người.

Hiện nay, hút thuốc lá dần thay thế cho thuốc lào ở thành thị cũng như ở nông thôn. Hút thuốc không chỉ tốn tiền mà còn có thể để lại nhiều hậu quả to lớn, tác hại không thể lường hết. Đến mức chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành một vấn đề khoa học – xã hội mang tầm thế giới. Bài “Ôn dịch, thuốc lá” chính là một trong những tiếng chuông báo động gióng lên rất kịp.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là y học.

Ông là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo bệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Một trong những cống hiến nổi bật của ông là ở lĩnh vực y học. Nhiều tác phẩm của ông viết về phòng và chữa bệnh là bài học bổ ích cho con người.

Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” được trích từ cuốn sách “Từ thuốc lá đến ma túy – bệnh nghiện” do Nxb Giáo dục ấn hành năm 1992.

Phần 1: Từ đầu … còn nặng hơn của AIDS: Nêu vấn đề ôn dịch, thuốc lá trở thành ôn dịch

Phần 2: Tiếp … con đường phạm pháp: Những tác hại của khói thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng

Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch thuốc lá

Ôn dịch: Người ta thường dùng để chửi rủa một kẻ nào đó làm việc xấu xa. Ở văn bản, Ôn dịch được hiểu là loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc lá: Từ viết tắt của “tệ nghiện thuốc lá”.

Đặt “thuốc lá” sau “ôn dịch” như một sự so sánh: Tệ nghiện thuốc lá chẳng khác gì một thứ bệnh dịch có đặc điểm dễ lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ “ôn dịch” không để chửi rủa mà ngay sau đó, ta nhận thấy thái độ vừa bất bình, vừa căm phẫn.

Sau ôn dịch là dấu phẩy tạo ngữ điệu gây một tình huống nguy cấp, phải cánh báo, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Dấu phẩy như một phép tu từ biểu lộ tình cảm căm tức, ghê rợn của người viết.

– Đầu tiên: Thông báo tin mừng: Những đại dịch như dịch hạch và thổ tả đã từng gây hàng vạn, hàng triệu người chết đã chặn đứng, diệt trừ được.

– Tiếp theo: nêu thực tế đối lập nỗi lo âu xuất hiện những ôn dịch khác: ôn dịch thuốc lá.

– Cách dẫn dắt vấn đề bằng cách đối lập, so sánh ôn dịch thuốc lá với ôn dịch, đại dịch nổi tiếng khác là một cách vào để gây sự chú ý cho người đọc, khiến cho họ có thể ngạc nhiên, có thể chưa tin người viết để thuận lợi hơn cho phần tiếp theo.

– Tác giả liệt kê hai đại dịch cuối thế kỷ XX: AIDS và thuốc lá, dịch này chưa giải quyết được đã kế tiếp dịch khác nặng nề hơn. Tác giả đặt dịch thuốc lá nặng hơn AIDS để khẳng định tính chất nguy hiểm của nó.

– Những con số nhấn mạnh tính chính xác, tầm quan trọng của thông tin, những từ ngữ giàu tính biểu cảm tác động mạnh đến nhận thức của người đọc.

* Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút:

+ Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản gây ho hen, ung thư vòm họng, ung thử phổi…

+ Chất oxit cacbon thấm vào máu không cho tiếp nhận O2 khiến cho sức khỏe giảm sút.

+ Chất nicotin làm co thắt các động mạch gây bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn đến tử vong.

* Khói thuốc lá đầu độc những người xung quanh:

+ Gần người hút thuốc lá cũng là hít phải khói độc.

+ Hàng ngàn công trình nghiên cứu đã chứng minh rõ: vợ con người hút thuốc lá cũng bị đau tim, mạch, viêm phế quản, ung thư…

– Tác giả đã so sánh việc chống thuốc lá với giặc ngoại xâm. Tác giả mượn lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách thuyết phục cho vấn đề y học: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

– Nguy hại của khói thuốc lá ở chỗ: Người hút thuốc không thấy ngay tác hại của nó, nó không làm cho người ta lăn đùng ra chết ngay… Dẫn như vậy có tác dụng thuyết phục người đọc mạnh mẽ, cách lập luận trở nên sắc bén.

* Nghiện thuốc là ảnh hưởng đến đạo đức con người:

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với các thành phố châu Âu, Mỹ…

+ Để có tiền hút thuốc, thanh thiếu niên sinh trộm cắp.

+ Từ hút thuốc lá có thể sẽ hút ma túy, nghiện ma túy.

+ Tỷ lệ hút thuốc, số tiền mua mọt bao thuốc ở Âu, Mỹ thì là nhỏ, nhưng ở Việt Nam thì là rất lớn. Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở nước nghèo đánh vào túi tiền ít ỏi của người Việt Nam… Từ đó nảy sinh các tệ nạn khác ở thanh thiếu niên nước ta.

– Hủy hoại lối sống, nhân cách của người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên.

– Có thể nói, tác giả đã đứng ở những góc nhìn khác nhau, phân tích bằng những số liệu cụ thể, tạo tính khách quan chân thực trong lời thuyết minh của mình. Khi thì là một bác sĩ, khi là một nhà nghiên cứu, sưu tầm, khi là một nhà điều tra xã hội học.

– Hiểu được tác hại của thuốc lá, cả thế giới đang quyết liệt chống hút thuốc lá như một chiến dịch với nhiều biện pháp:

+ Ở Bỉ, năm 1987 phạt hút thuốc lá nơi công cộng lần thứ nhất 40 USD, tái phạm phạt 500 USD.

+ Trong vài năm, dịch hút thuốc lá này đã giảm hẳn, người tha thấy có triển vọng nêu được khẩu hiệu “Một Châu Âu không còn thuốc lá”.

+ Nước ta nghèo, nay lại theo đòi nhiễm thêm các bệnh khác do thuốc lá, sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch, thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống chọi, ngăn ngừa nạn ôn dịch này!

Tác hại của thuốc lá với cuộc sống gia đình và xã hội. Cần có biện pháp phòng chống, ngăn chặn tệ hút thuốc lá.

– Liệt kê, so sánh, phân tích phân loại, nêu ví dụ.

– Lập luận chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, thuyết phục.

Giải​ Thích Nhan Đề Ôn Dịch, Thuốc Lá

Giáo Án Văn 8 Bài Ôn Dịch Thuốc Lá

Nêu Cảm Nghĩ Về Bài “ôn Dịch, Thuốc Lá” Của Nguyễn Khắc Viện

Phân Tích Và Cảm Nhận Về Bài Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Cảm Nhận Về Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Skkn Kinh Nghiệm Dạy Văn Bản Nhật Dụng Lớp 8, Tiết 45: “ôn Dịch, Thuốc Lá”

1️⃣【Hướng Dẫn Dịch Văn Bản Trực Tiếp Trên Word 】™ Excel

Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế

Giáo Trình Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế

Văn Bản Giao Dịch Với Cơ Quan Thuế Theo Thông Tư 156

“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.

Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng

đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

Từ Văn Bản Nhật Dụng Ôn Dịch Thuốc Lá, Viết Một Doạn Văn Ngắn (Khoảng 3

3 Bài Văn Nêu Cảm Nghĩ Về Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Của Khắc Viện

Viết 5 Đoạn Văn Diễn Dịch, Quy Nạp, Móc Xích, Tổng Phân Hợp, Song Hành

Các Hình Thức Đoạn Văn: Diễn Dịch, Quy Nạp, Tổng Phân Hợp, Nêu Phản Đề, So Sánh, Phân Tích Nhân Quả, Vấn Đáp

Cách Thức Trình Bày Đoạn Văn: Diễn Dịch

Soạn Bài: Ôn Dịch, Thuốc Lá (Nguyễn Khắc Viện)

Ôn Dịch Thuốc Lá Bai On Dich Thuoc La Ppt

Phân Tích Văn Bản “ôn Dịch Thuốc Lá” Của Nguyễn Khắc Viện

Cảm Nhận Về Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Phân Tích Và Cảm Nhận Về Bài Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Thuốc lá là một “món” vô cùng quen thuộc trong đời sống, gần như đến đâu ta cũng có thể mua được nó và gần như ai cũng quen rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tác hại của nó thật là khủng khiếp. Được trích trong “Từ thuốc lá đến ma túy-Bệnh viện” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” mang đến cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích cùng những lời cảnh báo về tác hại không thể lường thấu của thuốc lá. Ngay từ nhan đề, ta đã có thể có những hình dung về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

“Ôn dịch” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh. Ôn dịch chỉ dùng với những bệnh dịch không hcir lây lan mạnh mà còn vô cùng nguy hiểm cũng như khó chữa trị, để lại vô cùng nhiều hậu quả trong một thời gian dài ví dụ như những căn bệnh “khó chữa” như HIV/AIS hay sốt rét. Đó là cách dùng trong y học, còn trong đời sống khi dùng tới từ “ôn dịch”, người ta thường dùng như một danh từ để chửi mắng một điều gì hay một ai đó vô cùng đáng ghê tởm với một thái độ vô cùng căm ghét, tức giận. Dùng từ ôn dịch ở đây, tác giả có ý muốn thông báo rằng văn bản đang đề cập đến một vấn đề, một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khó chữa trị, dễ lây truyền và với một thái độ vô cùng căm phẫn, ghê tởm.

Căn bệnh mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện muốn nói đến ở đây là gì, đó là thuốc lá. Thuốc lá không phải là một thứ gì xa lạ, thậm chí vô cùng quen thuộc với chúng ta và nó bị coi là một thứ ôn dịch. Thuốc lá cũng dễ gây nghiện, nhiều người đang sử dụng và không bỏ được trong khi tác hại của nó là vô kể, nó sinh bệnh cho nhiều người, kể cả người sử dụng trực tiếp hay không sử dụng, đây cũng là vấn đề khá khó để giải quyết trong tình trạng như hiện nay. Vì thế, thuốc lá chính là thứ ôn dịch. Nhưng tại sao tác giả lại không nói trực tiếp là “Thuốc lá là một thứ ôn dịch” hay “Một loại ôn dịch là thuốc lá” mà lại viết là “Ôn dịch, thuốc lá”? Nếu viết theo cách đó thì nhan đề đã quá rõ ràng, tường minh, không có gì là ấn tượng, đó cũng đơn thuần chỉ là câu thông báo hay định nghĩa, ta dễ lầm tưởng đây là một bài cung cấp thông tin về thuốc lá. Dấu phẩy được đặt giữa hai danh từ, tách nhan đề ra làm hai vế khiến cho câu có ý nhấn mạnh từ “ôn dịch”, nhấn mạnh thuốc lá chính là một loại ôn dịch vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tiền bạc của con người. Dấu phẩy giống như một thái độ căm giận, phẫn nộ đối với thuốc lá hại người khiến tác giả không thể không đặt bút.

Qua nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”, người đọc không chỉ nhận được sự cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá, ý thức được đó là một thứ ôn dịch cần phải tránh xa mà còn nhận thấy được sự căm phẫn, tức giận vô cùng của một vị bác sĩ có lẽ đã chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng do thuốc lá gây ra cho con người. Thêm vào đó, ta còn cảm thấy bản thân mình chưa đọc văn bản đã thấy rất ghét loại ôn dịch này.

Chỉ cần đọc đến nhan đề này, chúng ta đã cảm nhận được thuốc lá không phải là điều gì tốt lành mà thậm chí cảm thấy ghê tởm thuốc lá. Có lẽ điều này đã đạt được mục đích mà tác giả bước đầu muốn hướng đến, góp phần tạo thành công cho sức mạnh lan truyền thông điệp của văn bản.

Trình Bày Ý Nghĩa Tư Tưởng Của Văn Bản “ôn Dịch, Thuốc Lá” Của Nguyễn Khắc Viện

Trình Bày Ý Nghĩa Tư Tưởng Của Văn Bản Ôn Dịch, Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Qua Văn Bản: “ôn Dịch Thuốc Lá”, Em Hãy Nêu Về Vấn Đề Hút Thuốc Lá Độc Hại Hiện Nay Tài Liệu Học Tập

Qua Văn Bản: “ôn Dịch Thuốc Lá”, Em Hãy Nêu Về Vấn Đề Hút Thuốc Lá Độc Hại Hiện Nay

Soạn Bài Ôn Dịch Thuốc Lá Ngắn Gọn Và Hay Nhất

Cảm Nhận Về Văn Bản Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Phân Tích Và Cảm Nhận Về Bài Ôn Dịch Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện

Nêu Cảm Nghĩ Về Bài “ôn Dịch, Thuốc Lá” Của Nguyễn Khắc Viện

Giáo Án Văn 8 Bài Ôn Dịch Thuốc Lá

Giải​ Thích Nhan Đề Ôn Dịch, Thuốc Lá

Ngay ở nhan đề của bài viết ta đã thấy được bài viết muốn nói lên điều gì. Thuốc lá là một thứ thuốc có chất ngây nghiện, mà khi dính vào rồi thì rất khó để bỏ được chế từ cây thuốc lá. “Ôn dịch” là từ mà dân gian hay thường sử dụng để nói về các chủng bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và làm chết người hàng loạt, có thể gây chết dân chết mòn, cũng có thể là chết nhanh chóng. Ví dụ như: dịch tả, dịch cúm, HIV/AIDS,.. Tác giả đã sử dụng ngôn từ rất hay, so sánh cái tác hại đáng sợ của thuốc lá với hậu quả ghê gớm của các loại bệnh dịch, nó không chỉ có thấy được sự đáng sợ của thuốc lá mà tác giả còn đang thông báo rằng nên chấm dứt và ngưng sử dụng thuốc lá.

Rất rõ ràng bài này được chia làm bốn phần với những ngụ ý riêng của tác giả.

Phần mở đầu (từ đầu.. đến nặng hơn cả AIDS) tác giả dã nêu nhạn xét chung về hậu quả ghê gớm của những nạn dịch từ trước tới nay và lấy điều đó làm cơ sở để khẳng định rằng tác hại của thuốc lá là rất nghiêm trọng: “Dịch hạch, thổ tả hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng đến cuối thế kỉ này lại xuất hiện những ôn dịch khác”.

Cả thế giới ai cũng đang lo âu về nạn AIDS, đã làm chết nhiều người, nhưng chưa đưa ra được biện pháp, giải pháp để chữa trị hoàn toàn căn bệnh ác ôn này, thì nhiều nhà bác học, sau nhiều năm với những công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động: “Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng con người còn nặng hơn cả AIDS”. Câu này chính là luận điểm chính của văn bản, phần sau chính là phần giải thích và chứng minh cho luận điểm.

Phần hai (tiếp từ nặng hơn cả AIDS… đến tổn hao sức khỏe) chứng minh rằng thuốc lá gây tác hại rất lớn đối với con người mà đó là người hút. Trong bài có câu “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là địch gặm nhấm như tầm ăn dâu” câu nói này là ông mượn của Trần Hưng Đạo một người có tài binh thao lược, mượn câu nói ấy để so sánh những khó khăn trong việc chống thuốc lá như là chống quân xâm lược. Khói thuốc thì ví như giặc vô hình, một người hút nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến người xung quanh nếu hít phải, khói thuốc là giặc vô hình rất khó đối phó ta sẽ thấy tác giả viết về việc khói thuốc lá gây hại đến người không hút ở phần sau. Khói thuốc không gây hại ngay cho con người mà nói gặm nhấm từng chút sức khỏe của con người, đó là loại khó đối phó nhất giống như tằm ăn dâu vậy. Những người hút thuốc lá họ không nghĩ đến điều đó, thậm chí họ còn cảm thấy sảng khoái khi được ngậm điếu thuốc lá trong miệng phì phèo và thư giãn. Nhiều thanh niên thì lấy thuốc lá để chứng minh cho các bậc phụ huynh thấy rằng mình đã lớn. Tác hại của thuốc lá gây ra cho con người rất nghiêm trọng nó ngấm dần vào phối rồi phá hỏng nội tạng trong con người.

Phần ba (tiếp theo… đến con đường phạm pháp) tác giả, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nêu tác hại của việc những người hít phải khói thuốc cũng có những ảnh hưởng i như người hút. Còn ảnh hưởng đến kinh tế đất nước: “Không cần nhắc đến những việc nghiêm trọng như vậy, chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người đã mất bao nhiêu ngày công lao động và làm tổn hao sức khỏe cộng đồng”. Và nêu ra rất nhiều những tác hại của việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến cộng đồng. Tác giả đã lên án và bác bỏ những quan điểm sai lầm về việc hút thuốc lá mà không có hại đến người khác.

Phần cuối (còn lại) là phần cảm nghĩ và lời bình của tác giả.

Qua bài “Ôn dịch thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện ta thấy được rằng thuốc lá có tác hại rất lớn đối với cuộc sống của con người, nó hủy hoại con người, gặm nhấm như lũ chuột, gặm nhấm sức khỏe con người và kinh tế quốc dân. Nhà nước ta cần phải có biện pháp gắt gao để ngăn chặn ôn dịch thuốc lá ngày càng tấn công nhiều hơn đến thế hệ trẻ. Là thế hệ trẻ chúng ta cần có lối sống lành mạnh không lao vào các tệ nạn xã hội, phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, văn minh hơn.

Ôn Dịch Thuốc Lá Bai On Dich Thuoc La Ppt

Soạn Bài: Ôn Dịch, Thuốc Lá (Nguyễn Khắc Viện)

Nêu Ý Nghĩa Tên Văn Bản Ôn Dịch, Thuốc Lá

Trình Bày Ý Nghĩa Tư Tưởng Của Văn Bản “ôn Dịch, Thuốc Lá” Của Nguyễn Khắc Viện

Trình Bày Ý Nghĩa Tư Tưởng Của Văn Bản Ôn Dịch, Thuốc Lá Của Nguyễn Khắc Viện