Bài tập về dấu hai chấm lớp 4

I. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

VD:

Loan hoảng hốt nói với Hoa:

- Chúng mình muộn giờ thi rồi.

- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

VD:

Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa,…

II. Dấu ngoặc kép

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

VD:

Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD:

Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một bài.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD:

Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.

III. Dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VD:

- Anh đi đâu đấy?

- Anh vừa đi họp về.

- Đánh dấu phần chú thích.

VD:

Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

VD:

Công việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Dọn dẹp nhà cửa

- Đón em

- Hoàn thành bài tập

a. Một chú công an vỗ vai em :

-  Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !                                

b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

Trả lời:

a. Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2. Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong cấc khổ thơ, các câu văn dưới đây?

Trả lời: Có thể đặt dấu hai chấm vào các vị trí như sau

a. Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhích

Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân

Nhăn nhó kêu rối rít:

-  Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng !

==> Dấu hai chấm được đặt vào trước lời nói trực tiếp của nhân vật.

b.  Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi, diều ơi ! Bay đi !"

==> Dấu hai chấm được đặt vào trước lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

==> Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

3. Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?

Chỉ vì quên một dấu câu


Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Trả lời:

Người bán hàng hiểu lầm nên ghi trên băng tang thừa nội dung "nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Trong các câu văn , câu thơ sau đây , dấu hai chấm có tác dụng gì ?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập , dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành .” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Theo Trường Chinh

b. Tôi cả hai càng càng ra , bảo Nhà Trò :
- Em đừng sợ . Hãy trở về cùng với tôi đây .

Tô Hoài

c. Bà thương không muốn bánBèn thả vào trong chum .Rồi bà lại đi làmĐến khi về thấy lạ :Sân nhà sao sạch quáĐàn lợn đã được ănCơm nước nấu tinh tươm

Vườn rau tươi sạch cỏ.

PHAN THỊ THANH NHÀN

Trả lời:

a. Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ [ Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép]

b. Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn [ Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng]

c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là những lời giải thích những điều lạ mà bf già nhận thấy khi đi làm về [ Nhà, sân sạch sẽ, cơm nước, tinh tươm, đàn lợn đã ăn no].

1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật , dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

a. Tôi thở dài : - Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

- Nó không tả, không viết gì hết . Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài ?”

Theo Nguyễn Quang Sáng 

b. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với nhữngđoàn thyền ngược xuôi .

Theo Nguyễn Thế Hội

Trả lời:

a. Dấu hai chấm thứ nhất [ phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng] có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời của nhân vật “ tôi” [ người cha].

Dấu hai chấm thứ hai [ phối hợp với dấu ngoặc kép] có tác dụng báo hiệu phần sau nó là câu hỏi của cô giáo.

b. Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.

  • Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích.
  • Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.

Trả lời:

Bà lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay.

Nàng tiên ốc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Bà lão ôm lấy nàng dịu dàng nói:

- Con hãy ở đây với mẹ !

[Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra.

Dấu hai chấm sau [phối hợp với dấu gạch đầu dòng] báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên ốc].

Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 32 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 2

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu [Dấu hai chấm] trang 143 giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập dấu hai chấm thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo 2 bài Tập đọc Út Vịnh, Những cánh buồm của tuần 32. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?

a] Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU

b] Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

THANH TỊNH

Trả lời:

a] Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.

b] Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 2 [trang 143, 144 SGK Tiếng Việt 5 tập 2]

Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây?

a]

Trận đánh đã bắt đầuQuân ta ào lên trướcMột tên giặc ngã nhào

Chết rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhíchSao nó cứ lồm cồm ?Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chânNhăn nhó kêu rối rít- Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng!

ĐỊNH HẢI

b] Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin "Bay đi, diều ơi ! Bay đi !"

Theo TẠ DUY ANH

c] Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

Theo VĂN NHÍ

Trả lời:

a] Đặt dấu chấm vào đoạn thơ như sau:

Thằng giặc cuống cả chânNhăn nhó kêu rối rít- Đồng ý là tao chết

Nhưng đây... tổ kiến vàng!

⟶ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b] Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi...khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”

⟶ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

c] Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là...

⟶ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 3 [trang 144 SGK Tiếng Việt 5 tập 2]

Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào  Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Theo tạp chí NGÔN NGỮ

Trả lời:

* Tin nhắn của ông khách: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. [hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang]

* Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

* Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?

- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

Cập nhật: 23/04/2021

Video liên quan

Chủ Đề