Bài thuyết trình về phương pháp học tập năm 2024

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

  • Trước khi học: Nhận thức, Kiểm soát bản thân, Lên kế hoạch
  • Trong quá trình học: Lựa chọn, Thực hiện
  • Sau khi học: Tổng kết

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

Học nhiều không bằng học đúng trọng tâm. Tìm được phương pháp học tập hiệu quả là điều bạn cần làm đầu tiên khi bắt tay vào học và nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào. Nhận thấy nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm phương pháp học, bài viết sau sẽ đem đến những kiến thức bổ ích về vấn đề này ngay bây giờ.

Mục lục

1. Tại sao cần xây dựng phương pháp học tập?

Học tập là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là với các bạn học sinh THPT và sinh viên Đại Học. Trong quá trình trau dồi bản thân và tích lũy kiến thức học tập, nhiều bạn trẻ gặp khó khăn vì không thể ghi nhớ, dễ nản và bỏ cuộc. Điều này là hết sức bình thường bởi số lượng kiến thức phải nạp là vô cùng nhiều.

Bài thuyết trình về phương pháp học tập năm 2024
Tầm quan trọng của việc xây dựng phương pháp học tập

Rất nhiều trường hợp học tập vô cùng cần mẫn, chăm chỉ nhưng không hiệu quả. Lý do bởi sự sai lầm khi xây dựng phương pháp học. Khi có phương pháp học tập hiệu quả thì việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vậy nên, trước khi bắt tay vào việc học tập bất cứ kiến thức gì bạn cần xây dựng cho mình một phương pháp học tập phù hợp.

2. Những phương pháp học tập hiệu quả nhất

Biết cách tiếp cận vấn đề một cách thông minh sẽ giúp bạn chinh phục tri thức một cách dễ dàng. Việc học không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ mà còn dựa vào phương pháp sử dụng. Một vài phương pháp học tập hiệu quả bạn nên tham khảo là:

2.1. Xác định mục tiêu

Bạn cần xác định được mục tiêu học tập. Tại sao bạn cần học? Có nhiều lý do, ví dụ: điểm số, sở thích, nhiệm vụ. Khi đã có mục tiêu bạn sẽ có động lực. Đôi khi việc trau dồi kiến thức sẽ là nhiệm vụ bạn cần làm vì muốn công việc trong tương lai sẽ tốt hơn. Đừng lo lắng, hãy tìm ra mục tiêu cụ thể và lấy mục tiêu đó là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.

Bài thuyết trình về phương pháp học tập năm 2024
Tìm hiểu phương pháp học tập hiệu quả nhất

2.2. Luôn duy trì sự tập trung

Rất nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức. Hơn nữa kiến thức là kho tàng khổng lồ, nếu bạn lơ đãng, không tập trung sẽ rất khó để lĩnh hội.

Cách tốt nhất là duy trì sự tập trung khi học tập. Hãy nghe giáo viên giảng đồng thời ghi chép lại những ý chính. Khi tập trung theo dõi bài giảng, bạn có thể hiểu kiến thức ngay khi ở trên lớp. Việc ôn tập tại nhà nhờ thế cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2.3. Đặt câu hỏi khi không hiểu

Điều sai lầm nhất mà nhiều bạn trẻ gặp phải là luôn nhút nhát, ngại hỏi khi không hiểu. Bạn nên tập thói quen tương tác với giáo viên trong giờ học. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào muốn hỏi thì đừng ngần ngại. Việc giao tiếp với giáo viên ở trên lớp không chỉ giúp bạn giải quyết các câu hỏi mà còn tăng sự tự tin.

2.4. Xây dựng kế hoạch học tập

Bạn nên xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cho từng giai đoạn. Hãy xác định rõ bạn cần học vào những khung giờ nào, học gì và học như thế nào. Bạn có thể chia nhỏ thành kế hoạch học tập dài hạn và ngắn hạn. Ngoài ra, nên cân đối thời gian giữa học tập và giải trí. Nên dành thời gian cho các hoạt động giải trí khác, tránh căng thẳng quá độ.

Xây dựng phương pháp học tập hiệu quả là điều bất cứ ai cũng nên thực hiện. Khi đã có phương pháp học, bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách dễ dàng.