Ban thẩm tra tư cách đại biểu chỉ đoàn là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Nhiệm kỳ đại hội
  • 2. Số lượng đại biểu và thành phần đại biểu
  • 3. Về xây dựng ban chấp hành mới
  • 4. Về hội nghị đại biểu
  • 5. Đoàn chủ tịch, thư ký, ban kiểm phiếu, ban thẩm tra tư cách đại biểu
  • 6. Quy trình và phương pháp tổ chức đại hội
  • 7. Phiên họp Ban chấp hành lần thứ nhất và công việc cần tiến hành sau đại hội

1. Nhiệm kỳ đại hội

Đại hội đại biểu của đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương có nhiệm kỳ là 5 năm 1 lần. Đại hội đại biểu đoàn các trường đại học, cao đẳng là 5 năm 2 lần.

Đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, đoàn trường trung học phổ thông, đoàn trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần.

Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần.

Đại hội đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 1 lần.

Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của cấp mình; bầu ban chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của đại hội đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp tiên (nếu có).

2. Số lượng đại biểu và thành phần đại biểu

Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét quyết định số lượng đại biểu phù hợp với điểu kiện thực tế của địa phương, đom vị.

  • Ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể), ủy viên ban chạp Lành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đơn vị đó.
  • Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của ban châp hành cấp triệu tập đại hội. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:

+ Số lượng đoàn viên.

+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó.

+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...

  • Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới không trúng cử chính thức hoặc dự khuyết làm đại biểu của đại hội. Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội. Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác.
  • Khi đại biểu chính thức (trừ ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội) không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay, việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp. Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của ban thường vụ đoàn cấp dưới.

3. Về xây dựng ban chấp hành mới

3.1. Xây dựng ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau

  • Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban chấp hành Trung ương Đoàn quy định.
  • Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
  • Đảm bảo tính thiết thực.
  • Đảm bảo tính kế thừa.
  • Đảm bảo độ tuổi bình quân.

3.2. Cơ cấu ban chấp hành

Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp; đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,...

- Trong dự kiến cơ cấu ban châp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.

- Đồng chí bí thư, phó bí thư đoàn điều hành và ký các văn bản theo thẩm quyền ngay sau khi công bố kết quả bầu cử đại hội. Riêng kiện toàn bổ sung tại hội nghị thì chỉ khi có quyết định chuẩn y của ban chấp hành đoàn cấp trên đồng chí bí thư, phó bí thư mới được ký các văn bản theo thẩm quyền.

3.3. Số lượng ủy viên ban chấp hành đoàn các cấp

- Chi đoàn: Có dưới 9 đoàn viên: Có bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 phó bí thư. Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban chấp hành có từ 3 đến 5 ủy viên, trong đó có bí thư và phó bí thư.

- Đoàn cơ sở: Ban chấp hành có từ 05 đến 15 ủy viên. Nếu ban chấp hành có dưới 09 ủy viên thì có bí thư và 01 phó bí thư; có từ 09 ủy viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên ban thường vụ, trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp ban chấp hành có thể bầu 02 phó bí thư.

4. Về hội nghị đại biểu

4.1. Số lượng đại biểu

Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ . Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại biểu đại hội đoàn.

4.2. Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu

- Ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa hết thời hạn áp dụng kỷ luật (kể cả kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Các đại biểu do ban chấp hành cấp dưới cử lên gồm:

+ Cán bộ chủ chốt của ban chấp hành cấp dưới.

+ Một số cán bộ đoàn chuyên trách, không chuyên trách.

+ Đoàn viên tiêu biểu.

Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu câp trên do ban chấp hành cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị; ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.

5. Đoàn chủ tịch, thư ký, ban kiểm phiếu, ban thẩm tra tư cách đại biểu

5.1. Cách bầu

  • Bầu đoàn chủ tịch:

Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội dự kiến đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức của đại hội để giới thiệu với đại hội.

Nếu đại biểu đại hội không giới thiệu thêm thì có thể biểu quyết bằng cách giơ tay một lần toàn bộ danh sách dự kiến.

Nếu đại biểu đại hội giới thiệu thêm thì biểu quyết lần lượt từng người một để lấy những người có tín nhiệm cao hơn.

  • Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu:

Quy trình tiến hành như bầu đoàn chủ tịch (đối với đại hội toàn thể đoàn viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, việc xem xét tư cách đại biểu do đoàn chủ tịch quyết định).

  • Bầu ban kiểm phiếu.

Quy trình tiến hành như bầu đoàn chủ tịch (cần lưu ý cơ cấu đại diện của các đơn vị tham gia ban kiểm phiếu để đảm bảo tính dân chủ trong bầu cử và chú ý thành viên ban kiểm phiếu được đoàn chủ tịch giới thiệu không có tên trong danh sách bẩu cử đã được đại hội thông qua).

  • Thư ký đại hội.

Thư ký đại hội do chủ tịch đoàn quyết định số lượng và lựa chọn danh sách người cụ thể trước để báo cáo với đại hội.

Chú ý: Nếu có đại hội trù bị thì việc bầu đoàn chủ tịch, ban thẩm tra tư cách đại biểu và cử thư ký được tiến hành ở phẩn trù bị của đại hội.

5.2. Trách nhiệm

* Đoàn chủ tịch

Trước khi tiến hành đại hội, đoàn chủ tịch phải hội ý để phân công từng thành viên của đoàn chủ tịch thực hiện từng nội dung cụ thể trong chương trình đại hội, tránh lúng túng, bị động trong quá trình điều hành đại hội. Đảm bảo hoàn thành các nội dung sau:

  • Điều khiển đại hội theo chương trình đã được đại hội quyết định. Hướng dẫn đại hội thảo luận, phê chuẩn các báo cáo của ban chấp hành, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác đoàn trong nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan.
  • Quyết định việc lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn để của đại hội.
  • Lãnh đạo việc bầu cử của đại hội gồm các nội dung sau:

+ Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng cơ cấu ban chấp hành và đại biểu dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).

+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử ban chấp hành và đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nêii có).

+ Tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử, tiếp thu ý kiến xin rút và quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử.

+ Lập danh sách bẩu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua danh sách bầu cử.

+ Giới thiệu số lượng, danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết, điểu hành hoạt động của ban kiểm phiếu.

+ Giải đáp những thắc mắc của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

  • Giải quyết những vâh đề phát sinh trong quá trình đại hội.
  • Điều khiển thông qua nghị quyết đại hội.
  • Bế mạc đại hội.

* Thư ký đại hội

- Ghi biên bản đại hội, tổng hợp ý kiêh phát biểu, các biểu quyết.

  • Dự thảo nghị quyết đại hội (để thuận lợi, phẩn cấu trúc cơ bản của nghị quyết đại hội nên để tiểu ban nội dung của đại hội dự thảo trước).
  • Nhận và đọc thư, điện chào mừng đại hội.

Ban thẩm tra tư cách đại biểu.

  • Căn cứ vào kết quả tổng hợp danh sách đại biểu của ban chấp hành cấp triệu tâp đại hội, tiêu chuẩn và các nguyên tắc thủ tục về bầu cử để xét tư cách đại biểu do cấp dưới bầu lên.
  • Tổng hợp và báo cáo với đại hội về tình hình đại biểu dự đại hội (tổng số đại biểu, thành phần đại biểu, phân tích chất lượng đại biểu...).
  • Giải quyết các đơn thư, tố cáo, khiêu nại về tư cách đại biểu, về thực hiện các nguyên tắc, thủ tục của cấp dưới và tổng hợp trình đại hội những trường hợp xét thấy không đủ tư cách đại biểu để đại hội xem xét quyết định.
  • Theọ dõi hoạt động của đại biểu tại đại hội, nhắc nhở phê bình những đại biểu vi phạm nội quy, quy định của đại hội.

Lưu ý: Để thuận lợi cho ban thẩm tra tư cách đại biểu làm việc thì tiểu ban nhân sự khi tổng hợp danh sách đại biểu dự đại hội cần tổng hợp các nội dung liên quan đến phần tổng hợp của ban thẩm tra tư cách đại biểu để ban thẩm tra tư cách đại biểu hoàn chỉnh báo cáo trình đại hội hoặc ban thẩm tra tư cách có thể phát cho các trưởng đoàn đại biểu các đơn vị bản khai điền các nội dung cần tổng hợp để các trưởng đoàn tổng hợp với các đại biểu của đoàn mình gửi ban thẩm tra tư cách đại biểu.

* Ban kiểm phiếu.

  • Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bỏ phiếu.
  • Phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu bầu.
  • Xem xét tập thể và báo cáo với đoàn chủ tịch hoặc đại hội quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.
  • Lập biên bản bầu cử, công bố kết quả bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyên cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho ban châp hành khóa mới iưu trữ theo quy định.

Lưu ý: Phần hướng dẫn nguyên tắc bầu cử và mẫu biên bản kiểm phiếu phải được chuẩn bị trước bằng văn bản. Trưởng ban bẩu cử nên đọc văn bản để tránh sai sót khi hướng dẫn nguyên tắc bầu cử.

6. Quy trình và phương pháp tổ chức đại hội

6.1. Thành lập, phân công nhiệm vụ các tiểu ban

Để chuẩn bị tổ chức đại hội đoàn có thể thành lập 4 tiểu ban để tiến hành các công tác chuẩn bị và phục vụ đại hội gồm:

  • Tiểu ban nội dung.
  • Tiểu ban nhân sự.
  • Tiểu ban tuyên truyền.
  • Tiểu ban hậu cần.

Số lượng, cơ cấu thành phần, nội dung công việc và quy chế làm việc của mỗi tiểu ban do ban thường vụ đoàn cấp tổ chức đại hội quyết định. Nhiệm vụ của mỗi tiểu ban như sau:

  • Tiểu ban nội dung:
  • Xây dựng dự thảo các văn kiện của đại hội: Báo cáo tổng kết, phương hướng công tác, nghị quyết đại hội, diễn văn khai mạc, bế mạc của đại hội.
  • Xây dựng hệ thống các vấn để cần thảo luận vào các văn kiện của đại hội đoan cấp trên (nếu có).
  • Xây dựng chương trình đại hội.
  • Định hướng và duyệt nội dung các tham luận của các đại biểu tại đại hội.
  • Tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của đại hội.
  • Tiểu ban nhân sự:
  • Xây dựng đề án phân bổ đại biểu dự đại hội đại biểu của đoàn (chỉ áp dụng cho các đại hội đại biểu, đại hội toàn thể đoàn viên (chi đoàn) không có đề án này).
  • Xây dựng đề án nhân sự ban chấp hành đoàn.
  • Xây dựng đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).
  • Báo cáo kiểm điểm công tác nhiệm kỳ của ban chấp hành đoàn khóa cũ.
  • Xây dựng các văn bản phục vụ đại hội như: Thông tri triệu tập đại biểu, nội quy đại hội, các văn bản phục vụ cho công tác bầu cử, công tác kiểm tra tu cách đại biểu...
  • Tiểu ban tuyên truyền:

- Tham mưu cho ban thường vụ đoàn phát động phong trảo thi đua, hướng dẫn tồ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng đại hội.

  • Chuẩn bị các điều kiện cho công tác tuyên truyền đại hội.
  • Triển khai công tác trang trí, khánh tiết tại đại hội.
  • Chuẩn bị và tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trước, trong và sạu đại hội.
  • Tiểu ban hậu cần:
  • Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để phục vụ cho đại hội và đại biểu dự đại hội, tổ chức đón tiếp đại biểu và khách mời của đại hội.

6.2. Xây dựng báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đại hội

  • Chuẩn bị tư liệu cho báo cáo:
  • Phương hướng công tác nhiệm kỳ đại hội (của đại hội đoàn nhiệm kỳ trước).
  • Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm.
  • Báo cáo của đại hội đoàn các đơn vị cấp dưới.
  • Nghị quyết của đại hội đảng cùng cấp.
  • Các văn kiện và các loại thông tin khác.
  • Đề cương báo cáo:

Phần 1: Đặc điểm tình hình của tổ chức đoàn nhiệm kỳ vừa qua (nêu khái quát những đặc điểm liên quan đến đánh giá: thuận lợi, khó khăn).

Phần 2: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ qua.

  • Kết quả những việc đã làm được trong:

+ Công tác giáo dục.

+ Phong trào và các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị...

+ Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, tham gia xây dựng đảng.

+ Công tác thiêù nhi.

+ Công tác chỉ đạo.

  • Những hạn chế và tồn tại - những khó khăn của tổ chức đoàn, của cán bộ, đoàn viên và thanh niên.
  • Nguyên nhân - bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị với Đảng, chính quyền và đoàn cấp trên.

Phần 3: Phương hướng công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ tới.

  • Những căn cứ để xác định phương hướng (dựa vào Nghị quyết của cấp ủy đảng và phương hướng nhiệm vụ của địa phương, đơn vị và yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên để xây dựng phương hướng).
  • Các mục tiêu chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới (bám vào các đề mục như phần báo cáo tổng kết để xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành trong nhiệm kỳ tới, cấp cơ sở cần ghi rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để dễ thực hiện).
  • Những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu chương trình cần ghi cụ thể các hoạt động, các phong trào và thời gian tiến hành trong nhiệm kỳ đại hội để thực hiện mục tiêu chương trình đã đặt ra.
  1. Xây dựng đề án phân bổ đại biểu dự đại hội đoàn

* Số lựợng:

Thực hiện theo Điều lệ Đoàn: “Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó quyết định”.

* Cách phân bổ đại biểu:

  • Đại biểu là ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội là đại biểu chính thức của đại hội.
  • Đại biểu chỉ định: số lượng chỉ định không quá 5% tổng số đại biểu chính thức của đại hội.
  • Đại biểu do đoàn cấp dưới bầu lên: Để tránh sự chênh lệch đại biểu giữa các đoàn nên dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị cấp dưới và trực thuộc sau đó số lượng đại biểu còn lại sẽ được phân phối cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn viên hiện có.

Trong đề án phân bổ đại biểu nên dự kiến các tỷ lệ:

+ Tỷ lệ nữ, dân tộc, tôn giáo.

+ Tỷ lệ cơ cấu theo đối tượng (cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở, cán bộ hội, cán bộ đội, đoàn viên...).

+ Tỷ lệ cơ cấu theo các khu vực (nông thôn, cơ quan doanh nghiệp, trường học, đường phố, lực lượng vũ trang...).

Việc xây dựng đề án phân bổ đại biểu dự đại hội đoàn, cấp triệu tập đại hội phải được tiến hành sớm và phân bổ cho các cấp bộ đoàn cấp dưới để trong quá trình tổ chức đại hội của đoàn cấp dưới, tiến hành nội dung bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên.

b. Xây dựng đề án nhân sự ban chấp hành đoàn

  • Quy trình:
  • Đánh giá kết quả hoạt động của ban chấp hành đương nhiệm về cơ cấu, số lượng và hiệu quả chỉ đạo... những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng ban chấp hành khóa mới.
  • Xác định yêu cầu tiêu chuẩn và cơ cấu của ban chấp hành khóa mới để đoàn cấp dưới giới thiệu nhân sự dự kiến của đơn vị tham gia ban chấp hành đoàn (văn bản giới thiệu nhân sự dự kiến của đoàn cấp dưới cần có ý kiêh của chi bộ, đảng bộ đơn vị).
  • Tập hợp danh sách trích ngang cán bộ dự kiến tham gia ban chấp hành khóa mới. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên về dự kiến nhân sự và thông qua ban chấp hành khóa cũ về danh sách dự kiến.
  • Hoàn chỉnh danh sách dự kiến ban chấp hành khóa mới để khi đại hội yêu cầu đưa ra danh sách ban chấp hành khóa mói do ban chấp hành khóa cũ giới thiệu, chủ tịch đoàn sẽ trình ra tại đại hội (nếu đại hội yêu cầu).
  • Xét duyệt nhãn sự ban chấp hành đoàn các cấp:

Đoàn cấp trên và cấp ủy trực tiếp duyệt cơ cấu ban chấp hành của đoàn cấp tổ chức đại hội và danh sách nhân sự dự kiến tham gia ban chấp hành khóa mới.

Các văn bản trình khi xét duyệt gồm:

+ Dự kiến cơ cấu ban chấp hành (Đề án nhân sự và trích ngang ban chấp hành).

+ Danh sách trích ngang ban thường vụ dự kiến.

+ Sơ yếu lý lịch của bí thư và các phó bí thư dự kiến.

6.3. Chương trình chi tìêi của một đại hội đoàn

Ví dụ một chương trình cụ thể như sau:

TT

Nội dung

Điều hành

1

Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của đoàn (đoàn ca)

BTC đại hội

2

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Khai mạc đại hội)

BTC đại hội

3

Bầu đoàn chủ tịch

BTC đại hội

4

Giới thiệu thư ký đại hội

Đoàn chủ tịch

5

Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu (Trừ Đại hội đoàn viên)

Đoàn chủ tịch

6

Thông qua chương trình và thời gian làm việc của đại hội

Đoàn chủ tịch

7

Trình bày báo cáo chính trị của đại hội

Đoàn chủ tịch

8

Trình bày báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành khóa cũ

Đoàn chủ tịch

9

Báo cáo kết quả thẩm tra và biểu quyết tư cách đại biểu

Ban kiểm tra tư cách đại biểu

10

Tham luận, thảo luận các báo cáo

Đại biểu của đại hội

11

Đọc các quyết định khen thưởng và khen thưởng (nếu có)

BTC đại hội và người được phân công

12

Đại diện cấp ủy, đoàn cấp trên và thủ trưởng, người phụ trách đơn vị phát biểu ý kiến

Đoàn chủ tịch giới thiệu và mời

13

Trình bày và biểu quyết thông qua đề án nhân sự ban chấp hành, đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử người vào ban chấp hành mới

Đoàn chủ tịc

14

Bầu ban kiểm phiếu

Đoàn chủ tịch

15

Bầu cử, công bố kết quả bầu cử

Ban kiểm phiếu

16

Ban châp hành mới ra mắt đại hội

Đoàn chủ tịch mời

17

Thông qua nghị quyết của đại hội

Thư ký đại hội đọc, đoàn chủ tịch lấy biểu quyết ĐH

18

Tổng kết bế mạc đại hội

Đoàn chủ tịch

19

Chào cờ

BTC đại hội

Lưu ý:

  • Những đại hội có nội dung bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên thì phần 13,15 có thêm nội dung này.
  • Để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho đại hội trước khi khai mạc và trong tiến trình đại hội, nên bố trí chương trình văn nghệ xen kẽ hoặc vào thời gian giải lao.
  • Trong khi ban kiểm phiếu làm việc cần bố trí giải lao văn nghệ hoặc tham luận, thảo luận tiếp để đợi kết quả kiểm phiếu.
  • Các đoàn đại biểu đơn vị bạn đêh tặng hoa chúc mừng, có thể bố trí sau phần trình bày báo cáo chính trị của đại hội, nếu số lượng các đoàn ít có thể mời từng đoàn lên tặng hoa chúc mừng, nếu nhiều đoàn thì nên bố trí để thư ký đọc danh sách các đơn vị đến dự đại hội có tặng hoa chúc mừng.
  • Trong phiên đại hội trù bị tiến hành các phần việc: Bầu đoàn chủ tịch, bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua chương trình và thời gian làm việc của đại hội, giới thiệu thư ký, thông báo nội quy và hướng dẫn những vấn đề cần thiết của đại hội, Đoàn chủ tịch cần hội ý phân công các thành viên điều khiển, thực hiện các nội dung của chương trình đại hội (để các thành viên có sự chuẩn bị trước đảm bảo thành công của đại hội).

7. Phiên họp Ban chấp hành lần thứ nhất và công việc cần tiến hành sau đại hội

  • Bí thư (hoặc phó bí thư) của khóa cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Sau đó chủ tọa hội nghị điều khiển hội nghị ban chấp hành khóa mới bầu ban thường vụ, bầu các chức danh bí thư, phó bí thư (trong ban thường vụ).

Lưu ý: Họp ban chấp hành phiên thứ nhất để bầu ban thường vụ và các chức danh có thể tiến hành trong thời gian đại hội.

  • Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả đại hội lên đoàn cấp trên gồm:

+ Biên bản đại hội: có chữ ký của thư ký đại hội và người đại diện đoàn chủ tịch.

+ Các biên bản bầu cử có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt đoàn chủ tịch hoặc chủ tọa đại hội, hội nghị.

+ Danh sách trích ngang ban chấp hành mới ghi theo thứ tự: Bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ, ủy viên ban chấp hành có chữ ký của người đại diện đoàn chủ tịch đại hội.

+ Danh sách ủy ban kiểm tra (nếu có) ghi theo thứ tự: Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra, có chữ ký của người chủ tọa hội nghị và trưởng ban kiểm phiếu.

+ Danh sách, trích ngang đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).

Các văn bản trên phải đóng dấu treo của ban chấp hành đoàn đồng thời có công văn đề nghị đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y ban chấp hành, ủy ban kiểm tra của đoàn. Tương tự đoàn cấp trên sau khi nhận được các văn bản trên phải có quyết định công nhận ban chấp hành đoàn, ủy ban kiểm tra của đoàn cấp tổ chức đại hội.

Khi có quyết định chuẩn y của đoàn cấp trên, ban chấp hành đoàn chính thức hoạt động hợp pháp.

  • Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng thành công của đại hội.
  • Họp ban chấp hành đoàn phiên thứ 2 để xây dựng và thông qua quy chế hoạt động của ban chấp hành mới, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí ủy viên thường vụ, ủy viên ban chấp hành.
  • Ban chấp hành mới lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội.