Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Ngày đăng:  13/05/2009

 

Lượt xem: 78920

Câu hỏi:

Cậu hỏi :

Chào các bác sĩ BVNĐ2!Chúc các bác sĩ luôn khỏe!Cho em hỏi con em từ lúc mới sinh tới nay đã được 18 ngày. Sau khi sinh trên đầu bên phải có một vùng sọ hình như lõm xuống, lấy tay chạm nhẹ thấy như có nước ở trong mềm mềm. Đã 18 ngày mà em thấy vẫn chưa hết. Lúc đầu em nghe nói là biếu huyết thanh, nhưng   nếu là biếu huyết thanh thì nghe nói khoảng 7 đến 8 ngày là hết mà sao bé nhà em vẫn còn. Bé hay khóc và hơi ít ngủ. Bác sĩ hãy tư vấn giúp em với. Em phải làm sao? Có cần đưa bé tới khám không ạ?Em và gia đình xin được cảm ơn!

Người hỏi:

Trả lời:

Trả lời :

Chào anh, theo như anh mô tả bé mới sinh đã có một khối mềm ở trên đầu, gọi là bướu huyến thanh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, sẽ được hấp thụ dần, trường hợp bướu huyến thanh to thì phải gần 1 tháng mới hết. Nếu khối mềm đó vẫn còn thì anh nên đưa bé đi khám.

Bé hay khóc và ít ngủ thường có lý do, nên anh cũng cần đưa trẻ đến khám tại phòng khám sơ sinh.

Chúc bé và gia đình anh khỏe

Trả lời bởi: BS.CK1. Lê Nguyễn Nhật Trung - Phó Khoa Sơ Sinh

[Trở về]

Các tin khác

Bé sinh non,đi tiêu có máu? 12/05/2014

Tư vấn nội tiết trẻ sơ sinh 09/12/2013

Tắm nắng sáng nhưng da bé vẫn vàng 30/09/2012

Sinh ngạt có làm cho bé chậm phát triển ? 09/09/2012

Tồn tại ống rốn ruột 03/07/2012

Sinh non tháng trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản 25/05/2012

Trẻ sanh non thường hay vặn mình hơn trẻ sanh đủ tháng 23/05/2012

Bé hay quấy khóc và ngủ ít vào ban đêm 01/02/2012

3 tuần tuổi, bé hay gồng người và ọc sữa? 09/11/2011

Vàng da ở đầu ngón tay - chân 08/11/2011

Giúp mẹ biết cách phân biệt bướu huyết thanh và bướu máu ở trẻ sơ sinh

[VOH] – Cơ thể trẻ sơ sinh thường rất yếu ớt, đặc biệt là não và hộp sọ. Vì thế chúng rất dễ bị tổn thương hoặc ảnh hưởng trong lúc sinh nở, trong số đó là tình trạng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh.

Bướu huyết thanh là tình trạng da đầu trẻ sơ sinh bị sưng hoặc phù nề, làm xuất hiện cục u hoặc vết sưng ngay sau khi sinh, khi chạm vào có thể làm bé khóc vì đau. Tình trạng này được đánh giá là vô hại và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được hình thành bởi hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, vị trí thường ở phần thấp nhất của ngôi thai, giữa lỗ mở cổ tử cung [do bị đường đẻ chèn ép nên máu động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được gây phù]. Bướu huyết thanh chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối, bướu huyết thanh càng to chứng tỏ quá trình chuyển dạ càng kéo dài.

2. Nguyên nhân bướu huyết thanh ở trẻ mới sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh phần lớn là do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu của mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương, dẫn đến chảy máu dưới màng xương, sau đó hình thành nên bướu huyết thanh.

Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể làm hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là:

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc khó sinh
  • Vỡ ối sớm
  • Lượng nước ối trong tử cung thấp
  • Sinh con lần đầu
  • Do các cơn co thắt tử cung
  • Các vị trí của ngôi thai
  • Ca sinh đòi hỏi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như kẹp hay hút.

Lưu ý: Trường hợp bướu huyết thanh được hình thành do sử dụng hút để đưa thai nhi ra ngoài thì thường được gọi là “chignon” và đó không phải là một bướu huyết thanh thật sự. “Chignon” biến mất nhanh hơn bướu huyết thanh thông thường, thường tiêu biến sau từ vài giờ đến vài ngày sau khi trẻ được sinh ra.

3. Triệu chứng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị bướu huyết thanh, sau khi sinh trên da đầu sẽ xuất hiện cục sưng. Chỗ sưng thường nằm ở phần phía sau của đỉnh đầu vì đây là nơi tiếp xúc nhiều nhất với xương chậu và tử cung của mẹ.

Trẻ sơ sinh bị bướu huyết thanh sẽ xuất cục sưng trên da đầu [Nguồn: Internet]

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thấy các vết bầm tím trên da đầu. Một số trường hợp, vết bầm tím cũng xuất hiện trên mặt của trẻ.

3.1 Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có gây biến chứng?

Như đã nói, bướu huyết thanh thường sẽ tự khỏi không để lại biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, đôi khi trẻ bị bướu huyết thanh có thể xuất hiện một số vấn đề như:

  • Rụng tóc: Do áp lực đặt lên da đầu, một số mô xung quanh có thể bị chết và gây nên rụng tóc. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp tóc sẽ mọc lại bình thường.
  • Vàng da: Trẻ sơ sinh bị bướu huyết thanh gây vàng da là do các tế bào hồng cầu bị vỡ, dẫn đến sự tích tự của bilirubin. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da, cha mẹ cần phải đưa bé đi điều trị sớm vì nếu kéo dài có thể gây tổn thương não, mất thính lực, bại não athetoid, rối loạn vận động...và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bướu huyết thanh và bướu máu đều nằm trên đầu trẻ sơ sinh. Tuy nhiên 2 loại bướu này là khác nhau và có đặc điểm tồn tại khác nhau. Cần phải phân biệt chúng để các bậc cha mẹ yên tâm hơn.

  • Bướu huyết thanh: Là hiện tượng phù nề tổ chức phần mềm vùng đỉnh đầu, có kích thước to và có ngay sau trẻ sinh ra đời. Bướu huyết thanh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi tự tiêu biến.
  • Bướu máu: Là khối có hình tròn nằm ở vùng đỉnh đầu và lệch về phía thái dương. Bướu máu cũng được hình thành do áp lực từ xương chậu người mẹ lên hộp sọ em bé khi chuyển dạ. Tuy nhiên, tình trạng này khác với bướu huyết thanh ở chỗ phần dịch thường hình thành ở sâu hơn dưới da đầu và thành phần của dịch chủ yếu là máu từ các mạch máu bị vỡ. Bướu máu có thể tự khỏi sau khoảng 3 tháng sau khi sinh [nếu không có các yếu tố rủi ro hoặc biến chứng].

Như vậy, trong hầu hết các trường bướu huyết thanh sẽ tự khỏi trong vài ngày sau sinh mà trong cần phải can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu cha mẹ lo lắng về tình trạng của con mình thì có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được lời khuyên phù hợp.

Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

NGUỒN THAM KHẢO

 

Hiện tượng này không phải là hiếm gặp nhưng không phải mẹ nào cũng biết nên mình đã tìm hiểu thông qua tình trạng của bé gái nhà mình, chia sẻ với các mẹ để mẹ nào có con bị giống vậy không phải lo lắng nữa nhé. À, thông tin thêm là bé gái nhà mình đã khỏi khi được 1 tháng tuổi.

1. Bướu huyết thanh là gì?

Bướu huyết thanh có ở phần lớn các bé được sinh bình thường. Là một cục u mềm trên đỉnh đầu bé, chạm vào có thể làm bé khóc vì đau. Sẽ tự nhỏ dần và biến mất trong năm bảy ngày sau sinh, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Không nên chà, bóp vào bướu vì làm bé đau và lâu biến mất hơn.

Sự thành lập bướu huyết thanh là hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, vị trí thường ở phần thấp nhất của ngôi thai, giữa lỗ mở cổ tử cung [do bị đường đẻ chèn ép nên máu động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được gây ra phù]. Mỗi loại ngôi thai có vị trí bướu huyết thanh riêng. Bướu huyết thanh chỉ xuất hiện sau khi ối vỡ. Bướu huyết thanh càng to chứng tỏ chuyển dạ càng kéo dài.

Nguyên nhân phần lớn là do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu của người mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương dẫn đến chảy máu dưới màng xương, rồi hình thành nên bướu huyết thanh.

Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, sẽ được hấp thụ dần, trường hợp bướu huyến thanh to thì phải gần 1 tháng mới hết. bướu này sẽ được hấp thụ dần dần sau nhiều tuần mà không cần điều trị, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng có thể gây vàng da cho bé.

2. Phân biệt bướu huyết thanh và bướu máu

Bướu huyết thanh và bướu máu đều nằm trên đầu trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hai loại bướu này là khác nhau và có đặc điểm tồn tại khác nhau. Cần phải phân biệt chúng để các bậc phụ huynh nhận biết và yên tâm hơn.

Bướu máu là khối có hình tròn nằm ở vùng đỉnh đầu và lệch về phía thái dương. Rất hiếm khi bướu máu vượt quá đường giữa. Hiện tượng trên xảy ra do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương dẫn đến chảy máu dưới màng xương.

Máu tụ lại nhiều dần ở giữa màng xương và bản xương sọ tạo thành bướu máu. Tùy từng trường hợp mà kích thước của bướu máu có thể to hoặc nhỏ, có thể bị bướu máu một bên hoặc cả hai bên. Khi sờ khối bướu máu có cảm giác căng mềm như quả bóng nước.

Bướu huyết thanh [là hiện tượng phù nề tổ chức phần mềm vùng đỉnh đầu] có kích thước to hơn và có ngay sau đẻ. Bướu huyết thanh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ 1-2 ngày rồi tự tiêu đi và đầu trẻ lại trở về hình dáng bình thường còn bướu máu thường xuất hiện sau đẻ 24 giờ và to dần lên trong tuần đầu sau sinh. Bướu máu mất đi sau vài tuần đến vài tháng [thường là khoảng 3 tháng].

Bướu máu và bướu huyết thanh đều không gây nguy hiểm cho bé ngoại trừ có thể gây vàng da trong những ngày đầu và thường bướu sẽ tự mất đi mà không cần điều trị.

[sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề