Các cảng hàng hóa ở bắc trung bộ năm 2024

“Với tính chất cảng biển, nằm trên tuyến giao thương ven biển, các thương cảng Bắc Trung Bộ đóng vai trò là điểm neo đậu, luân chuyển hàng hóa của tiểu vùng, trong nước và quốc tế. Các thương cảng Bắc Trung Bộ là thành phần cốt lõi trong cấu trúc kinh tế - xã hội của tiểu vùng, điểm giao lưu chính với bên ngoài. Sự hiện diện của các thương cảng góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tiểu vùng Bắc Trung Bộ”.

- Tác giả Nguyễn Văn Chuyên

Là một cuốn sách vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính phổ biến kiến thức cho đông đảo độc giả, quyển sách “Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X - XIX” của tác giả Nguyễn Văn Chuyên sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về diện mạo các thương cảng và đời sống đất nước qua những giai đoạn lịch sử. Sách do nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2021 với độ dày 303 trang, bao gồm 3 chương:

Chương 1 “Cơ sở hình thành và hoạt động của các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ” trình bày các nội dung: Bối cảnh thương mại khu vực Biển Đông; Vị trí của Bắc Trung Bộ trên các tuyến giao thương; Hệ cảng bến và mạng lưới giao thương ở Bắc Trung Bộ; Nguồn hàng hóa tại Bắc Trung Bộ; Hệ thống chợ Bắc Trung Bộ; Chính sách thương mại của các vương triều.

Chương 2 “Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ và những mối quan hệ thương mại” giới thiệu các thương cảng: Lạch Trường, Hội Triều, Cửa Bạng, Biện Sơn, Cửa Cờn, Cửa Thơi, Triều Khẩu, Hội Thống, Phù Thạch, Cửa Sót, Kỳ La - Cửa Nhượng, Kỳ Hoa - Cửa Khẩu. Đây là chuỗi 12 hải cảng được chọn lọc miêu tả ghi nhận từ 19 cửa sông, nằm dọc theo bờ biển vùng Bắc Trung Bộ (bao gồm 4 cảng thuộc tỉnh Thanh Hóa, 3 cảng thuộc tỉnh Nghệ An và 5 cảng thuộc tỉnh Hà Tĩnh)”. Qua từng trang sách, bạn đọc sẽ được dịp dừng lại, theo dõi và thưởng thức những cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, hoạt động kinh tế đến từng chi tiết hiếu kỳ và hấp dẫn của mỗi địa điểm.

Chương 3 “Nhận xét về các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X-XIX” qua cơ sở hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm, mối quan hệ của các thương cảng, cũng như vị trí, vai trò, yếu tố chính trị, xã hội của các thương cảng.

Được nghiên cứu nghiêm túc, công phu với gần 500 lời dẫn chú thích rút ra từ hơn 250 nguồn tư liệu tham khảo về thư tịch và thực địa, kèm những phụ lục đa dạng, nhiều văn bản và bản đồ cổ hiếm quý, quyển sách “Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X - XIX” là tài liệu tham khảo có ích cho giới học thuật, các nhà quản lý, hoạch định chính sách và doanh nhân cùng bạn đọc quan tâm tìm hiểu đề tài này.

TTO - Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố quyết định về việc cảng Chân Mây đủ điều kiện để tiếp nhận, làm hàng container.

Các cảng hàng hóa ở bắc trung bộ năm 2024

Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) là cảng biển đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ đủ điều kiện làm hàng container - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 8-10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu container cảng Chân Mây.

Tại hội nghị, đại diện Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế đã thừa ủy quyền của Cục Hàng hải Việt Nam công bố quyết định về việc cho phép cảng Chân Mây tiếp nhận tàu và làm hàng container tại cầu cảng số 2.

Đây là cảng biển đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ đủ điều kiện để tiếp nhận và làm hàng container.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, cảng Chân Mây là cảng nước sâu, có thể tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn.

Cảng Chân Mây cũng là cửa ngõ thông ra biển gần nhất trên Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam - Lào - Đông Bắc Thái Lan.

Đến nay, khu bến cảng Chân Mây đã được đầu tư xây dựng ba cầu cảng với tổng chiều dài 910m, khả năng thông quan hàng hóa từ 5-6 triệu tấn/năm.

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết hiện nay lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây ngày càng tăng cao, dự kiến năm 2022 lượng hàng thông qua khoảng 4 - 4,5 triệu tấn.

Ông Phương nói rằng việc cảng Chân Mây được khai thác tàu container, cùng với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, kết hợp với việc khai thác nguồn hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan, dự báo đến năm 2030 lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây ước đạt 20 - 25 triệu tấn/năm.

"Việc mở tuyến vận chuyển hàng container qua cảng Chân Mây sẽ mang lại hiệu quả cho các hãng tàu, các doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế", ông Phương nói.

Cũng tại hội nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khởi công dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 757 tỉ đồng.

Hỗ trợ tàu container cập cảng Chân Mây làm hàng

Tại hội nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã công bố chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây.

Theo đó, các hãng tàu, đại lý hãng tàu mở tuyến cập cảng làm hàng container ở cảng Chân Mây với tần suất tối thiểu hai chuyến tàu mỗi tháng sẽ được hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến tàu cập cảng.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ được tỉnh hỗ trợ. Theo đó, đối với container 20 feet sẽ được hỗ trợ 800.000 đồng/container. Đối với container 40 feet sẽ được hỗ trợ 1,1 triệu đồng/container.