Các đơn vị hạch toán toàn ngành là gì năm 2024

Hạch toán - một thuật ngữ thường thấy trong ngành kế toán nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm cũng như các đặc điểm cơ bản liên quan tới thuật ngữ này.

Hạch toán - một thuật ngữ thường thấy trong ngành kế toán nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm cũng như các đặc điểm cơ bản liên quan tới thuật ngữ này. Vậy hạch toán là gì? Có những loại hạch toán nào? Qua bài viết dưới đây, SAPP Academy sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về chủ đề hạch toán, từ đó giúp bạn có cái nhìn chuẩn xác hơn về hạch toán kế toán.

Các đơn vị hạch toán toàn ngành là gì năm 2024

1. Hạch toán là gì?

Hạch toán hay còn được gọi là Keep business account, đây là công việc quan sát, kiểm tra, đo lường, tính toán sau đó ghi chép các hoạt động kinh tế nhằm mục đích quản lý quá trình tái sản xuất một cách chặt chẽ và tốt hơn.

Trong hạch toán sử dụng 3 loại thước đo: Hiện vật, lao động, giá trị.

  • Thước đo hiện vật: Dùng để xác định tài liệu về tình hình tài sản hiện có hoặc đã tiêu hao, mà phương thức sử dụng là cân, đo, đong, đếm…;
  • Thước đo lao động: Được sử dụng để xác định số lượng thời gian lao động hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh;
  • Thước đo tiền tệ: Được dùng để tính các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản khác nhau, các loại chi phí sản xuất khác nhau. Có thể so sánh các chỉ tiêu kinh tế tương ứng để xác định hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

Trong hạch toán, thước đo tiền tệ được sử dụng kết hợp với thước đo hiện vật và lao động.

2. Các loại hạch toán cơ bản phổ biến

2.1. Hạch toán nghiệp vụ

Hạch toán nghiệp vụ về cơ bản là sự quan sát, nói cách khác giám đốc từng nghiệp vụ kinh tế sẽ phải theo sát và có những quyết định kịp thời cho từng nghiệp vụ. Đối tượng nghiên cứu của loại hạch toán này là các nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật như: sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động trong quá trình tái sản xuất.Hạch toán nghiệp vụ cung cấp những thông tin cập nhật nên sẽ yêu cầu thông tin mang tính kịp thời hơn là tính toàn diện.

2.2. Hạch toán thống kế

Hạch toán thống kê có thể hiểu là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Mục tiêu chính của hạch toán thống kê là rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng kinh tế.

2.3. Hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản cũng như sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó. Về bản chất, hạch toán kế toán nghiên cứu tài sản trong mối quan hệ với nguồn hình thành và quá trình vận động của tài sản trong doanh nghiệp.

3. Mối quan hệ giữa 3 loại hạch toán

  • Cả 3 loại hạch toán đều nhằm thu thập, ghi chép và truyền đạt những thông tin về kinh tế tài chính, là những khâu cơ bản trong hệ thống thông tin kinh tế thống nhất;
  • Mỗi loại hạch toán đều phát huy tác dụng của mình trong việc giám đốc tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế tài chính. Nên cả ba đều là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc điều hành của đơn vị cấp trên;
  • Giữa ba loại hạch toán còn có mối quan hệ cung cấp số liệu cho nhau và quan hệ thống nhất về mặt số liệu trên cơ sở tổ chức công tác hạch toán ban đầu.

4. Đặc điểm của hạch toán kế toán

Mục tiêu cơ bản của hạch toán là cung cấp các thông tin so sánh và đo lường hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách để đưa ra hướng hướng điều hành và phát triển đúng đắn, lâu dài cho doanh nghiệp. Các thông tin này được cung cấp dưới dạng báo cáo kinh tế, tài khoản thu nhập, lỗ và bảng cân đối kế toán. Bởi vậy các số liệu và thông tin trong hạch toán kế toán phải có các đặc điểm chung như thống nhất, đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời và dễ hiểu

4.1. Tính thống nhất

Công tác kế toán được tổ chức theo một hệ thống thống nhất từ trung ương đến từng đơn vị kinh tế cơ sở. Vì thế, tài liệu kế toán cung cấp phải đảm bảo tính thống nhất với nhau tức là tổ chức công tác kế toán ở mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Không những thế, các số liệu kế toán phải nhất trí với chỉ tiêu kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp để các nhà quản lý có thể nhìn nhận, đánh giá được chính xác và khách quan.

4.2. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan

Mức độ tin cậy của hạch toán được thiết lập dựa trên mức độ tương xứng giữa các dữ liệu giao dịch hoặc các quyết sách đã ban hành của công ty, thể hiện tính minh bạch trong hoạt động hạch toán. Kế toán viên cần cung cấp những thông tin chính xác, trung thực khách quan đúng với bản chất của hoạt động kinh tế để các cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp nhận thực đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn để khai thác tối đa những hoạt động có hiệu quả kinh tế cao và hạn chế những hoạt động kém hiệu quả hoặc không phù hợp.

Mọi giao dịch cần được thông báo công khai và có thể kiểm chứng được bằng văn bản. Trong hạch toán, kế toán viên cần sử dụng phương pháp đo lường giống hệt nhau, đồng thời trung lập và trung thực.

4.3. Tính kịp thời

Để phát triển kinh tế trong nước cũng như mở rộng kinh tế thì ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài thì người quản lý cần phải nắm bắt kịp thời mọi thông tin về các hoạt động kinh tế, tình hình tài chính ở từng thời điểm cũng như cả một thời kỳ. Nhờ đó, sẽ đưa ra được những quyết định thích hợp, đúng đắn với tình hình thực tế doanh nghiệp.

4.4. Tính rõ ràng, dễ hiểu

Các đơn vị kinh tế cơ sở phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đã ban hành. Bên cạnh đó, mọi tài liệu kế toán cung cấp phải rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phải chính xác, rõ ràng, cụ thể. Nhờ đó, các cơ quan quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý kinh tế tài chính ở doanh nghiệp.

5. Làm thế nào để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp

Bên cạnh các kiến thức về hạch toán, để trở thành một chuyên viên kế toán chuyên nghiệp bạn còn cần rất nhiều các kỹ năng khác như:

  • Năng lực và kỹ năng chuyên môn cao;
  • Kỹ năng tin học văn phòng;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Tính cách trung thực và cẩn trọng;
  • Nhạy bén trong công việc;
  • Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp;
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt, chịu được áp lực cao;
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

Trong mọi doanh nghiệp, kế toán viên luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách của công ty. Nếu không có cái nhìn sâu sắc về hoạt động kinh doanh, công ty không thể đưa ra các quyết định tài chính thông minh. Nếu không có kế toán, một công ty sẽ không thể biết sản phẩm nào bán chạy nhất của mình, lợi nhuận thu được ở mỗi bộ phận là bao nhiêu và chi phí chung nào đang kìm hãm lợi nhuận.

Bởi vậy, nhu cầu cũng như yêu cầu của các nhà tuyển dụng tại doanh nghiệp lớn với vị trí kế toán đã dần tăng cao. Việc kế toán viên sở hữu các chứng chỉ hành nghề kế toán đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì sở hữu các chứng chỉ này là cách tốt nhất giúp bạn chứng minh năng lực và trình độ của bản thân. Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu công việc mà bạn có thể lấy chứng chỉ trong nước như hoặc các chứng chỉ kế toán quốc tế được công nhận rộng rãi toàn cầu như ACCA.

6. Tại sao bạn nên học ACCA ngay từ bây giờ?

  • Tìm kiếm việc làm mơ ước khi ACCA đã kết nối học viên với hơn 7.400 nhà tuyển dụng cùng 80 đơn vị kế toán nổi tiếng toàn cầu. Tại Việt Nam, học viên ACCA cũng được đặc cách ít nhất một vòng khi tuyển dụng vào KPMG, PwC, VinaCapital, Unilever, Techcombank theo ACCA Job Fast Track 2022;
  • Sở hữu các bằng cấp danh giá khi học ACCA, được công nhận và có thể hỗ trợ du học, làm việc tại nước ngoài bao gồm Diploma in Accounting and Business, Advanced Diploma in Accounting and Business, Bằng Thạc sĩ Tài chính theo chương trình liên kết giữa ACCA và Đại học London, Bằng MBA do Đại học Oxford Brookes cấp,...;
  • Trang bị tư duy sắc bén và tầm nhìn chiến lược sau khi hoàn thành hết 3 cấp độ: Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng, Chuyên môn chiến lược. Đặc biệt, học viên ACCA sẽ thấu hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, sẵn sàng làm việc trong những công ty đa quốc gia;
  • Mở rộng Networking khi được học tập, thảo luận và làm việc cùng ACCA Member, quản lý cấp cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau;
  • Nhận mức lương trung bình lý tưởng lên tới 1.500 USD/tháng, hay thậm chí lên đến $9.000 ở các cấp quản lý, giám đốc.

Ngoài ra việc sở hữu chứng chỉ ACCA giúp cho việc thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn của nhiều đối tượng học ACCA trở nên dễ dàng hơn. ACCA không chỉ bao gồm các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, ACCA còn trau dồi những kỹ năng tư duy chiến lược dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý.

Theo thống kê của ACCA Việt Nam:

  • 4,12% hội viên ACCA giữ chức vụ Tổng Giám Đốc;
  • 31% hội viên ACCA giữ chức Giám đốc Tài chính hoặc Giám đốc Khối quản trị rủi ro;
  • Khoảng 25,6% hội viên ACCA đảm nhiệm cấp trưởng phòng;
  • Còn lại đang ở vị trí chuyên viên cấp cao tại các công ty kiểm toán, ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam..

Vừa rồi SAPP Academy đã cung cấp cho bạn đọc những khái niệm và những nội dung liên quan về hạch toán và hạch toán kế toán cũng như phân tích những điều kiện để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Hy vọng thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc thêm về chủ đề này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với SAPP Academy nhé!